Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT về Chuẩn cơ sở giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 01/2024/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Hoàng Minh Sơn |
Ngày ban hành: | 05/02/2024 | Ngày hiệu lực: | 22/03/2024 |
Ngày công báo: | 04/03/2024 | Số công báo: | Từ số 377 đến số 378 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục đại học áp dụng từ 22/3/2024
Ngày 05/02/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT về Chuẩn cơ sở giáo dục đại học.
06 tiêu chuẩn của Chuẩn cơ sở giáo dục đại học áp dụng từ 22/3/2024
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học bao gồm 6 tiêu chuẩn với 20 tiêu chí như sau:
* Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản trị
- Các vị trí lãnh đạo chủ chốt (chủ tịch hội đồng trường/hội đồng đại học và hiệu trưởng/giám đốc cơ sở giáo dục đại học) được kiện toàn kịp thời, thời gian khuyết đồng thời 2 vị trí không quá 6 tháng.
- Hệ thống văn bản quy chế, quy định nội bộ đã được ban hành đầy đủ theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
- Chiến lược, kế hoạch phát triển của cơ sở giáo dục đại học được ban hành, triển khai và giám sát hiệu quả qua bộ chỉ số hoạt động chính, bảo đảm hằng năm có ít nhất 50% các chỉ số hoạt động chính được cải thiện.
- Dữ liệu quản lý về người học, các điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục đại học được kết nối liên thông, cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời và nhất quán trên hệ thống HEMIS.
* Tiêu chuẩn 2: Giảng viên
- Tỷ lệ người học quy đổi theo trình độ, lĩnh vực và hình thức đào tạo trên giảng viên toàn thời gian không lớn hơn 40.
- Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trong độ tuổi lao động trên giảng viên toàn thời gian không thấp hơn 70%.
- Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ:
+ Không thấp hơn 20% và từ năm 2030 không thấp hơn 30% đối với cơ sở giáo dục đại học không đào tạo tiến sĩ; không thấp hơn 5% và từ năm 2030 không thấp hơn 10% đối với các trường đào tạo ngành đặc thù không đào tạo tiến sĩ;
+ Không thấp hơn 40% và từ năm 2030 không thấp hơn 50% đối với cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiến sĩ; không thấp hơn 10% và từ năm 2030 không thấp hơn 15% đối với các trường đào tạo ngành đặc thù có đào tạo tiến sĩ.
* Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất
- Từ năm 2030, diện tích đất (có hệ số theo vị trí khuôn viên) tính bình quân trên một người học chính quy quy đổi theo trình độ và lĩnh vực đào tạo không nhỏ hơn 25 m2.
- Diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo trên số người học chính quy quy đổi theo trình độ và lĩnh vực đào tạo không nhỏ hơn 2,8 m2; ít nhất 70% giảng viên toàn thời gian được bố trí chỗ làm việc riêng biệt.
- Thư viện, trung tâm học liệu có đủ giáo trình, sách chuyên khảo và học liệu khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó:
+ Số đầu sách giáo trình, sách chuyên khảo tính bình quân trên một ngành đào tạo ở mỗi trình độ đào tạo không nhỏ hơn 40;
+ Số bản sách giáo trình, sách chuyên khảo tính bình quân trên một người học quy đổi theo trình độ đào tạo không nhỏ hơn 5.
- Số học phần sẵn sàng giảng dạy trực tuyến chiếm ít nhất 10% tổng số học phần giảng dạy trong năm; dung lượng đường truyền Internet trên một nghìn người học không thấp hơn trung bình tốc độ mạng băng rộng cố định của Việt Nam.
* Tiêu chuẩn 4: Tài chính
- Biên độ hoạt động, được xác định bằng chênh lệch thu chi trên tổng thu, tính trung bình 3 năm gần nhất nằm trong phạm vi từ 0% đến 30%.
- Chỉ số tăng trưởng bền vững, được xác định bằng trung bình cộng tốc độ tăng tổng thu và tốc độ tăng phần thu ngoài học phí, ngoài ngân sách Nhà nước/nhà đầu tư hỗ trợ chi thường xuyên trong 3 năm gần nhất, không âm.
* Tiêu chuẩn 5: Tuyển sinh và đào tạo
- Tỷ lệ nhập học trên số chỉ tiêu công bố trong kế hoạch tuyển sinh hằng năm, tính trung bình 3 năm gần nhất không thấp hơn 50%; quy mô đào tạo không sụt giảm quá 30% so với 3 năm trước, trừ trường hợp việc giảm quy mô nằm trong định hướng phát triển của cơ sở giáo dục đại học.
- Tỷ lệ thôi học, được xác định bằng tỷ lệ người học chưa tốt nghiệp mà không tiếp tục theo học hằng năm, không cao hơn 10% và riêng đối với người học năm đầu không cao hơn 15%.
- Tỷ lệ tốt nghiệp, được xác định bằng tỷ lệ người học tốt nghiệp trong thời gian không chậm quá 2 năm so với kế hoạch học tập chuẩn, không thấp hơn 60%; tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn không thấp hơn 40%.
- Tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%; tỷ lệ người tốt nghiệp hài lòng tổng thể về quá trình học tập và trải nghiệm không thấp hơn 70%.
- Tỷ lệ người tốt nghiệp đại học có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo, tự tạo việc làm hoặc học tiếp trình độ cao hơn trong thời gian 12 tháng sau khi tốt nghiệp, không thấp hơn 70%.
* Tiêu chuẩn 6: Nghiên cứu và đổi mới sáng tạo
- Tỉ trọng thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ trên tổng thu của cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiến sĩ (có tính trọng số theo lĩnh vực), tính trung bình trong 3 năm gần nhất không thấp hơn 5%.
- Số lượng công bố khoa học và công nghệ tính bình quân trên một giảng viên toàn thời gian không thấp hơn 0,3 bài/năm; riêng đối với cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiến sĩ không phải trường đào tạo ngành đặc thù không thấp hơn 0,6 bài/năm trong đó số bài có trong danh mục Web of Science hoặc Scopus (có tính trọng số theo lĩnh vực) không thấp hơn 0,3 bài/năm.
Xem chi tiết tại Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22/3/2024 và thay thế Thông tư 24/2015/TT-BGDĐT ngày 23/9/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2024/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2024 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHUẨN CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục đại học.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chuẩn cơ sở giáo dục đại học, bao gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí là các yêu cầu tối thiểu về điều kiện bảo đảm chất lượng và chỉ số hoạt động của một cơ sở giáo dục đại học.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mục đích sử dụng Chuẩn cơ sở giáo dục đại học
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học là cơ sở để thực hiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; đánh giá và giám sát các điều kiện bảo đảm chất lượng, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học cung cấp, cập nhật dữ liệu phục vụ việc xác định các chỉ số và đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của Chuẩn cơ sở giáo dục đại học vào hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học;
b) Công bố kết quả thực hiện Chuẩn cơ sở giáo dục đại học của các cơ sở giáo dục đại học trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, bắt đầu từ năm 2025 cho năm báo cáo trước liền kề.
2. Cơ sở giáo dục đại học
a) Cung cấp, cập nhập đầy đủ, chính xác và nhất quán số liệu phục vụ việc xác định các chỉ số và đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của Chuẩn cơ sở giáo dục đại học vào hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học. Thời điểm chốt số liệu là ngày 31 tháng 12 hằng năm; đối với số liệu về tài chính, thời điểm chốt số liệu là ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.
b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để thường xuyên giám sát, cải tiến chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục đại học, bảo đảm đạt được tất cả tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn cơ sở giáo dục đại học thuộc phạm vi áp dụng cho cơ sở giáo dục đại học từ năm 2025;
c) Thực hiện trách nhiệm giải trình đối với người học, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục đại học thông qua kết quả thực hiện Chuẩn cơ sở giáo dục đại học.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 03 năm 2024.
2. Bãi bỏ Thông tư số 24/2015/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục đại học, người đứng đầu các tổ chức và cá nhân liên quan khác chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CHUẨN CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(Kèm theo Thông tư số 01/2024/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
1. Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học, chương trình đào tạo ngành chuyên sâu đặc thù cấp văn bằng trình độ bậc 6 hoặc bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam (sau đây gọi chung là sinh viên đại học); học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo cấp văn bằng trình độ tương đương thạc sĩ (sau đây gọi chung là học viên cao học); nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ hoặc chương trình đào tạo cấp văn bằng trình độ tương đương tiến sĩ. Người học chính quy là những người học theo hình thức chính quy tại cơ sở giáo dục đại học.
2. Số người học quy đổi là số người học được quy đối bằng cách nhân với một hệ số quy định theo trình độ, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Số người học chính quy quy đổi là số người học chính quy được quy đổi bằng cách nhân với một hệ số quy định theo trình độ và lĩnh vực đào tạo.
3. Người tốt nghiệp là những người đủ điều kiện được cơ sở giáo dục đại học cấp bằng tốt nghiệp hoặc đã được cơ sở giáo dục đại học cấp bằng tốt nghiệp trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ hoặc các văn bằng trình độ tương đương. Người tốt nghiệp đại học là những người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học hoặc chương trình đào tạo ngành chuyên sâu đặc thù cấp văn bằng trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
4. Giảng viên toàn thời gian bao gồm:
a) Giảng viên cơ hữu quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
b) Giảng viên ký hợp đồng lao động xác định thời hạn đủ 12 tháng trong năm với chế độ làm việc toàn thời gian tại cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ làm việc của giảng viên đại học, đồng thời không ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên với đơn vị sử dụng lao động khác.
5. Giảng viên cơ hữu trong độ tuổi lao động là giảng viên cơ hữu chưa quá tuổi nghỉ hưu tính cả thời gian kéo dài đối với giảng viên cao cấp, phó giáo sư, giáo sư theo quy định của pháp luật. Độ tuổi lao động của giảng viên cơ hữu trong cơ sở giáo dục đại học tư thục được tính như quy định đối với giảng viên cơ hữu trong cơ sở giáo dục đại học công lập.
6. Diện tích đất của cơ sở giáo dục đại học là tổng diện tích đất sử dụng ổn định lâu dài theo quy định của pháp luật, đất sử dụng có thời hạn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở giáo dục đại học phục vụ mục đích hoạt động giáo dục đại học tại địa phương nơi cơ sở giáo dục đại học có trụ sở hoặc phân hiệu.
7. Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo là tổng diện tích sàn xây dựng thuộc quyền sở hữu của cơ sở giáo dục đại học phục vụ trực tiếp các hoạt động đào tạo, bao gồm diện tích sử dụng của các hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng; phòng kỹ thuật, phòng thu; phòng thí nghiệm, thực nghiệm, thực hành, thực tập, luyện tập; thư viện, trung tâm học liệu; phòng làm việc của cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các diện tích khác có công năng phục vụ giảng dạy, học tập, rèn luyện, nghiên cứu (không tính những diện tích công trình dịch vụ sinh hoạt hoặc dịch vụ kinh doanh, cho thuê).
8. Trường đào tạo ngành đặc thù là trường đại học, học viện đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực nghệ thuật, nhóm ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, nhóm ngành thể dục, thể thao với quy mô đào tạo các ngành này chiếm ít nhất 70% tổng quy mô đào tạo toàn trường.
9. HEMIS (Higher Education Management Information System) là hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và quản lý thống nhất.
II. NỘI DUNG CHUẨN CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Chuẩn cơ sở giáo dục đại học bao gồm 6 tiêu chuẩn với 20 tiêu chí. Các tiêu chí được đánh giá qua các chỉ số theo hướng dẫn tại phần IV, với các số liệu được chốt tại thời điểm ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo và hoàn thiện chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 của năm sau liền kề năm báo cáo.
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản trị
Cơ sở giáo dục đại học có tổ chức bộ máy ổn định, hệ thống quản trị hiệu quả, minh bạch.
Tiêu chí 1.1. Các vị trí lãnh đạo chủ chốt (chủ tịch hội đồng trường/hội đồng đại học và hiệu trưởng/giám đốc cơ sở giáo dục đại học) được kiện toàn kịp thời, thời gian khuyết đồng thời 2 vị trí không quá 6 tháng.
Tiêu chí 1.2. Hệ thống văn bản quy chế, quy định nội bộ đã được ban hành đầy đủ theo quy định của Luật Giáo dục đại học.
Tiêu chí 1.3. Chiến lược, kế hoạch phát triển của cơ sở giáo dục đại học được ban hành, triển khai và giám sát hiệu quả qua bộ chỉ số hoạt động chính, bảo đảm hằng năm có ít nhất 50% các chỉ số hoạt động chính được cải thiện.
Tiêu chí 1.4. Dữ liệu quản lý về người học, các điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả hoạt động của cơ sở giáo dục đại học được kết nối liên thông, cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời và nhất quán trên hệ thống HEMIS.
Tiêu chuẩn 2: Giảng viên
Cơ sở giáo dục đại học có đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu về số lượng, trình độ và quỹ thời gian để bảo đảm chất lượng giảng dạy và nghiên cứu.
Tiêu chí 2.1. Tỷ lệ người học quy đổi theo trình độ, lĩnh vực và hình thức đào tạo trên giảng viên toàn thời gian không lớn hơn 40.
Tiêu chí 2.2. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trong độ tuổi lao động trên giảng viên toàn thời gian không thấp hơn 70%.
Tiêu chí 2.3. Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ:
a) Không thấp hơn 20% và từ năm 2030 không thấp hơn 30% đối với cơ sở giáo dục đại học không đào tạo tiến sĩ; không thấp hơn 5% và từ năm 2030 không thấp hơn 10% đối với các trường đào tạo ngành đặc thù không đào tạo tiến sĩ;
b) Không thấp hơn 40% và từ năm 2030 không thấp hơn 50% đối với cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiến sĩ; không thấp hơn 10% và từ năm 2030 không thấp hơn 15% đối với các trường đào tạo ngành đặc thù có đào tạo tiến sĩ.
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất
Cơ sở giáo dục đại học có khuôn viên, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin và học liệu đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
Tiêu chí 3.1. Từ năm 2030, diện tích đất (có hệ số theo vị trí khuôn viên) tính bình quân trên một người học chính quy quy đổi theo trình độ và lĩnh vực đào tạo không nhỏ hơn 25 m2.
Tiêu chí 3.2. Diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo trên số người học chính quy quy đổi theo trình độ và lĩnh vực đào tạo không nhỏ hơn 2,8 m2; ít nhất 70% giảng viên toàn thời gian được bố trí chỗ làm việc riêng biệt.
Tiêu chí 3.3. Thư viện, trung tâm học liệu có đủ giáo trình, sách chuyên khảo và học liệu khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, trong đó:
a) Số đầu sách giáo trình, sách chuyên khảo tính bình quân trên một ngành đào tạo ở mỗi trình độ đào tạo không nhỏ hơn 40;
b) Số bản sách giáo trình, sách chuyên khảo tính bình quân trên một người học quy đổi theo trình độ đào tạo không nhỏ hơn 5.
Tiêu chí 3.4. Số học phần sẵn sàng giảng dạy trực tuyến chiếm ít nhất 10% tổng số học phần giảng dạy trong năm; dung lượng đường truyền Internet trên một nghìn người học không thấp hơn trung bình tốc độ mạng băng rộng cố định của Việt Nam.
Tiêu chuẩn 4: Tài chính
Cơ sở giáo dục đại học duy trì được cân đối tài chính, hiệu quả hoạt động và khả năng phát triển bền vững.
Tiêu chí 4.1. Biên độ hoạt động, được xác định bằng chênh lệch thu chi trên tổng thu, tính trung bình 3 năm gần nhất nằm trong phạm vi từ 0% đến 30%.
Tiêu chí 4.2. Chỉ số tăng trưởng bền vững, được xác định bằng trung bình cộng tốc độ tăng tổng thu và tốc độ tăng phần thu ngoài học phí, ngoài ngân sách Nhà nước/nhà đầu tư hỗ trợ chi thường xuyên trong 3 năm gần nhất, không âm.
Tiêu chuẩn 5: Tuyển sinh và đào tạo
Cơ sở giáo dục đại học duy trì được chất lượng và hiệu quả về tuyển sinh, đào tạo và hỗ trợ người học.
Tiêu chí 5.1. Tỷ lệ nhập học trên số chỉ tiêu công bố trong kế hoạch tuyển sinh hằng năm, tính trung bình 3 năm gần nhất không thấp hơn 50%; quy mô đào tạo không sụt giảm quá 30% so với 3 năm trước, trừ trường hợp việc giảm quy mô nằm trong định hướng phát triển của cơ sở giáo dục đại học.
Tiêu chí 5.2. Tỷ lệ thôi học, được xác định bằng tỷ lệ người học chưa tốt nghiệp mà không tiếp tục theo học hằng năm, không cao hơn 10% và riêng đối với người học năm đầu không cao hơn 15%.
Tiêu chí 5.3. Tỷ lệ tốt nghiệp, được xác định bằng tỷ lệ người học tốt nghiệp trong thời gian không chậm quá 2 năm so với kế hoạch học tập chuẩn, không thấp hơn 60%; tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn không thấp hơn 40%.
Tiêu chí 5.4. Tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%; tỷ lệ người tốt nghiệp hài lòng tổng thể về quá trình học tập và trải nghiệm không thấp hơn 70%.
Tiêu chí 5.5. Tỷ lệ người tốt nghiệp đại học có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo, tự tạo việc làm hoặc học tiếp trình độ cao hơn trong thời gian 12 tháng sau khi tốt nghiệp, không thấp hơn 70%.
Tiêu chuẩn 6: Nghiên cứu và đổi mới sáng tạo
Cơ sở giáo dục đại học có năng lực nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, thể hiện qua nguồn thu từ các hoạt động này và kết quả công bố khoa học.
Tiêu chí 6.1. Tỉ trọng thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ trên tổng thu của cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiến sĩ (có tính trọng số theo lĩnh vực), tính trung bình trong 3 năm gần nhất không thấp hơn 5%.
Tiêu chí 6.2. Số lượng công bố khoa học và công nghệ tính bình quân trên một giảng viên toàn thời gian không thấp hơn 0,3 bài/năm; riêng đối với cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiến sĩ không phải trường đào tạo ngành đặc thù không thấp hơn 0,6 bài/năm trong đó số bài có trong danh mục Web of Science hoặc Scopus (có tính trọng số theo lĩnh vực) không thấp hơn 0,3 bài/năm.
III. ÁP DỤNG CHUẨN CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1. Các tiêu chuẩn, tiêu chí được áp dụng đầy đủ cho các cơ sở giáo dục đại học, trừ các trường hợp sau được áp dụng một phần:
a) Đối với các cơ sở giáo dục đại học mới thành lập, chưa thực hiện tuyển sinh: Chỉ áp dụng các tiêu chuẩn 1, 2 và 3, trừ các tiêu chí 1.4 và 3.4, trong đó số liệu về quy mô tuyển sinh và đào tạo là dự kiến.
b) Đối với các cơ sở giáo dục đại học mới đi vào hoạt động, chưa có khóa sinh viên tốt nghiệp: Chỉ áp dụng các tiêu chuẩn 1, 2 và 3.
c) Đối với các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: Không áp dụng tiêu chuẩn 4, các tiêu chí 1.1 và 6.1.
d) Đối với cơ sở giáo dục đại học có thời hoạt động dưới 10 năm: Không áp dụng tiêu chí 4.1.
2. Đối với phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học: Áp dụng các tiêu chuẩn 3 và 5.
3. Đối với các đại học có trường đại học thành viên: Áp dụng tất cả tiêu chuẩn, tiêu chí cho cả đại học và từng trường đại học thành viên, trong đó các số liệu của các nguồn lực dùng chung (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất) được xác định theo hệ số sử dụng của từng trường đại học thành viên.
IV. HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ
1. Các từ viết tắt
ĐH |
Đại học |
GDĐH |
Giáo dục đại học |
GV |
Giảng viên |
GVCH |
Giảng viên cơ hữu |
GVTTG |
Giảng viên toàn thời gian |
GS |
Giáo sư |
HEMIS |
Higher Education Management Information System |
HVCH |
Học viên cao học |
NCS |
Nghiên cứu sinh |
PGS |
Phó giáo sư |
SVĐH |
Sinh viên đại học |
2. Các chỉ số đánh giá
Tiêu chuẩn |
Tiêu chí |
Chỉ số |
Yêu cầu (*) |
1. Tổ chức và quản trị |
1.1 |
Số tháng khuyết lãnh đạo chủ chốt |
≤ 06 |
1.2 |
100% |
||
1.3 |
Tỷ lệ các chỉ số hoạt động chính được cải thiện |
≥ 50% |
|
1.4 |
Mức độ cập nhật dữ liệu quản lý trên HEMIS |
100% |
|
2. Giảng viên |
2.1 |
Tỷ lệ người học trên giảng viên |
≤ 40:1 |
2.2 |
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trong độ tuổi lao động |
≥ 70% |
|
2.3 |
Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ |
≥ 20% (30%) |
|
- Đối với cơ sở GDĐH có đào tạo tiến sĩ không phải trường đào tạo ngành đặc thù |
≥ 40% (50%) |
||
- Đối với trường đào tạo ngành đặc thù không đào tạo tiến sĩ |
≥ 5% (10%) |
||
- Đối với trường đào tạo ngành đặc thù có đào tạo tiến sĩ |
≥ 10% (15%) |
||
3. Cơ sở vật chất |
3.1 |
Diện tích đất trên người học (m2) |
(≥ 25) |
3.2 |
1. Diện tích sàn trên người học (m2) |
≥ 2,8 |
|
2. Tỷ lệ giảng viên có chỗ làm việc riêng biệt |
≥ 70% |
||
3.3 |
1. Số đầu sách trên ngành đào tạo 2. Số bán sách trên người học |
≥ 40 ≥ 05 |
|
3.4 |
1. Tỷ lệ học phần sẵn sàng giảng dạy trực tuyến 2. Tốc độ Internet trên một nghìn người học (Mbps) |
≥ 10% ≥ trung bình tốc độ mạng băng rộng cố định của Việt Nam |
|
4. Tài chính |
4.1 |
Biên độ hoạt động trung bình 3 năm |
≥ 0 và ≤ 30% |
4.2 |
Chỉ số tăng trưởng bền vững |
≥ 0 |
|
5. Tuyển sinh và đào tạo |
5.1 |
1. Tỷ lệ nhập học trung bình 3 năm 2. Tỉ số tăng giảm quy mô đào tạo 3 năm |
≥ 50% > -30% |
5.2 |
1. Tỷ lệ thôi học 2. Tỷ lệ thôi học năm đầu |
≤10% ≤ 15% |
|
5.3 |
1. Tỷ lệ tốt nghiệp 2. Tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn |
≥ 60% ≥ 40% |
|
5.4 |
1. Tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên 2. Tỷ lệ người tốt nghiệp hài lòng tổng thể |
≥ 70% ≥ 70% |
|
5.5 |
Tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm |
≥ 70% |
|
6. Nghiên cứu và đổi mới sáng tạo |
6.1 |
Tỉ trọng thu khoa học - công nghệ (chỉ áp dụng đối với cơ sở GDĐH có đào tạo tiến sĩ không phải trường đào tạo ngành đặc thù) |
≥ 5% |
6.2 |
1. Số công bố trên giảng viên - Đối với cơ sở GDĐH có đào tạo tiến sĩ không phải trường đào tạo ngành đặc thù |
≥ 0,3 ≥ 0,6
|
|
2. Số công bố WoS, Scopus trên giảng viên (chỉ áp dụng đối với cơ sở GDĐH có đào tạo tiến sĩ không phải trường đào tạo ngành đặc thù) |
≥ 0,3 |
||
(*): Giá trị trong dấu ngoặc là yêu cầu từ năm 2030 |
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản trị
1.1 Số tháng khuyết lãnh đạo chủ chốt
Số tháng khuyết đồng thời vị trí chủ tịch hội đồng trường/hội đồng đại học và vị trí hiệu trưởng/giám đốc của cơ sở GDĐH trong năm báo cáo.
1.2 Mức độ hoàn thiện văn bản theo Luật GDĐH
Tỷ lệ các văn bản dưới đây đã được hiệu trưởng/giám đốc cơ sở GDĐH xây dựng và được hội đồng trường/hội đồng đại học ban hành phù hợp với quy định của Luật GDĐH:
1. Chiến lược, kế hoạch phát triển
2. Quy chế tổ chức và hoạt động
3. Quy chế tài chính
4. Quy chế dân chủ
5. Danh mục vị trí việc làm
6. Quy định về công tác cán bộ, nhân sự
7. Quy định về bảo đảm chất lượng
1.3 Tỷ lệ các chỉ số hoạt động chính được cải thiện
Tỷ lệ các chỉ số hoạt động chính (KPI) được cải thiện trên tổng số KPI triển khai chiến lược phát triển của cơ sở GDĐH trong năm báo cáo.
Trường hợp cơ sở GDĐH không ban hành chiến lược, hoặc không triển khai chiến lược thành các chỉ số đánh giá hoạt động chính để triển khai hằng năm, tỷ lệ chỉ số hoạt động chính được tính bằng 0.
1.4 Mức độ cập nhật dữ liệu quản lý trên HEMIS
Tỷ lệ các chỉ số của Chuẩn cơ sở GDĐH có thể được tính toán tự động, chính xác và kịp thời trên cơ sở khai thác dữ liệu của cơ sở GDĐH đã cập nhật đồng bộ lên HEMIS tính tại thời điểm ngày 31/03 của năm kế tiếp năm báo cáo (các thông tin, dữ liệu yêu cầu có trong các biểu mẫu tại phần V và được chốt tại thời điểm ngày 31/12 của năm báo cáo).
Tiêu chuẩn 2: Giảng viên
2.1 Tỷ lệ người học trên giảng viên
Tổng số người học quy đổi theo trình độ, lĩnh vực và hình thức đào tạo (N) chia cho tổng số GVTTG.
N = Ʃ [N1(i) x 1,0 + N2(i) x 0,8 + N3(i) x 0,5 + N4(i) x 1,5 + N5(i) x 2,0] x KGD(i)
Trong đó:
- N1(i) là số SVĐH chính quy của lĩnh vực đào tạo (i)
- N2(i) là số SVĐH vừa làm vừa học của lĩnh vực đào tạo (i)
- N3(i) là số SVĐH đào tạo từ xa của lĩnh vực đào tạo (i)
- N4(i) là số HVCH của lĩnh vực đào tạo (i)
- N5(i) là số NCS của lĩnh vực đào tạo (i)
- KGD(i) là hệ số tải giảng dạy của lĩnh vực đào tạo (i), được quy định tại Mục 3 ở cuối Phần này.
2.2 Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trong độ tuổi lao động
Số giảng viên cơ hữu trong độ tuổi lao động chia cho tổng Số GVTTG.
2.3 Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ
Số GVTTG có trình độ tiến sĩ chia cho tổng số GVTTG.
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất
3.1 Diện tích đất trên người học
Tổng diện tích đất của cơ sở GDĐH hoặc của một phân hiệu có nhân hệ số theo vị trí khuôn viên (S), chia cho số người học chính quy quy đổi theo trình độ và lĩnh vực đào tạo (N) của cơ sở GDĐH hoặc của phân hiệu.
S = Σ S(i) x KVT(i)
N = Σ [N1(j) x 1,0 + N2(j) x 1,5 + N3(j) x 2,0] x KDT(j)
Trong đó:
- S(i) là diện tích đất tại khuôn viên (i) mà cơ sở GDĐH được cấp quyền sử dụng ổn định lâu dài hoặc sử dụng có thời hạn theo pháp luật đất đai phục vụ mục đích hoạt động GDĐH, tính theo đơn vị m2;
- KVT(i) là hệ số vị trí của khuôn viên (i): KVT = 2,5 đối với các khuôn viên nằm trong địa giới các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương, KVT = 1 đối với các khu vực còn lại;
- N1(j) là số SVĐH chính quy của lĩnh vực đào tạo (j);
- N2(j) là số HVCH của lĩnh vực đào tạo (j);
- N3(j) là số NCS của lĩnh vực đào tạo (j);
- KDT(j) là hệ số diện tích của lĩnh vực đào tạo (j), được quy định tại Mục 3 ở cuối Phần này.
3.2.1 Diện tích sàn trên người học
Tổng diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo của cơ sở GDĐH hoặc của phân hiệu (S), chia cho số người học chính quy quy đổi theo trình độ và lĩnh vực đào tạo (N) của cơ sở GDĐH hoặc của phân hiệu.
S = Σ S(i) x KSD(i)
N = Σ [N1(j) x 1,0 + N2(j) x 1,5 + N3(j) x 2,0] x KDT(j)
Trong đó:
- S(i) là tổng diện tích sàn xây dựng của công trình (i), tính theo đơn vị m2;
- KSD(i) là hệ số sử dụng diện tích của công trình (i) phục vụ trực tiếp hoạt động đào tạo (sau khi trừ đi phần diện tích tường xây, hàng lang, cầu thang, các hạng mục kỹ thuật... và các diện tích phục vụ mục đích khác), KSD ≤ 0,7;
- N1 (j) là số SVĐH chính quy của lĩnh vực đào tạo (j);
- N2(j) là số HVCH của lĩnh vực đào tạo (j);
- N3(j) là số NCS của lĩnh vực đào tạo (j);
- KDT(j) là hệ số diện tích của lĩnh vực đào tạo (j), được quy định tại Mục 3 ở cuối Phần này.
3.2.2 Tỷ lệ giảng viên có chỗ làm việc riêng biệt
Tỷ lệ GVTTG được bố trí diện tích và bàn ghế làm việc riêng biệt tại cơ sở GDĐH, trong phòng chung hoặc riêng nhưng không ít hơn 6m2 cho mỗi người.
Trường hợp áp dụng cho phân hiệu, số GVTTG được lấy theo số liệu dùng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh của phân hiệu.
3.3.1 Số đầu sách trên ngành đào tạo
Tổng số đầu sách giáo trình hoặc sách chuyên khảo có trong thư viện, trung tâm học liệu của cơ sở GDĐH, chia cho tổng số mã ngành đào tạo mà cơ sở GDĐH đang thực hiện, trong đó:
- Số đầu sách giáo trình, sách chuyên khảo bao gồm cả sách in và sách điện tử theo yêu cầu của các chương trình đào tạo và sẵn sàng cho người học và giảng viên đọc từ xa, đọc tại chỗ hoặc mượn miễn phí;
- Tổng số mã ngành đào tạo = Số ngành đào tạo trình độ đại học + Số ngành đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc tương đương + Số ngành đào tạo trình độ tiến sĩ hoặc tương đương.
3.3.2 Số bản sách trên người học
Số bản sách giáo trình, sách chuyên khảo tính bình quân trên một người học quy đổi theo trình độ đào tạo, được tính theo công thức:
[M1/M] x 5 + M2/[M - M1] x M3/N
Trong đó:
- M là tổng số đầu sách giáo trình, sách chuyên khảo cần có theo yêu cầu của tất cả chương trình đào tạo và ngành đào tạo;
- M1 là số đầu sách điện tử có thể truy cập trực tuyến cho người học và cán bộ;
- M2 là số đầu sách có bản in;
- M3 là số bản sách in;
- N là tổng số người học quy đổi, N = Σ N1 x 1,0 + N2 x 1,5 + N3 x 2,0
- N1, N2, N3 lần lượt là tổng số SVĐH, tổng số HVCH và tổng số NCS của cơ sở GDĐH (hoặc của phân hiệu).
3.4.1 Tỷ lệ học phần sẵn sàng giảng dạy trực tuyến
Số học phần sẵn sàng giảng dạy trực tuyến trên 50% thời lượng, chia cho tổng số học phần được giảng dạy trong năm.
Một học phần được gọi là sẵn sàng giảng dạy trực tuyến khi cơ sở GDĐH có đầy đủ điều kiện sẵn sàng cho phép quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trên 50% thời lượng của học phần đó qua môi trường Internet. Những điều kiện đó bao gồm: đội ngũ giảng viên và cán bộ kỹ thuật có đủ năng lực, hệ thống học liệu, phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp, hệ thống quản lý học tập trực tuyến, hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến... sẵn sàng đáp ứng yêu cầu dạy và học trực tuyến với chất lượng không thấp hơn dạy và học trực tiếp.
3.4.2 Tốc độ Internet trên một nghìn người học
Tốc độ đường truyền Internet (Mbps) hoặc tổng băng thông của các đường thuê bao Internet ra bên ngoài, chia cho tổng số người học các hình thức đào tạo làm tròn lên tới đơn vị nghìn.
Trung bình tốc độ mạng băng rộng cố định của Việt Nam được xác định bằng trung bình cộng tốc độ tải xuống và tốc độ tải lên của mạng băng rộng cố định tính trung bình cả nước tại tháng 12 của năm thống kê theo công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông, (có trên trang Web speedtest.vn).
Tiêu chuẩn 4: Tài chính
4.1 Biên độ hoạt động trung bình 3 năm
Trung bình biên độ hoạt động của 3 năm gần nhất: [M(n) + M(n-1) + M (n-2)]/3
Trong đó:
- M(n) là biên độ hoạt động của năm báo cáo (n), M(n) = [R(n) - E(n)]/R(n);
- R(n) là tổng thu hoạt động trong năm báo cáo (n) từ các hoạt động thường xuyên (bao gồm cả ngân sách Nhà nước hỗ trợ) và thực hiện nhiệm vụ không thường xuyên (không bao gồm kinh phí đầu tư do Nhà nước hoặc nhà đầu tư cấp);
- E(n) là tổng chi phí hoạt động trong năm báo cáo (n), bao gồm chi thường xuyên, chi thực hiện nhiệm vụ không thường xuyên, tính cả kinh phí khấu hao tài sản.
- M(n-1), M(n-2) là biên độ hoạt động của 2 năm trước liền kề.
4.2 Chỉ số tăng trưởng bền vững
Trung bình cộng tốc độ tăng tổng thu và tốc độ tăng thu ngoài học phí, tính trung bình trong 3 năm gần nhất:
[R(n)/R(n-1) + R(n-l)/R(n-2) + R(n-2)/R(n-3) + T(n)/T(n-1) + T(n-1)/T(n-2) + T(n-2)/T(n-3)]/6 - 1
Trong đó:
- R(n) là tổng thu hoạt động trong năm báo cáo (n) từ các hoạt động thường xuyên và thực hiện nhiệm vụ không thường xuyên, không bao gồm kinh phí đầu tư do Nhà nước hoặc nhà đầu tư cấp;
- T(n) là phần thu hoạt động ngoài học phí và ngoài ngân sách Nhà nước, chủ đầu tư hỗ trợ chi thường xuyên trong năm báo cáo (n), không bao gồm kinh phí đầu tư do Nhà nước hoặc nhà đầu tư cấp;
- R(n-1), R(n-2), T(n-1), T(n-2) là tổng thu và phần thu ngoài học phí của 2 năm trước liền kề.
Tiêu chuẩn 5: Tuyển sinh và đào tạo
5.1.1 Tỷ lệ nhập học trung bình 3 năm
Trung bình cộng của tỷ lệ nhập học trong 3 năm gần nhất, tính tất cả trình độ đào tạo và hình thức đào tạo:
T = [A(n)/B(n) + A(n-1)/B(n-1) + A(n-2)/B(n-2)]/3
Trong đó:
- A(n), A(n-1), A(n-2) là số lượng nhập học mới của năm báo cáo (n) và hai năm trước liền kề;
- B(n), B(n-1), B(n-2) là chỉ tiêu theo kế hoạch của năm báo cáo (n) và hai năm trước liền kề;
5.1.2 Tỉ số tăng giảm quy mô đào tạo 3 năm
Số lượng tăng giảm quy mô đào tạo của năm báo cáo so với 3 năm trước, chia cho quy mô đào tạo của 3 năm trước, tính tất cả trình độ đào tạo và hình thức đào tạo:
T = A(n)/A(n-3) - 1 Trong đó:
- A(n) là quy mô đào tạo của năm báo cáo (n)
- A(n-3) là quy mô đào tạo của 3 năm trước (n-3).
5.2.1 Tỷ lệ thôi học
Số người thôi học trong năm (B) chia cho tổng số người học được thống kê có mặt tại thời điểm cuối năm trước (A) và còn trong thời gian học tập cho phép.
B = A - C - D
Trong đó:
- C là số người (nằm trong A) đã tốt nghiệp trong năm;
- D là số người (nằm trong A) tiếp tục theo học và có mặt tại thời điểm cuối năm.
5.2.2 Tỷ lệ thôi học năm đầu
Số người thôi học sau năm đầu tiên nhập học (B1) chia cho tổng số người nhập học được thống kê có mặt tại thời điểm cuối năm trước (A1).
B1 = A1 - C1 - D1
Trong đó:
- C1 là số người (nằm trong A1) đã tốt nghiệp trong năm;
- D1 là số người (nằm trong A1) tiếp tục theo học và có mặt tại thời điểm cuối năm.
5.3.1 Tỷ lệ tốt nghiệp
Tỷ lệ tốt nghiệp T = Σ M(i)/N(i)
Trong đó:
- N(i) là tổng số người nhập học mới năm (i), có người tốt nghiệp trong năm;
- M(i) là số người nhập học mới năm (i) đã tốt nghiệp trong năm, không vượt quá 1,5 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn.
5.3.2 Tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn
Tỷ lệ tốt nghiệp T1 = Σ M1(i)/N1(i)
Trong đó:
- N1(i) là tổng số người nhập học mới năm (i), có người tốt nghiệp trong năm;
- M1 (i) là số người nhập học mới năm (i) đã tốt nghiệp trong năm, sớm hơn hoặc đúng thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn.
5.4.1 Tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên
Tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên T1 = M1/N1
Trong đó:
- M1 là số (lượt) người học phản hồi tích cực, đánh giá từ mức “Hài lòng” trở lên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy, hướng dẫn của giảng viên đối với tiến bộ học tập của bản thân;
- N1 là tổng số (lượt) người học gửi ý kiến phản hồi hợp lệ về mức độ hài lòng về chất lượng và hiệu quả giảng dạy, hướng dẫn của giảng viên đối với tiến bộ học tập của bản thân.
Yêu cầu khảo sát:
a) Cơ sở GDĐH thực hiện khảo sát theo hình thức trên giấy hoặc trực tuyến, theo một trong 2 cách dưới đây:
- Khảo sát theo lớp học trên toàn bộ giảng viên, một người học có thể tham gia nhiều lượt khảo sát (theo từng lớp học, đối với từng giảng viên), kết quả khảo sát tính trung bình trên kết quả khảo sát đối với từng giảng viên;
- Khảo sát tổng thể đội ngũ giảng viên với toàn bộ người học, mỗi người học tham gia một lượt khảo sát, số lượt khảo sát bằng tổng số người học, kết quả khảo sát tính chung cho toàn bộ đội ngũ giảng viên.
b) Cơ quan quản lý nhà nước có thể tiến hành khảo sát độc lập (để kiểm chứng) với tối thiểu 20% người học theo cách lựa chọn ngẫu nhiên, bảo đảm đại diện cho tất cả các khóa đào tạo và chương trình đào tạo.
c) Câu hỏi khảo sát thống nhất theo mẫu “Anh/Chị hài lòng như thế nào về chất lượng, hiệu quả giảng dạy, hướng dẫn của giảng viên đối với tiến bộ học tập của bản thân?” với 5 mức đánh giá (Rất không hài lòng, Không hài lòng, Phân vân, Hài lòng, Rất hài lòng), trong đó chỉ 2 mức cao nhất (Hài lòng, Rất hài lòng) được coi là phản hồi tích cực, đánh giá từ mức “Hài lòng” trở lên.
d) Số lượt người học gửi ý kiến phản hồi hợp lệ không bao gồm những phiếu trả lời hoàn toàn trống hoặc những phiếu có chứa thông tin mâu thuẫn, phiếu của một người học gửi nhiều lần cho một lượt khảo sát. Yêu cầu số lượt người học gửi ý kiến phản hồi hợp lệ đạt tối thiểu 70% số lượt người học được khảo sát.
5.4.2 Tỷ lệ người tốt nghiệp hài lòng tổng thể
Tỷ lệ người tốt nghiệp hài lòng tổng thể T2 = M2/N2
Trong đó:
- M2: Số người tốt nghiệp phản hồi tích cực, đánh giá từ mức hài lòng trở lên về tổng thể quá trình học tập và trải nghiệm tại cơ sở GDĐH đối với sự phát triển về kiến thức, năng lực và phẩm chất của bản thân;
- N2: Tổng số người tốt nghiệp phản hồi khảo sát mức độ hài lòng về tổng thể quá trình học tập và trải nghiệm tại cơ sở GDĐH đối với sự phát triển về kiến thức, năng lực và phẩm chất của bản thân.
Yêu cầu khảo sát:
a) Cơ sở GDĐH thực hiện khảo sát theo hình thức trên giấy hoặc trực tuyến với tất cả người tốt nghiệp trong năm;
b) Cơ quan quản lý nhà nước có thể tiến hành khảo sát độc lập (để kiểm chứng) với tối thiểu 20% người tốt nghiệp theo cách lựa chọn ngẫu nhiên, bảo đảm đại diện cho tất cả các khóa đào tạo và chương trình đào tạo.
c) Câu hỏi khảo sát thống nhất “Anh/Chị hài lòng như thế nào về tổng thể quá trình học tập và trải nghiệm đối với sự phát triển về kiến thức, năng lực và phẩm chất của bản thân?” với 5 mức đánh giá (Rất không hài lòng, Không hài lòng, Phân vân, Hài lòng, Rất hài lòng), trong đó chỉ 2 mức cao nhất (Hài lòng, Rất hài lòng) được coi là phản hồi tích cực, đánh giá từ mức “Hài lòng” trở lên.
d) Số lượt người tốt nghiệp gửi ý kiến phản hồi hợp lệ không bao gồm những phiếu trả lời hoàn toàn trống hoặc những phiếu có chứa thông tin mâu thuẫn, phiếu của một người tốt nghiệp gửi nhiều lần cho một lượt khảo sát. Yêu cầu số lượt người tốt nghiệp gửi ý kiến phản hồi hợp lệ đạt tối thiểu 70% số lượt người tốt nghiệp được khảo sát.
5.5 Tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm
Tỷ lệ người tốt nghiệp đại học có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo
T = N1/N
Trong đó:
- N là tổng số sinh viên đại học tốt nghiệp tất cả các đợt trong năm trước liền kề;
- N1 là số sinh viên đại học tốt nghiệp nằm trong N, tại thời điểm 12 tháng sau khi tốt nghiệp đang có việc làm (kể cả đang trong giai đoạn tập sự, thử việc) phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo hoặc tự tạo việc làm hoặc đang học tiếp trình độ cao hơn.
Các phương pháp xác định N1:
a) Cơ sở GDĐH thực hiện khảo sát theo hình thức trên giấy hoặc trực tuyến với tất cả người tốt nghiệp đại học trong năm trước liền kề, N1 được ước tính theo công thức:
N1 ≈ M1 + (N - M)/2
Trong đó:
- M là số người tốt nghiệp (nằm trong N) có phản hồi khảo sát;
- M1 là số người xác nhận đã có việc làm (kể cả đang trong giai đoạn tập sự, thử việc) phù hợp với trình độ đào tạo, hoặc tự tạo việc làm hoặc đang học tiếp trình độ cao hơn trong thời gian 12 tháng sau khi tốt nghiệp;
- Đối với số người tốt nghiệp không phản hồi khảo sát (N - M), tỷ lệ có việc làm được ước tính chung là 50%.
b) Cơ quan quản lý nhà nước có thể tiến hành khảo sát độc lập (để kiểm chứng) với tối thiểu 20% số người tốt nghiệp đại học trong năm trước liền kề, N1 được ước tính theo công thức:
N1 ≈ [M1 + (P - M)/2] x N/P
Trong đó:
- P là số người tốt nghiệp được khảo sát độc lập;
- M là số người tốt nghiệp (nằm trong P) có phản hồi khảo sát;
- M1 là số người xác nhận đã có việc làm (kể cả đang trong giai đoạn tập sự, thử việc) phù hợp với trình độ đào tạo, hoặc tự tạo việc làm hoặc đang học tiếp trình độ cao hơn trong thời gian 12 tháng sau khi tốt nghiệp;
- Đối với số người tốt nghiệp không phản hồi khảo sát (P - M), tỷ lệ có việc làm được ước tính chung là 50%.
c) Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể tính toán thống kê (để kiểm chứng) dựa trên thông tin việc làm có trên các cơ sở dữ liệu quốc gia:
N1 ≈ M1 + KN x N
Trong đó:
- M1 là số người tốt nghiệp (nằm trong N) đang được ghi nhận có việc làm (kể cả đang trong giai đoạn tập sự, thử việc);
- KN là hệ số ước tính tỷ lệ người tốt nghiệp đại học đang học tiếp trình độ cao hơn, hoặc ra nước ngoài làm việc (do cơ sở GDĐH cung cấp).
Tiêu chuẩn 6: Nghiên cứu và đổi mới sáng tạo
6.1 Tỉ trọng thu khoa học - công nghệ
Tỉ trọng thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ (nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển giao tri thức) trên tổng thu của cơ sở GDĐH tính trung bình trong 3 năm gần nhất:
T = [R1(n)/R(n) + R1(n-1)/R(n-1) + R1(n-2)/R(n-2)]/3 x KLV
Trong đó:
- R(n) là tổng thu hoạt động trong năm báo cáo (n) từ các hoạt động thường xuyên (bao gồm cả ngân sách Nhà nước, nhà đầu tư hỗ trợ) và thực hiện nhiệm vụ không thường xuyên, không bao gồm kinh phí đầu tư do Nhà nước hoặc nhà đầu tư cấp; R(n-1), R(n-2) là tổng thu hoạt động của 2 năm trước liền kề;
- R1 (n) là phần thu từ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, chuyển giao tri thức (đề tài, dự án nghiên cứu, hợp đồng tư vấn, chuyển giao tri thức) quy đổi theo lĩnh vực đào tạo của năm báo cáo (n); R1(n-1), R1(n-2) là phần thu tương ứng của 2 năm trước liền kề;
- KLV là hệ số quy đổi kinh phí theo cơ cấu lĩnh vực đào tạo của cơ sở GDĐH tại năm báo cáo (n):
KLV = Σ [M(i)/N] x KTC(i)
- M(i) là số người học quy đổi theo hình thức và trình độ đào tạo của lĩnh vực đào tạo (i) tại năm báo cáo (n):
M(i) = M1(i) x 1,0 + M2(i) x 0,8 + M3(i) x 0,5 + M4(i) x 1,5 + M5(i) x 2,0
- M1(i), M2(i), M3(i), M4(i), M5(i) lần lượt là số SVĐH chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, số HVCH và số NCS của lĩnh vực đào tạo (i) trong năm báo cáo (n);
- N là tổng số người học quy đổi theo hình thức đào tạo và trình độ đào tạo của cơ sở GDĐH tại năm báo cáo (n):
N = Σ M(i)
- KTC(i) là hệ số kinh phí nghiên cứu và đổi mới sáng tạo quy đổi cho lĩnh vực đào tạo (i), được quy định tại Mục 3 ở cuối Phần này.
6.2.1 Số công bố trên giảng viên
Tổng số công bố khoa học và công trình ứng dụng khoa học, công nghệ của cơ sở
GDĐH được ghi nhận trong năm (P), chia cho số GVTTG.
P = P1 + P2 x 3 + P3 x 5
Trong đó:
- P1 là tổng số bài báo tạp chí, báo cáo hội nghị nằm trong các danh mục do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, số bằng độc quyền giải pháp hữu ích;
- P2 là số sách chuyên khảo được xuất bản; số tác phẩm nghệ thuật, thành tích thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế;
- P3 là số bằng độc quyền sáng chế.
6.2.2 Số công bố WoS, Scopus trên giảng viên
Tổng số công bố khoa học của cơ sở GDĐH trong năm thuộc danh mục Web of Science
hoặc Scopus chia cho số GVTTG.
P = P1 X KLV
Trong đó:
- P1 là tổng số bài báo thuộc danh mục Web of Science hoặc Scopus;
- KLV là hệ số quy đổi theo cơ cấu lĩnh vực đào tạo của cả cơ sở GDĐH:
KLV = Σ [M(i)/N] x KBB(i)
- KBB(i) là hệ số quy đổi theo lĩnh vực đào tạo (i), được quy định tại Mục 3 ở cuối Phần này.
- M(i) là số người học quy đổi theo hình thức và trình độ đào tạo của lĩnh vực đào tạo (i) tại năm báo cáo, N là tổng số người học quy đổi theo hình thức và trình độ đào tạo của cơ sở GDĐH tại năm báo cáo, giống như trong tính toán chỉ số 6.1 (Tỉ trọng thu khoa học - công nghệ).
3. Các hệ số quy đổi theo lĩnh vực đào tạo phục vụ tính toán các chỉ số
|
Lĩnh vực đào tạo |
Hệ số tải giảng dạy KGD |
Hệ số diện tích KDT |
Hệ số kinh phí KTC |
Hệ số công bố KBB |
1. |
Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
1 |
1 |
2 |
1,5 |
2. |
Nghệ thuật |
2 |
1,5 |
2 |
2 |
3. |
Nhân văn |
0,8 |
0,8 |
2 |
2 |
4. |
Khoa học xã hội và hành vi |
0,8 |
0,8 |
2 |
1,5 |
5. |
Báo chí và thông tin |
1 |
1 |
2 |
1,5 |
6. |
Kinh doanh và quản lý |
0,8 |
1 |
2 |
1,5 |
7. |
Pháp luật |
1 |
1 |
2 |
1,5 |
8. |
Khoa học sự sống |
1 |
1,2 |
1,5 |
1 |
9. |
Khoa học tự nhiên |
1 |
1,2 |
1,5 |
1 |
10. |
Toán và thống kê |
0,8 |
1 |
1,5 |
1 |
11. |
Máy tính và công nghệ thông tin |
0,8 |
1,2 |
1 |
1 |
12. |
Công nghệ kỹ thuật |
1 |
1,2 |
1 |
1 |
13. |
Kỹ thuật |
1 |
1,2 |
1 |
1 |
14. |
Sản xuất và chế biến |
1 |
1,2 |
1 |
1 |
15. |
Kiến trúc và xây dựng |
1 |
1,2 |
1,5 |
1 |
16. |
Nông, lâm nghiệp và thủy sản |
1 |
1,5 |
1,5 |
1,5 |
17. |
Thú y |
1 |
1,2 |
1,5 |
1,5 |
18. |
Sức khỏe |
1,4 |
1,2 |
1 |
1 |
19. |
Dịch vụ xã hội |
0,8 |
1 |
2 |
2 |
20. |
Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân |
0,8 |
1,2 |
2 |
2 |
21. |
Dịch vụ vận tải |
0,8 |
1,2 |
2 |
2 |
22. |
Môi trường và bảo vệ môi trường |
1 |
1 |
1,5 |
1,5 |
23. |
An ninh, quốc phòng |
0,8 |
1,5 |
1 |
2 |
24. |
Lĩnh vực khác |
1 |
1 |
1 |
1 |
V. CÁC BIỂU MẪU SỐ LIỆU
TIÊU CHUẨN 1: TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ
|
CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ |
NGƯỠNG |
THỰC TẾ |
KẾT QUẢ |
GIẢI TRÌNH |
1.1 |
Số tháng khuyết lãnh đạo chủ chốt |
6 |
|
|
|
1.2 |
100% |
|
|
|
|
1.3 |
Tỷ lệ chỉ số hoạt động chính được cải thiện |
50% |
|
|
|
1.4 |
Mức độ cập nhật dữ liệu quản lý trên HEMIS |
100% |
|
|
|
Bảng 1A: Danh sách lãnh đạo chủ chốt
|
HỌ VÀ TÊN |
CHỨC TRÁCH |
THỜI HẠN GIỮ CHỨC VỤ ĐẾN |
VĂN BẢN QUYẾT ĐỊNH |
ĐƯỜNG DẪN TRANG WEB |
|
|
Nơi ban hành |
Ngày có hiệu lực |
||||||
1 |
|
Chủ tịch HĐT/HĐĐH |
|
|
|||
2 |
|
Hiệu trưởng/ Giám đốc |
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
Bảng 1B: Tình trạng hoàn thiện các văn bản theo quy định của Luật GDĐH
|
TÊN VĂN BẢN |
TÌNH TRẠNG |
SỐ, KÝ HIỆU NGÀY, THÁNG, NĂM BAN HÀNH |
TÊN VĂN BẢN CỦA CƠ SỞ GDĐH |
ĐƯỜNG DẪN TRANG WEB |
1 |
Chiến lược, kế hoạch phát triển |
|
|
|
|
2 |
Quy chế tổ chức và hoạt động |
|
|
|
|
3 |
Quy chế tài chính |
|
|
|
|
4 |
Quy chế dân chủ |
|
|
|
|
5 |
Danh mục vị trí việc làm |
|
|
|
|
6 |
Quy định về công tác cán bộ, nhân sự |
|
|
|
|
7 |
Quy định về bảo đảm chất lượng |
|
|
|
|
Bảng 1C: Kết quả thực hiện các chỉ số hoạt động chính
|
CHỈ SỐ CHÍNH |
CHỈ TIÊU CHIẾN LƯỢC |
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC |
GHI CHÚ |
||
2021 |
2022 |
So sánh |
|
|||
1 |
Chỉ số 1 |
|
|
|
|
|
2 |
Chỉ số 2 |
|
|
|
|
|
3 |
Chỉ số 3 |
|
|
|
|
|
4 |
Chỉ số 4 |
|
|
|
|
|
6 |
... |
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
Bảng 1D: Số liệu thống kê lập báo cáo đánh giá
|
SỐ LIỆU THỐNG KÊ |
MỨC ĐỘ ĐẦY ĐỦ CỦA SỐ LIỆU TRÍCH XUẤT TRÊN HEMIS |
MỨC ĐỘ TIN CẬY CỦA SỐ LIỆU TRÍCH XUẤT TRÊN HEMIS |
GHI CHÚ |
1 |
Bảng 1A: Danh sách lãnh đạo chủ chốt |
|
|
|
2 |
Bảng 1B: Tình trạng hoàn thiện các văn bản |
|
|
|
3 |
Bảng 1C: Kết quả thực hiện các chỉ số hoạt động chính |
|
|
|
4 |
Bảng 2A: Đội ngũ giảng viên toàn thời gian |
|
|
|
5 |
Bảng 3 A: Khuôn viên trụ sở chính và các phân hiệu |
|
|
|
6 |
Bảng 3B: Công trình phục vụ đào tạo, nghiên cứu |
|
|
|
7 |
Bảng 3C: Giáo trình, tài liệu học tập bắt buộc |
|
|
|
8 |
Bảng 3D: Hạ tầng công nghệ thông tin |
|
|
|
9 |
Bảng 4: Báo cáo thu chi hoạt động |
|
|
|
10 |
Bảng 5 A: Kết quả đào tạo và tuyển sinh |
|
|
|
11 |
Bảng 5B: Quy mô đào tạo theo lĩnh vực và trình độ |
|
|
|
12 |
Bảng 6A: Công bố khoa học của giảng viên |
|
|
|
13 |
Bảng KS-1: Kết quả khảo sát người học |
|
|
|
TIÊU CHUẨN 2: GIẢNG VIÊN
|
CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ |
NGƯỠNG |
THỰC TẾ |
KẾT QUẢ |
GIẢI TRÌNH |
2.1 |
Tỷ lệ người học trên giảng viên |
40 |
|
|
|
2.2 |
Tỷ lệ giảng viên cơ hữu trong độ tuổi lao động |
70% |
|
|
|
2.3 |
Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ |
20% |
|
|
|
Bảng 2A: Đội ngũ giảng viên toàn thời gian
|
CHỈ SỐ THỐNG KÊ |
Trình độ (1) |
Chức danh |
Tổng số |
Tổng số GV quy đổi |
||||
ĐH |
ThS |
TS |
PGD |
GS |
|
|
|||
1 |
Số giảng viên toàn thời gian |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Số giảng viên cơ hữu trong độ tuổi lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú (1) Lưu ý: Số giảng viên có trình độ tiến sĩ kê khai ở đây BAO GỒM CẢ những người có chức danh giáo sư, phó giáo sư Ghi chú Ghi chú Ghi chú Ghi chú Ghi chú Ghi chú Ghi chú Ghi chú |
|
TIÊU CHUẨN 3: CƠ SỞ VẬT CHẤT
|
CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ |
NGƯỠNG |
THỰC TẾ |
KẾT QUẢ |
GIẢI TRÌNH |
31 |
Diện tích đất/người học (m2) |
25 |
|
|
|
3.2.1 |
Diện tích sàn/người học (m2) |
2,8 |
|
|
|
3.2.2 |
Tỷ lệ giảng viên có chỗ làm việc riêng biệt |
70% |
|
|
|
3.3.1 |
Số đầu sách/ngành đào tạo |
40 |
|
|
|
3.3.2 |
Số bản sách/người học |
5 |
|
|
|
3.4.1 |
Tỷ lệ học phần sẵn sàng giảng dạy trực tuyến |
10% |
|
|
|
3.4.2 |
Tốc độ Internet/1.000 người học (Mbps) |
100 |
|
|
|
Bảng 3A: Khuôn viên trụ sở chính và các phân hiệu
|
KHUÔN VIÊN |
Ký hiệu |
Diện tích đất (m2) |
Vị trí khuôn viên |
Diện tích quy đổi |
Địa chỉ |
1 |
Trụ sở chính |
|
|
|
|
|
2 |
Cơ sở... |
|
|
|
|
|
3 |
Phân hiệu... |
|
|
|
|
|
4 |
... |
|
|
|
|
|
5 |
... |
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
Bảng 3B: Công trình phục vụ đào tạo
|
CÔNG TRÌNH |
Ký hiệu |
Tổng diện tích sàn xây dựng |
Hệ số diện tích sử dụng cho đào tạo |
Diện tích sàn sử dụng cho đào tạo |
Địa chỉ |
1 |
Toà nhà 1 |
|
|
|
|
|
2 |
Tòa nhà 2 |
|
|
|
|
|
3 |
Tòa nhà 3 |
|
|
|
|
|
4 |
... |
|
|
|
|
|
5 |
... |
|
|
|
|
|
|
TỔNG SỐ |
|
0 |
|
0 |
|
Bảng 3C: Giáo trình, sách chuyên khảo
|
CHỈ SỐ THỐNG KÊ |
Giá trị |
Nơi lưu trữ |
Ghi chú |
1 |
Tổng số ngành đào tạo các trình độ |
|
|
|
2 |
Tổng số đầu giáo trình, sách chuyên khảo cần có |
|
|
|
3 |
Số đầu sách điện tử có truy cập trực tuyến |
|
|
|
4 |
Số đầu sách có bản in |
|
|
|
5 |
Số bản sách in có thể mượn trực tiếp |
|
|
|
6 |
Số bản sách in/người học |
|
|
|
7 |
Số bản sách (in và điện tử)/người học |
|
|
|
Bảng 3D: Hạ tầng công nghệ thông tin
|
CHỈ SỐ THỐNG KÊ |
Giá trị |
Ghi chú |
1 |
Tốc độ hoặc băng thông đường truyền Internet (Mpbs) |
|
|
2 |
Tổng số học phần giảng dạy trong năm |
|
|
3 |
Tổng số học phần sẵn sàng giảng dạy trực tuyến > 50% |
|
|
TIÊU CHUẨN 4: TÀI CHÍNH
|
CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ |
NGƯỠNG |
THỰC TẾ |
KẾT QUẢ |
GIẢI TRÌNH |
4.1 |
Biên độ hoạt động trung bình 3 năm |
0%; 30% |
|
|
|
4.2 |
Chỉ số tăng trưởng bền vững |
0,0% |
|
|
|
Bảng 4: Tình hình thu chi hoạt động trong năm
Đơn vị tính: Tỉ đồng
|
CHỈ SỐ THỐNG KÊ |
2022 |
2021 |
2020 |
2019 |
GHI CHÚ |
A |
TỔNG THU HOẠT ĐỘNG |
|
|
|
|
|
I |
Hỗ trợ chi thường xuyên từ Nhà nước/nhà đầu tư |
|
|
|
|
|
II |
Thu giáo dục và đào tạo |
|
|
|
|
|
1 |
Học phí, lệ phí từ người học |
|
|
|
|
|
2 |
Hợp đồng, tài trợ từ NSNN |
|
|
|
|
|
3 |
Hợp đồng, tài trợ từ bên ngoài |
|
|
|
|
|
4 |
Thu khác |
|
|
|
|
|
III |
Thu khoa học và công nghệ |
|
|
|
|
|
1 |
Hợp đồng, tài trợ từ NSNN |
|
|
|
|
|
2 |
Hợp đồng, tài trợ từ bên ngoài |
|
|
|
|
|
3 |
Thu khác |
|
|
|
|
|
IV |
Thu nhập khác (thu nhập ròng) |
|
|
|
|
|
|
Tổng nguồn thu học phí và hỗ trợ chi thường xuyên |
|
|
|
|
|
B |
TỔNG CHI HOẠT ĐỘNG |
|
|
|
|
|
I |
Chi lương, thu nhập |
|
|
|
|
|
1 |
Chi lương, thu nhập của giảng viên |
|
|
|
|
|
2 |
Chi lương, thu nhập cho cán bộ khác |
|
|
|
|
|
II |
Chi cơ sở vật chất và dịch vụ |
|
|
|
|
|
1 |
Chi cho đào tạo |
|
|
|
|
|
2 |
Chi cho nghiên cứu |
|
|
|
|
|
3 |
Chi cho phát triển đội ngũ |
|
|
|
|
|
4 |
Chi phí chung và chi khác |
|
|
|
|
|
III |
Chi hỗ trợ người học |
|
|
|
|
|
1 |
Chi học bổng và hỗ trợ học tập |
|
|
|
|
|
2 |
Chi hoạt động nghiên cứu |
|
|
|
|
|
3 |
Chi hoạt động khác |
|
|
|
|
|
IV |
Chi khác |
|
|
|
|
|
C |
CHÊNH LỆCH THU CHI |
|
|
|
|
|
|
Chênh lệch thu chi/ Tổng thu |
|
|
|
|
|
TIÊU CHUẨN 5: TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO
|
CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ |
NGƯỠNG |
THỰC TẾ |
KẾT QUẢ |
GIẢI TRÌNH |
5.1.1 |
Tỷ lệ nhập học trung bình 3 năm |
50,0% |
|
|
|
5.1.2 |
Tỉ số tăng giảm quy mô đào tạo 3 năm |
-30,0% |
|
|
|
5.2.1 |
Tỷ lệ thôi học |
10,0% |
|
|
|
5.2.2 |
Tỉ lệ thôi học năm đầu |
15,0% |
|
|
|
5.3.1 |
Tỉ lệ tốt nghiệp |
60,0% |
|
|
|
5.3.2 |
Tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn |
40,0% |
|
|
|
5.4.1 |
Tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên |
70,0% |
|
|
|
5.4.2 |
Tỷ lệ người tốt nghiệp hài lòng tổng thể |
70,0% |
|
|
|
5.5 |
Tỷ lệ người tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên môn |
70,0% |
|
|
|
Bảng 5A: Kết quả đào tạo và tuyển sinh (cả ĐH và SĐH)
Thời điểm thống kê: 31/12/ 20...
|
CHỈ SỐ THỐNG KÊ |
NĂM THỐNG KÊ |
|
|||||||||
|
Thống kê quy mô đào tạo, tuyển sinh 10 năm(1) |
2024 |
2023 |
2022 |
2021 |
2020 |
2019 |
2018 |
2017 |
2016 |
2015 |
|
1 |
Quy mô đào tạo tính tại thời điểm cuối năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Chỉ tiêu tuyển sinh theo kế hoạch từng năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Số nhập học mới của từng năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỉ lệ nhập học = Số nhập học/chỉ tiêu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NĂM NHẬP HỌC |
|
|||||||||
|
Thống kê tình trạng từng khóa theo năm nhập học(2) |
2024 |
2023 |
2022 |
2021 |
2020 |
2019 |
2018 |
2017 |
2016 |
2015 |
|
5 |
Số hiện tại đang theo học tại cơ sở đào tạo(3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Số tốt nghiệp trong năm qua, đúng hạn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Số tốt nghiệp trong năm qua, quá hạn ≤ 0,5 thời gian tiêu chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Số tốt nghiệp trong năm qua, quá hạn 1,5 thời gian tiêu chuẩn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số tốt nghiệp đúng hạn/số nhập học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số tốt nghiệp quá hạn ≤0,5 thời gian tiêu chuẩn/số nhập học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số tốt nghiệp quá hạn 1,5 thời gian tiêu chuẩn/ sổ nhập học |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1) Thống kê tối đa 10 năm để có số liệu tính toán tỷ lệ tốt nghiệp trong trường hợp cơ sở GDĐH có chương trình đào tạo tới 6 năm (như các ngành đào tạo Bác sĩ Y khoa) và thống kê số liệu tại thời điểm cuối năm thống kê (ngày 31 tháng 12), tính tổng số sinh viên đại học và học viên sau đại học (2) Số liệu của các chỉ số 5, 6 và 7 ghi vào ô của từng năm theo số sinh viên nhập học của năm đó, hiện còn đang theo học (5) hay đã tốt nghiệp trong năm qua (6, 7), cả đại học và sau đại học Cộng số sinh viên hiện tại đang theo học tại cơ sở GDĐH của tất cả năm nhập học đúng bằng tổng số sinh viên có mặt cuối năm thống kê (ngày 31 tháng 12). Ghi chú: (1) Thống kê tối đa 10 năm để có số liệu tính toán tỷ lệ tốt nghiệp trong trường hợp cơ sở GDĐH có chương trình đào tạo tới 6 năm (như các ngành đào tạo Bác sĩ Y khoa) và thống kê số liệu tại thời điểm cuối năm thống kê (ngày 31 tháng 12), tính tổng số sinh viên đại học và học viên sau đại học (2) Số liệu của các chỉ số 5, 6 và 7 ghi vào ô của từng năm theo số sinh viên nhập học của năm đó, hiện còn đang theo học (5) hay đã tốt nghiệp trong năm qua (6, 7), cả đại học và sau đại học Ghi chú: (1) Thống kê tối đa 10 năm để có số liệu tính toán tỷ lệ tốt nghiệp trong trường hợp cơ sở GDĐH có chương trình đào tạo tới 6 năm (như các ngành đào tạo Bác sĩ Y khoa) và thống kê số liệu tại thời điểm cuối năm thống kê (ngày 31 tháng 12), tính tổng số sinh viên đại học và học viên sau đại học (2) Số liệu của các chỉ số 5, 6 và 7 ghi vào ô của từng năm theo số sinh viên nhập học của năm đó, hiện còn đang theo học (5) hay đã tốt nghiệp trong năm qua (6, 7), cả đại học và sau đại học Ghi chú: (1) Thống kê tối đa 10 năm để có số liệu tính toán tỷ lệ tốt nghiệp trong trường hợp cơ sở GDĐH có chương trình đào tạo tới 6 năm (như các ngành đào tạo Bác sĩ Y khoa) và thống kê số liệu tại thời điểm cuối năm thống kê (ngày 31 tháng 12), tính tổng số sinh viên đại học và học viên sau đại học (2) Số liệu của các chỉ số 5, 6 và 7 ghi vào ô của từng năm theo số sinh viên nhập học của năm đó, hiện còn đang theo học (5) hay đã tốt nghiệp trong năm qua (6, 7), cả đại học và sau đại học Ghi chú: (1) Thống kê tối đa 10 năm để có số liệu tính toán tỷ lệ tốt nghiệp trong trường hợp cơ sở GDĐH có chương trình đào tạo tới 6 năm (như các ngành đào tạo Bác sĩ Y khoa) và thống kê số liệu tại thời điểm cuối năm thống kê (ngày 31 tháng 12), tính tổng số sinh viên đại học và học viên sau đại học (2) Số liệu của các chỉ số 5, 6 và 7 ghi vào ô của từng năm theo số sinh viên nhập học của năm đó, hiện còn đang theo học (5) hay đã tốt nghiệp trong năm qua (6, 7), cả đại học và sau đại học Ghi chú: (1) Thống kê tối đa 10 năm để có số liệu tính toán tỷ lệ tốt nghiệp trong trường hợp cơ sở GDĐH có chương trình đào tạo tới 6 năm (như các ngành đào tạo Bác sĩ Y khoa) và thống kê số liệu tại thời điểm cuối năm thống kê (ngày 31 tháng 12), tính tổng số sinh viên đại học và học viên sau đại học (2) Số liệu của các chỉ số 5, 6 và 7 ghi vào ô của từng năm theo số sinh viên nhập học của năm đó, hiện còn đang theo học (5) hay đã tốt nghiệp trong năm qua (6, 7), cả đại học và sau đại học Ghi chú: (1) Thống kê tối đa 10 năm để có số liệu tính toán tỷ lệ tốt nghiệp trong trường hợp cơ sở GDĐH có chương trình đào tạo tới 6 năm (như các ngành đào tạo Bác sĩ Y khoa) và thống kê số liệu tại thời điểm cuối năm thống kê (ngày 31 tháng 12), tính tổng số sinh viên đại học và học viên sau đại học (2) Số liệu của các chỉ số 5, 6 và 7 ghi vào ô của từng năm theo số sinh viên nhập học của năm đó, hiện còn đang theo học (5) hay đã tốt nghiệp trong năm qua (6, 7), cả đại học và sau đại học Ghi chú: (1) Thống kê tối đa 10 năm để có số liệu tính toán tỷ lệ tốt nghiệp trong trường hợp cơ sở GDĐH có chương trình đào tạo tới 6 năm (như các ngành đào tạo Bác sĩ Y khoa) và thống kê số liệu tại thời điểm cuối năm thống kê (ngày 31 tháng 12), tính tổng số sinh viên đại học và học viên sau đại học (2) Số liệu của các chỉ số 5, 6 và 7 ghi vào ô của từng năm theo số sinh viên nhập học của năm đó, hiện còn đang theo học (5) hay đã tốt nghiệp trong năm qua (6, 7), cả đại học và sau đại học Ghi chú: (1) Thống kê tối đa 10 năm để có số liệu tính toán tỷ lệ tốt nghiệp trong trường hợp cơ sở GDĐH có chương trình đào tạo tới 6 năm (như các ngành đào tạo Bác sĩ Y khoa) và thống kê số liệu tại thời điểm cuối năm thống kê (ngày 31 tháng 12), tính tổng số sinh viên đại học và học viên sau đại học (2) Số liệu của các chỉ số 5, 6 và 7 ghi vào ô của từng năm theo số sinh viên nhập học của năm đó, hiện còn đang theo học (5) hay đã tốt nghiệp trong năm qua (6, 7), cả đại học và sau đại học Ghi chú: (1) Thống kê tối đa 10 năm để có số liệu tính toán tỷ lệ tốt nghiệp trong trường hợp cơ sở GDĐH có chương trình đào tạo tới 6 năm (như các ngành đào tạo Bác sĩ Y khoa) và thống kê số liệu tại thời điểm cuối năm thống kê (ngày 31 tháng 12), tính tổng số sinh viên đại học và học viên sau đại học (2) Số liệu của các chỉ số 5, 6 và 7 ghi vào ô của từng năm theo số sinh viên nhập học của năm đó, hiện còn đang theo học (5) hay đã tốt nghiệp trong năm qua (6, 7), cả đại học và sau đại học Ghi chú: (1) Thống kê tối đa 10 năm để có số liệu tính toán tỷ lệ tốt nghiệp trong trường hợp cơ sở GDĐH có chương trình đào tạo tới 6 năm (như các ngành đào tạo Bác sĩ Y khoa) và thống kê số liệu tại thời điểm cuối năm thống kê (ngày 31 tháng 12), tính tổng số sinh viên đại học và học viên sau đại học (2) Số liệu của các chỉ số 5, 6 và 7 ghi vào ô của từng năm theo số sinh viên nhập học của năm đó, hiện còn đang theo học (5) hay đã tốt nghiệp trong năm qua (6, 7), cả đại học và sau đại học Ghi chú: (1) Thống kê tối đa 10 năm để có số liệu tính toán tỷ lệ tốt nghiệp trong trường hợp cơ sở GDĐH có chương trình đào tạo tới 6 năm (như các ngành đào tạo Bác sĩ Y khoa) và thống kê số liệu tại thời điểm cuối năm thống kê (ngày 31 tháng 12), tính tổng số sinh viên đại học và học viên sau đại học (2) Số liệu của các chỉ số 5, 6 và 7 ghi vào ô của từng năm theo số sinh viên nhập học của năm đó, hiện còn đang theo học (5) hay đã tốt nghiệp trong năm qua (6, 7), cả đại học và sau đại học |
|
Bảng 5B: Quy mô đào tạo theo lĩnh vực và theo trình độ đào tạo
Thời điểm thống kê: 31/12/ 20...
|
LĨNH VỰC ĐÀO TẠO |
QUY MÔ ĐH |
QUY MÔ SĐH |
TỔNG |
Quy đổi về giảng dạy |
Quy đổi về diện tích |
|
|||||
CQ |
VLVH |
ĐTTX |
ThS |
TS |
|
KGD |
Số lượng |
KDT |
Số lượng |
|||
1 |
Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,0 |
|
|
2 |
Nghệ thuật |
|
|
|
|
|
|
2,0 |
|
1,5 |
|
|
3 |
Nhân văn |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
0,8 |
|
|
4 |
Khoa học xã hội và hành vi |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
0,8 |
|
|
5 |
Báo chí và thông tin |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,0 |
|
|
6 |
Kinh doanh và quản lý |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
1,0 |
|
|
7 |
Pháp luật |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,0 |
|
|
8 |
Khoa học sự sống |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,2 |
|
|
9 |
Khoa học tự nhiên |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,2 |
|
|
10 |
Toán và thống kê |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
1,0 |
|
|
11 |
Máy tính và công nghệ thông tin |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
1,2 |
|
|
12 |
Công nghệ kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,2 |
|
|
13 |
Kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,2 |
|
|
14 |
Sản xuất và chế biến |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,2 |
|
|
15 |
Kiến trúc và xây dựng |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,2 |
|
|
16 |
Nông, lâm nghiệp và thủy sản |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,5 |
|
|
17 |
Thú y |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,2 |
|
|
18 |
Sức khỏe |
|
|
|
|
|
|
1,4 |
|
1,2 |
|
|
19 |
Dịch vụ xã hội |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
1,0 |
|
|
20 |
Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
1,2 |
|
|
21 |
Dịch vụ vận tải |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
1,2 |
|
|
22 |
Môi trường và bảo vệ môi trường |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,0 |
|
|
23 |
An ninh, quốc phòng |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
1,5 |
|
|
24 |
Lĩnh vực khác |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,0 |
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TIÊU CHUẨN 6: NGHIÊN CỨU VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
|
CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ |
TC6 |
THỰC TẾ |
KẾT QUẢ |
GIẢI TRÌNH |
6.1 |
Tỉ trọng thu khoa học-công nghệ |
5,0% |
|
|
|
6.2.1 |
Số công bố khoa học/giảng viên |
0,3 |
|
|
|
6.2.2 |
Số công bố WoS, Scopus/ giảng viên |
0,3 |
|
|
Bảng 6A: Công bố khoa học của giảng viên toàn thời gian
|
CHỈ SỐ THỐNG KÊ |
SỐ LƯỢNG |
HỆ SỐ |
QUY ĐỔI |
GHI CHÚ |
1 |
Tổng số bài báo khoa học được HĐCDGSNN công nhận không nằm trong danh mục WoS, Scopus và bằng độc quyền giải pháp hữu ích |
|
|
|
|
2 |
Tổng số công bố WoS, Scopus tất cả các lĩnh vực |
|
|
|
|
3 |
Tổng số sách chuyên khảo, số tác phẩm nghệ thuật và thành tích thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế |
|
|
|
|
4 |
Tổng số bằng độc quyền sáng chế |
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
Bảng KS.1: Kết quả khảo sát người học
Phương thức khảo sát:
|
CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN (1) |
Người học |
Số lượt khảo sát(2) |
Số lượt phản hồi(3) |
Phản hồi tích cực(4) |
Tỷ lệ phản hồi |
Tỷ lệ phản hồi tích cực |
|
1 |
Anh/ Chị hài lòng như thế nào về chất lượng và hiệu quả giảng dạy, hướng dẫn của giảng viên đối với tiến bộ học tập của bản thân? |
Đại học |
|
|
|
|
|
|
Sau đại học |
|
|
|
|
|
|
||
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Anh/ Chị hài lòng như thế nào về tổng thể quá trình đào tạo và trải nghiệm tại trường đối với sự phát triển về kiến thức, năng lực và phẩm chất của bản thân? |
Đại học |
|
|
|
|
|
|
Sau đại học |
|
|
|
|
|
|
||
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
||
3 |
Trong thời gian 12 tháng sau khi tốt nghiệp, Anh/ Chị đã có việc làm, tự tạo việc làm (hoặc đi học tiếp) phù hợp với trình độ đào tạo hay chưa? |
Đại học |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1) Câu hỏi khảo sát ý kiến có năm mức độ đánh giá: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Rất không hài lòng, Không hài lòng, Phân vân, Hài lòng, Rất hài lòng. - Đối với câu hỏi 3 (dành cho sinh viên đã tốt nghiệp): Chưa đi tìm việc; Chưa có việc làm; Có việc làm chưa phù hợp với trình độ chuyên môn; Tự tạo việc làm; Có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn; Đã đi học hoặc chuẩn bị đi học trình độ cao hơn. (2) Số lượt khảo sát tính theo tổng số lượt người học được gửi và đề nghị trả lời câu hỏi khảo sát (bao gồm tất cả hình thức đào tạo). Đối với hình thức khảo sát theo lớp học, một sinh viên có thể tham gia nhiều lượt khảo sát (theo từng lớp học, đối với từng giảng viên). Đối với các hình thức khảo sát tổng thể, mỗi sinh viên tham gia một lượt khảo sát, số lượt khảo sát bằng tổng số sinh viên. Đối với hình thức khảo sát chọn mẫu, số lượt khảo sát ít nhất bằng 20% số sinh viên và phải mang tính ngẫu nhiên, đại diện cho tất cả các khóa đào tạo và chương trình đào tạo. (3) Số lượt sinh viên gửi ý kiến phản hồi hợp lệ (sau khi loại bỏ những phiếu trả lời hoàn toàn trống hoặc những phiếu có chứa thông tin mâu thuẫn, phiếu của một sinh viên gửi nhiều lần...). (4) Số phản hồi tích cực là số chọn hai mức độ đánh giá cao nhất: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Là số lượt sinh viên đánh giá từ mức 'Hài lòng' trở lên (Hài lòng, Rất hài lòng). - Đối với câu hỏi 3: Là số lượt sinh viên tốt nghiệp lựa chọn 'Có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn' hoặc 'Tự tạo việc làm' hoặc 'Đã đi học hoặc chuẩn bị đi học trình độ cao hơn' Ghi chú: (1) Câu hỏi khảo sát ý kiến có năm mức độ đánh giá: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Rất không hài lòng, Không hài lòng, Phân vân, Hài lòng, Rất hài lòng. - Đối với câu hỏi 3 (dành cho sinh viên đã tốt nghiệp): Chưa đi tìm việc; Chưa có việc làm; Có việc làm chưa phù hợp với trình độ chuyên môn; Tự tạo việc làm; Có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn; Đã đi học hoặc chuẩn bị đi học trình độ cao hơn. (2) Số lượt khảo sát tính theo tổng số lượt người học được gửi và đề nghị trả lời câu hỏi khảo sát (bao gồm tất cả hình thức đào tạo). Đối với hình thức khảo sát theo lớp học, một sinh viên có thể tham gia nhiều lượt khảo sát (theo từng lớp học, đối với từng giảng viên). Đối với các hình thức khảo sát tổng thể, mỗi sinh viên tham gia một lượt khảo sát, số lượt khảo sát bằng tổng số sinh viên. Đối với hình thức khảo sát chọn mẫu, số lượt khảo sát ít nhất bằng 20% số sinh viên và phải mang tính ngẫu nhiên, đại diện cho tất cả các khóa đào tạo và chương trình đào tạo. (3) Số lượt sinh viên gửi ý kiến phản hồi hợp lệ (sau khi loại bỏ những phiếu trả lời hoàn toàn trống hoặc những phiếu có chứa thông tin mâu thuẫn, phiếu của một sinh viên gửi nhiều lần...). (4) Số phản hồi tích cực là số chọn hai mức độ đánh giá cao nhất: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Là số lượt sinh viên đánh giá từ mức 'Hài lòng' trở lên (Hài lòng, Rất hài lòng). Ghi chú: (1) Câu hỏi khảo sát ý kiến có năm mức độ đánh giá: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Rất không hài lòng, Không hài lòng, Phân vân, Hài lòng, Rất hài lòng. - Đối với câu hỏi 3 (dành cho sinh viên đã tốt nghiệp): Chưa đi tìm việc; Chưa có việc làm; Có việc làm chưa phù hợp với trình độ chuyên môn; Tự tạo việc làm; Có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn; Đã đi học hoặc chuẩn bị đi học trình độ cao hơn. (2) Số lượt khảo sát tính theo tổng số lượt người học được gửi và đề nghị trả lời câu hỏi khảo sát (bao gồm tất cả hình thức đào tạo). Đối với hình thức khảo sát theo lớp học, một sinh viên có thể tham gia nhiều lượt khảo sát (theo từng lớp học, đối với từng giảng viên). Đối với các hình thức khảo sát tổng thể, mỗi sinh viên tham gia một lượt khảo sát, số lượt khảo sát bằng tổng số sinh viên. Đối với hình thức khảo sát chọn mẫu, số lượt khảo sát ít nhất bằng 20% số sinh viên và phải mang tính ngẫu nhiên, đại diện cho tất cả các khóa đào tạo và chương trình đào tạo. (3) Số lượt sinh viên gửi ý kiến phản hồi hợp lệ (sau khi loại bỏ những phiếu trả lời hoàn toàn trống hoặc những phiếu có chứa thông tin mâu thuẫn, phiếu của một sinh viên gửi nhiều lần...). (4) Số phản hồi tích cực là số chọn hai mức độ đánh giá cao nhất: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Là số lượt sinh viên đánh giá từ mức 'Hài lòng' trở lên (Hài lòng, Rất hài lòng). Ghi chú: (1) Câu hỏi khảo sát ý kiến có năm mức độ đánh giá: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Rất không hài lòng, Không hài lòng, Phân vân, Hài lòng, Rất hài lòng. - Đối với câu hỏi 3 (dành cho sinh viên đã tốt nghiệp): Chưa đi tìm việc; Chưa có việc làm; Có việc làm chưa phù hợp với trình độ chuyên môn; Tự tạo việc làm; Có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn; Đã đi học hoặc chuẩn bị đi học trình độ cao hơn. (2) Số lượt khảo sát tính theo tổng số lượt người học được gửi và đề nghị trả lời câu hỏi khảo sát (bao gồm tất cả hình thức đào tạo). Đối với hình thức khảo sát theo lớp học, một sinh viên có thể tham gia nhiều lượt khảo sát (theo từng lớp học, đối với từng giảng viên). Đối với các hình thức khảo sát tổng thể, mỗi sinh viên tham gia một lượt khảo sát, số lượt khảo sát bằng tổng số sinh viên. Đối với hình thức khảo sát chọn mẫu, số lượt khảo sát ít nhất bằng 20% số sinh viên và phải mang tính ngẫu nhiên, đại diện cho tất cả các khóa đào tạo và chương trình đào tạo. (3) Số lượt sinh viên gửi ý kiến phản hồi hợp lệ (sau khi loại bỏ những phiếu trả lời hoàn toàn trống hoặc những phiếu có chứa thông tin mâu thuẫn, phiếu của một sinh viên gửi nhiều lần...). (4) Số phản hồi tích cực là số chọn hai mức độ đánh giá cao nhất: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Là số lượt sinh viên đánh giá từ mức 'Hài lòng' trở lên (Hài lòng, Rất hài lòng). Ghi chú: (1) Câu hỏi khảo sát ý kiến có năm mức độ đánh giá: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Rất không hài lòng, Không hài lòng, Phân vân, Hài lòng, Rất hài lòng. - Đối với câu hỏi 3 (dành cho sinh viên đã tốt nghiệp): Chưa đi tìm việc; Chưa có việc làm; Có việc làm chưa phù hợp với trình độ chuyên môn; Tự tạo việc làm; Có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn; Đã đi học hoặc chuẩn bị đi học trình độ cao hơn. (2) Số lượt khảo sát tính theo tổng số lượt người học được gửi và đề nghị trả lời câu hỏi khảo sát (bao gồm tất cả hình thức đào tạo). Đối với hình thức khảo sát theo lớp học, một sinh viên có thể tham gia nhiều lượt khảo sát (theo từng lớp học, đối với từng giảng viên). Đối với các hình thức khảo sát tổng thể, mỗi sinh viên tham gia một lượt khảo sát, số lượt khảo sát bằng tổng số sinh viên. Đối với hình thức khảo sát chọn mẫu, số lượt khảo sát ít nhất bằng 20% số sinh viên và phải mang tính ngẫu nhiên, đại diện cho tất cả các khóa đào tạo và chương trình đào tạo. (3) Số lượt sinh viên gửi ý kiến phản hồi hợp lệ (sau khi loại bỏ những phiếu trả lời hoàn toàn trống hoặc những phiếu có chứa thông tin mâu thuẫn, phiếu của một sinh viên gửi nhiều lần...). (4) Số phản hồi tích cực là số chọn hai mức độ đánh giá cao nhất: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Là số lượt sinh viên đánh giá từ mức 'Hài lòng' trở lên (Hài lòng, Rất hài lòng). Ghi chú: (1) Câu hỏi khảo sát ý kiến có năm mức độ đánh giá: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Rất không hài lòng, Không hài lòng, Phân vân, Hài lòng, Rất hài lòng. - Đối với câu hỏi 3 (dành cho sinh viên đã tốt nghiệp): Chưa đi tìm việc; Chưa có việc làm; Có việc làm chưa phù hợp với trình độ chuyên môn; Tự tạo việc làm; Có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn; Đã đi học hoặc chuẩn bị đi học trình độ cao hơn. (2) Số lượt khảo sát tính theo tổng số lượt người học được gửi và đề nghị trả lời câu hỏi khảo sát (bao gồm tất cả hình thức đào tạo). Đối với hình thức khảo sát theo lớp học, một sinh viên có thể tham gia nhiều lượt khảo sát (theo từng lớp học, đối với từng giảng viên). Đối với các hình thức khảo sát tổng thể, mỗi sinh viên tham gia một lượt khảo sát, số lượt khảo sát bằng tổng số sinh viên. Đối với hình thức khảo sát chọn mẫu, số lượt khảo sát ít nhất bằng 20% số sinh viên và phải mang tính ngẫu nhiên, đại diện cho tất cả các khóa đào tạo và chương trình đào tạo. (3) Số lượt sinh viên gửi ý kiến phản hồi hợp lệ (sau khi loại bỏ những phiếu trả lời hoàn toàn trống hoặc những phiếu có chứa thông tin mâu thuẫn, phiếu của một sinh viên gửi nhiều lần...). (4) Số phản hồi tích cực là số chọn hai mức độ đánh giá cao nhất: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Là số lượt sinh viên đánh giá từ mức 'Hài lòng' trở lên (Hài lòng, Rất hài lòng). Ghi chú: (1) Câu hỏi khảo sát ý kiến có năm mức độ đánh giá: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Rất không hài lòng, Không hài lòng, Phân vân, Hài lòng, Rất hài lòng. - Đối với câu hỏi 3 (dành cho sinh viên đã tốt nghiệp): Chưa đi tìm việc; Chưa có việc làm; Có việc làm chưa phù hợp với trình độ chuyên môn; Tự tạo việc làm; Có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn; Đã đi học hoặc chuẩn bị đi học trình độ cao hơn. (2) Số lượt khảo sát tính theo tổng số lượt người học được gửi và đề nghị trả lời câu hỏi khảo sát (bao gồm tất cả hình thức đào tạo). Đối với hình thức khảo sát theo lớp học, một sinh viên có thể tham gia nhiều lượt khảo sát (theo từng lớp học, đối với từng giảng viên). Đối với các hình thức khảo sát tổng thể, mỗi sinh viên tham gia một lượt khảo sát, số lượt khảo sát bằng tổng số sinh viên. Đối với hình thức khảo sát chọn mẫu, số lượt khảo sát ít nhất bằng 20% số sinh viên và phải mang tính ngẫu nhiên, đại diện cho tất cả các khóa đào tạo và chương trình đào tạo. (3) Số lượt sinh viên gửi ý kiến phản hồi hợp lệ (sau khi loại bỏ những phiếu trả lời hoàn toàn trống hoặc những phiếu có chứa thông tin mâu thuẫn, phiếu của một sinh viên gửi nhiều lần...). (4) Số phản hồi tích cực là số chọn hai mức độ đánh giá cao nhất: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Là số lượt sinh viên đánh giá từ mức 'Hài lòng' trở lên (Hài lòng, Rất hài lòng). Ghi chú: (1) Câu hỏi khảo sát ý kiến có năm mức độ đánh giá: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Rất không hài lòng, Không hài lòng, Phân vân, Hài lòng, Rất hài lòng. - Đối với câu hỏi 3 (dành cho sinh viên đã tốt nghiệp): Chưa đi tìm việc; Chưa có việc làm; Có việc làm chưa phù hợp với trình độ chuyên môn; Tự tạo việc làm; Có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn; Đã đi học hoặc chuẩn bị đi học trình độ cao hơn. (2) Số lượt khảo sát tính theo tổng số lượt người học được gửi và đề nghị trả lời câu hỏi khảo sát (bao gồm tất cả hình thức đào tạo). Đối với hình thức khảo sát theo lớp học, một sinh viên có thể tham gia nhiều lượt khảo sát (theo từng lớp học, đối với từng giảng viên). Đối với các hình thức khảo sát tổng thể, mỗi sinh viên tham gia một lượt khảo sát, số lượt khảo sát bằng tổng số sinh viên. Đối với hình thức khảo sát chọn mẫu, số lượt khảo sát ít nhất bằng 20% số sinh viên và phải mang tính ngẫu nhiên, đại diện cho tất cả các khóa đào tạo và chương trình đào tạo. (3) Số lượt sinh viên gửi ý kiến phản hồi hợp lệ (sau khi loại bỏ những phiếu trả lời hoàn toàn trống hoặc những phiếu có chứa thông tin mâu thuẫn, phiếu của một sinh viên gửi nhiều lần...). (4) Số phản hồi tích cực là số chọn hai mức độ đánh giá cao nhất: - Đối với câu hỏi 1 và 2: Là số lượt sinh viên đánh giá từ mức 'Hài lòng' trở lên (Hài lòng, Rất hài lòng). |
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 01/2024/TT-BGDDT |
Hanoi, February 05, 2024 |
CIRCULAR
PROMULGATION OF HIGHER EDUCATION INSTITUTION STANDARD
Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18th 2012; the Law dated November 19th 2018 on amendments to the Law on Higher Education;
Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2022/ND-CP dated October 24th 2022 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;
At the request of the Director of Higher Education Department,
The Minister of Education and Training promulgates a Circular promulgating the Higher Education Institution Standard.
Article 1. Scope and regulated entities
1. The Higher Education Institution Standard promulgated together with this Circular includes standards and criteria that are minimum requirements for quality and operational indicators of a higher education institution.
2. This Circular applies to higher education institutions, relevant organizations and individuals.
Article 2. Purposes of the Higher Education Institution Standard
The Higher Education Institution Standard is the basis for planning and arrangement of the higher education institution network; assessment and supervision of conditions for quality assurance and accountability of higher education institutions as prescribed by law.
Article 3. Organization of implementation
1. The Ministry of Education and Training shall:
a) Instruct higher education institutions to provide and update data serving determination of indicators and assessment of fulfillment of the criteria set out in the Higher Education Institution Standard to the higher education database system;
b) Announce the results of implementation of the Higher Education Institution Standard by higher education institutions before every June 30th, starting from 2025 for the preceding reporting year.
2. Higher education institutions shall:
a) Adequately, accurately and uniformly provide and update data serving determination of indicators and assessment of fulfillment of the criteria set out in the Higher Education Institution Standard to the higher education database system. Data shall be finalized every December 31st; financial data shall be finalized on March 31st of the succeeding year.
b) Implement necessary measures to frequently supervise, improve quality and efficiency of higher education, satisfy all standards and criteria in the Higher Education Institution Standard applicable to higher education institutions from 2025;
c) Provide explanation for students, competent authorities and relevant parties for quality and efficiency of higher education via the results of implementation of the Higher Education Institution Standard.
Article 4. Implementation clauses
1. This Circular comes into force as of March 22nd 2024.
2. Circular No. 24/2015/TT-BGDDT dated September 23rd 2015 of the Minister of Education and Training on national standards for higher education institution is annulled.
3. The Chief of Office, Director of Higher Education Department, heads of relevant units of the Ministry of Education and Training; principals and Directors of higher education institutions, heads of relevant organizations and relevant individuals are responsible for the implementation of this Circular./.
|
PP MINISTER |
HIGHER EDUCATION INSTITUTION STANDARD
(Promulgated together with Circular No. 01/2024/TT-BGDDT dated February 5th 2024 of the Minister of Education and Training)
I. DEFINITIONS
1. Students are people who are studying and doing scientific research at a higher education institution, including students following higher education programs, specialized training programs procedures award Level 6 or Level 7 diplomas according to Vietnamese Qualifications Framework (hereinafter referred to as "undergraduate students"); people following master's training programs or any program that awards an equivalent diploma (hereinafter referred to as "master's students"); graduate students following doctoral training programs or any program that awards an equivalent diploma. Full-time students are students following full-time programs at higher education institutions.
2. Converted quantity of students equals (=) the actual quantity of students multiplied by (x) the coefficient of training level, academic discipline and mode of training. The converted quantity of full-time students equals (=) the actual quantity of full-time students multiplied by (x) a coefficient according to the level and discipline of training.
3. Graduates are qualified people who have been awarded graduation certificates by higher education institutions, or have been granted bachelor's degrees, master's degrees, doctoral degrees or equivalent diplomas by higher education institutions. University graduates are people who have graduated from undergraduate programs or specialized programs that award diplomas that are equivalent to Level 7 of Vietnamese Qualifications Framework.
4. Full-time lecturers include:
a) Official lecturers defined in the Government’s Decree elaborating the Law on Amendments to the Law on Higher Education;
b) Lecturers who have full-time employment contracts with duration of at least 12 months in the year with the higher education institution according to regulations on the Ministry of Education and Training on works of university lecturers and do not have an employment contract with duration of at least 3 months with any other employer.
5. An official lecturer in the working age is an official lecturer who has not reached the retirement age, including the extended period for senior lecturers, assistant professors and professors as prescribed by law. Working age of official lecturers in private higher education institutions is the same as those in public higher education institutions.
6. Land area of a higher education institution is the total land area for long time use as prescribed by law, limited-time land legally owned by the higher education institution serving higher education in the local area where the headquarters or branch of the higher education institution is located.
7. Permissible floor area of construction for serving training is the total floor area of construction owned by the higher education institution directly serving training activities, including usable areas of auditoriums, lecture halls, classrooms, multi-purpose rooms, technical rooms, studios; laboratories, practice rooms, training rooms, libraries, learning resource centers; offices of managers, lecturers, employees, master's students, doctoral students, and other areas intended for teaching, study, practice, research (excluding areas of works serving domestic purposes, commercial purposes, or for lease).
8. A special training school is a university or academy with the scale of training in art, languages, literature, foreign cultures, and sports that makes up at least 70% of the school's total training scale.
9. HEMIS (Higher Education Management Information System) means the higher education database system developed and uniformly managed by the Ministry of Education and Training.
II. HIGHER EDUCATION INSTITUTION STANDARD CONTENTS
The Higher Education Institution Standard includes 6 standards with 20 criteria. The criteria shall be assessed via the indicators specified in Part IV. Data shall be finalized on December 31st of the reporting year and completed by March 31st of the year succeeding the reporting year.
Standard 1: Organization and administration
Each higher education institution shall have a stable organization structure, and an effective and transparent administration system.
Criterion 1.1. All key managerial positions (president of the school board/university board and principal/director of the higher education institution) are filled. 2 positions are not be simultaneously vacant for more than 6 months.
Criterion 1.2. Internal regulations are fully promulgated in accordance with the Law on Higher Education.
Criterion 1.3. The strategies and plans for development of the higher education institution is promulgated, implemented and supervised effectively via the key performance indicators. At least 50% of the primary performance indicators improve every year.
Criterion 1.4. Student management database, quality assurance conditions and performance of the higher education institution are inter-connected, fully, accurately, promptly and uniformly updated on HEMIS.
Standard 2: Lecturers
The quantity, level and available time of lecturers of the higher education institution are adequate for assurance of teaching and research quality.
Criterion 2.1. The converted quality of students to full-time lecturers according to level, discipline and training mode does not exceed 40.
Criterion 2.2. The ratio of official lecturers in the working age to total full-time lecturers is not smaller than 70%.
Criterion 2.3. The ratio of full-time lecturers having doctoral degrees:
a) is not smaller than 20%, and from 2030 not smaller than 30% for higher education institutions that do not provide doctoral training; is not smaller than 5%, and from 2030 not smaller than 10% for special training schools that do not provide doctoral training;
b) is not smaller than 40%, and from 2030 not smaller than 50% for higher education institutions that provide doctoral training; is not smaller than 10%, and from 2030 not smaller than 15% for special training schools that provide doctoral training.
Standard 3: Infrastructure
The premises, infrastructure, information and learning material system of the higher education institution satisfies requirements for assurance of teaching, study and research quality.
Criterion 3.1. From 2030, the average land area (multiplied by coefficient of location) per full-time student converted according to training level and discipline is not smaller than 25 m2.
Criterion 3.2. The average floor area of construction per full-time student converted according to training level and discipline is not smaller than 2,8 m2, at least 70% of the full-time lecturers have separate work space.
Criterion 3.3. The library and learning resource center has adequate textbooks, monographs and other learning resources according to requirements of the training programs, where:
a) There are at least 40 titles of textbooks, monographs per academic discipline of each level;
b) The quantity of copies of textbooks, monographs per student converted according to training level is not smaller than 5.
Criterion 3.4. The quantity of subject suitable for online teaching makes up at least 10% of the total subjects being taught in the year; the Internet traffic per one thousand students is not smaller than the average fixed broadband speed of Vietnam.
Standard 4: Finance
The higher education institution is able to maintain financial balance, efficiency and the ability to develop sustainably.
Criterion 4.1. Operating margin, which is the average ratio of difference between revenue and expense to total revenue over the last 3 years, is from 0% to 30%.
Criterion 4.2. The sustainable development indicator, which is the arithmetic mean of the growth of total revenue and growth of non-tuition revenue and assistance in recurrent expenses from the State and investors over the last 3 years, is not a negative number.
Standard 5: Recruitment and training
The higher education institution is able to maintain the quality and effectiveness of recruitment, training and support for students.
Criterion 5.1. The average ratio of enrolled students to annual enrolment target over the last 3 years is at least 50%; The training scale is not downsized by more than 30% compared to the last 3 years, unless the downsizing is part of the development orientation of the higher education institution.
Criterion 5.2. The dropout rate, which is the annual ratio of undergraduate students who stop studying in the year, does not exceed 10%. The first-year dropout rate does not exceed 15%.
Criterion 5.3. The graduation ratio, which is the ratio of students who graduate late by less than 2 years from the normal graduation time, is at least 60%; the on-time graduation ratio is at least 40%.
Criterion 5.4. The ratio of students who are satisfied with lecturers in terms of teaching quality and effectiveness is not lower than 70%; the ratio of graduates who are satisfied with the overall study process and experience is not lower than 70%.
Criterion 5.5. The ratio of university graduates who have jobs that match their education, are self-employed or take postgraduate courses within 12 months is not lower than 70%.
Standard 6: Research and innovation
The higher education institution is capable of research and innovation, displayed through revenue from these activities and scientific publications.
Criterion 6.1. The average ratio of revenue from science and technology activities to total revenue of the higher education institution that provides doctoral training (multiplied by coefficient of academic discipline) of the last 3 years is not lower than 5%.
Criterion 6.2. The average number of scientific and technological publications per full-time lecturer is at least 0,3 article per year. If the higher education institution provides doctoral training and is not a special training school, this number shall be at least 0,6 article per year. Among them, the number of articles on Web of Science or Scopus (multiplied by coefficient of academic discipline) shall be at least 0,3 article per year.
III. APPLICATION OF THE HIGHER EDUCATION INSTITUTION STANDARD
1. The standards and criteria shall be fully applied to higher education institutions, except for the following cases in which they can be partially applied:
a) If the higher education institution is recently established and has not carried out student recruitment, only apply Standards 1, 2 and 3, except Criteria 1.4 and 3.4, where the recruitment targets are estimates.
b) If the higher education institution has been operating for not long enough to have graduates, only apply Standards 1, 2 and 3.
c) Higher education institutions affiliated to the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall not apply Standards 4, Criteria 1.1 And 6.1.
d) If the higher education institution has been operating for less than 10 years, do not apply Criterion 4.1.
2. Branches of higher education institutions shall apply Standards 3 and 5.
3. If the higher education institution is a parent university that has member universities: All Standards and Criteria shall apply to the parent university and member universities, where shared resources (lecturers, infrastructure) shall be determined according to the usage coefficient of each member university.
IV. GUIDANCE FOR DETERMINATION OF PERFORMANCE INDICATORS
1. Acronyms
HEMIS: Higher Education Management Information System
2. Indicators
Standards |
Criterion |
Indicator |
Requirement (*) |
1. Organization and administration |
1.1 |
Number of months without key managerial personnel |
≤ 06 |
1.2 |
Progress of document completion according to the Law on Higher Education |
100% |
|
1.3 |
Ratio of improved key performance indicators |
≥ 50% |
|
1.4 |
Ratio of management data updated to HEMIS |
100% |
|
2. Lecturers |
2.1 |
Ratio of students to lecturers |
≤ 40:1 |
2.2 |
Ratio of official lecturers in the working age |
≥ 70% |
|
2.3 |
Ratio of lecturers having doctoral degrees |
≥ 20% (30%) |
|
- For higher education institutions that provide doctoral training and are not special training schools |
≥ 40% (50%) |
||
- For special training schools that do not provide doctoral training |
≥ 5% (10%) |
||
- For special training schools that provide doctoral training |
≥ 10% (15%) |
||
3. Infrastructure |
3.1 |
Land area per student (m2) |
(≥ 25) |
3.2 |
1. Floor area per student (m2) |
≥ 2,8 |
|
2. Ratio of lecturers with separate work spaces |
≥ 70% |
||
3.3 |
1. Book titles per academic discipline 2. Book copies per student |
≥ 40 ≥ 05 |
|
3.4 |
1. Ratio of subjects ready for online teaching 2. Internet connection speed per one thousand of students (Mbps) |
≥ 10% ≥ average fixed broadband speed of Vietnam |
|
4. Finance |
4.1 |
3-year average operating margin |
≥ 0 and ≤ 30% |
4.2 |
Sustainable development indicator |
≥ 0 |
|
5. Recruitment and training |
5.1 |
1. 3-year average enrolment ratio 2. Ratio of training scale increase/decrease over 3 years |
≥ 50% > -30% |
5.2 |
1. Dropout rate 2. First-year dropout rate |
≤10% ≤ 15% |
|
5.3 |
1. Graduation rate 2. On-time graduation rate |
≥ 60% ≥ 40% |
|
5.4 |
1. Ratio of students satisfied with lecturers 2. Overall ratio of satisfied graduates |
≥ 70% ≥ 70% |
|
5.5 |
Ratio of employed graduates |
≥ 70% |
|
6. Research and innovation |
6.1 |
Ratio of revenue from science and technology (only applicable to higher education institutions that provide doctoral training and are not special training schools) |
≥ 5% |
6.2 |
1. Publications per lecturer - For higher education institutions that provide doctoral training and are not special training schools |
≥ 0,3 ≥ 0,6
|
|
2. WoS, Scopus publications per lecturer (only applicable to higher education institutions that provide doctoral training and are not special training schools) |
≥ 0,3 |
||
(*): The numbers on parentheses are applicable from 2030 |
Standard 1: Organization and administration
1.1 Number of months without key managerial personnel
The number of months in the reporting year over which the position of president of the school board/university board and principal/director of the higher education institution of the higher education institution are vacant.
1.2 Progress of document completion according to the Law on Higher Education
This is the progress of completion of the following documents, which are formulated by the principal/director of the higher education institution and promulgated by the university/school board in accordance with the Law on Higher Education:
1. Development strategy or plan
2. Regulation on organization and operation
3. Financial regulation
4. Democracy regulation
5. List of job positions
6. Personnel regulation
7. Quality assurance regulation
1.3 Ratio of improved key performance indicators
The ratio of improved key performance indicators (KPIs) to total KPIs specified in the development strategy of the higher education institution in the reporting year.
If the higher education institution does not have a development strategy or the development strategy does not have KPIs, this ratio shall be zero (0).
1.4 Ratio of management data updated to HEMIS
This is the ratio of Criteria in the Higher Education Institution Standard that can be automatically, accurately and promptly calculated according to the database of the higher education institution and have been updated to HEMIS by March 31st of the year succeeding the reporting year (the mandatory information and data specified in the templates of Part V and finalized on every December 31st).
Standard 2: Lecturers
2.1 Ratio of students to lecturers
The ratio of students to lecturers equals (=) the total number of students converted according to training level, academic discipline and training mode (N) divided by (:) total full-time lecturers:
N = Ʃ [N1(i) x 1,0 + N2(i) x 0,8 + N3(i) x 0,5 + N4(i) x 1,5 + N5(i) x 2,0] x KGD(i)
Where:
- N1(i): number of full-time undergraduate students within discipline (i)
- N2(i): number of part-time undergraduate students within discipline (i)
- N3(i): number of distance-learning undergraduate students within discipline (i)
- N4(i): number of master's students within discipline (i)
- N5(i): number of doctoral students within discipline (i)
- KGD(i): A teaching volume coefficient of discipline (i) specified in Section 3 at the end of this Part.
2.2 Ratio of official lecturers in the working age
The ratio of official lecturers in the working age equals (=) the number of official lecturers in the working age divided by (:) the total number of full-time lecturers.
2.3 Ratio of lecturers having doctoral degrees
The ratio of lecturers having doctoral degrees equals (=) the number of lecturers having doctoral degrees divided by (:) the total number of full-time lecturers.
Standard 3: Infrastructure
3.1 Land area per student
Total land area of the higher education institution or its branch multiplied by (x) the coefficient of premises location (S) and divided by (:) the number of full-time students converted by training level and discipline (N) of the higher education institution or branch.
S = Σ S(i) x KVT(i)
N = Σ [N1(j) x 1,0 + N2(j) x 1,5 + N3(j) x 2,0] x KDT(j)
Where:
- S(i) is the land area of premises (i) where the higher education institution has the right to long-term use or use for a specific period of time according to land laws to serve higher education purposes, expressed as m2;
- KVT(i) is the location coefficient of premises (i)
KVT = 2,5 if the premises are located within urban districts of central-affiliated cities.
KVT = 1 if the premises are located in other areas.
- N1(j): number of full-time undergraduate students within academic discipline (j)
- N2(j): number of master's students within academic discipline (j)
- N3(j): number of doctoral students within academic discipline (j)
- KDT(j): area coefficient of discipline (j), specified in Section 3 at the end of this Part.
3.2.1 Floor area per student
Total floor area of construction directly serving training of the higher education institution or its branch (S) divided by (:) the number of full-time students converted by training level and discipline (N) of the higher education institution or branch.
S = Σ S(i) x KSD(i)
N = Σ [N1(j) x 1,0 + N2(j) x 1,5 + N3(j) x 2,0] x KDT(j)
Where:
- S(i): total floor area of construction of work (i), expressed as m2;
- KSD(i): coefficient of area usage of work (i) directly serving training purposes minus (-) floor area occupied by the walls, corridors, staircases, technical items, etc. and areas serving other purposes), KSD ≤ 0,7;
- N1(j): number of full-time undergraduate students within discipline (j)
- N2(j): number of master's students within discipline (j)
- N3(j): number of doctoral students within discipline (j)
- KDT(j): area coefficient of discipline (j), specified in Section 3 at the end of this Part.
3.2.2 Ratio of lecturers with separate work spaces
This is the ratio of full-time lecturers who are assigned separate working areas and furniture at the higher education institution in a common room or private rooms with at least 6 m2 per person.
In case of a branch, the number of common full-time lecturers shall be used for determination of recruitment target of the branch.
3.3.1 Number of book titles per academic discipline
The total number of titles of textbooks and monographs in the library, learning resource center of the higher education institution divided to the total number of academic discipline being taught at the higher education institution, where:
- The number of titles of textbooks and monographs include printed and electronic books according to requirements of the training programs and can be read online, onsite or borrowed free of charge by students and lecturers.
- Total number of academic disciplines = Number of undergraduate discipline + Number of master's training disciplines or equivalent disciplines + Number of doctoral training disciplines or equivalent disciplines
3.3.2 Book copies per student
The number of copies of textbooks and monographs per student converted according to training level shall be calculated using the following formula:
[M1/M] x 5 + M2/[M - M1] x M3/N
Where:
- M: Total number of titles of textbooks and monographs required by all training programs and academic disciplines;
- M1: Number of electronic book titles that can be accessed online by students and school personnel;
- M2: Number of printed book titles;
- M3: Number of printed book copies;
- N: Converted number of students, N = Σ N1 x 1,0 + N2 x 1,5 + N3 x 2,0
- N1, N2, N3 are the total numbers of undergraduate students, master's students and doctoral students of the higher education institution or branch, respectively.
3.4.1 Ratio of subjects ready for online teaching
The number of subjects more than 50% of the volume of which is ready for online teaching divided by (:) the total number of subjects being taught in the year.
A subject will be considered ready for online teaching when the higher education institution has sufficient conditions for management and organization of online teaching of more than 50% of the volume of the subject.
3.4.2 Internet connection speed per one thousand of students
The Internet connection speed (Mbps) or total bandwidth of internet subscribers divided by (:) total number of students and rounded up to the nearest thousands.
The average fixed broadband network speed of Vietnam is the arithmetic mean of the average download speed and upload speed of the fixed broadband network nationwide in December of the reporting year according to announcement of the Ministry of Information and Communications (available on speedtest.vn).
Standard 4: Finance
4.1 3-year average operating margin
The average operating margin of the last 3 years: [M(n) + M(n-1) + M (n-2)]/3
Where:
- M(n): operating margin of the reporting year (n), M(n) = [R(n) - E(n)]/R(n);
- R(n): total revenue in reporting year (n) from regular operations (including those funded by state budget) and performance of ad hoc duties (excluding funding provided by the State or investors);
- E(n): total expense in reporting year (n), including regular expenditures, expenditures on performance of ad hoc duties, and asset depreciations.
- M(n-1), M(n-2): operating margins of the preceding 2 years.
4.2 Sustainable development indicator
Arithmetic mean of the growth of total revenue and growth of non-tuition revenue over the last 3 years:
[R(n)/R(n-1) + R(n-l)/R(n-2) + R(n-2)/R(n-3) + T(n)/T(n-1) + T(n-1)/T(n-2) + T(n-2)/T(n-3)]/6 - 1
Where:
- R(n): total revenue in reporting year (n) from regular operations and performance of ad hoc duties, excluding funding provided by the State or investors;
- T(n): non-tuition revenue and funding from the State and investors for recurrent expenses in reporting year (n), excluding funding provided by the State or investors);
- R(n-1), R(n-2), T(n-1), T(n-2): total revenues and non-tuition revenues of the preceding 2 years.
Standard 5: Enrolment and training
5.1.1 3-year average enrolment ratio
Arithmetic mean of enrolment ratios of the last 3 years of all training levels and modes
T = [A(n)/B(n) + A(n-1)/B(n-1) + A(n-2)/B(n-2)]/3
Where:
- A(n), A(n-1), A(n-2): Number of students enrolled in reporting year (n) and the preceding 2 years;
- B(n), B(n-1), B(n-2): enrolment targets of reporting year (n) and the preceding 2 years;
5.1.2 Ratio of training scale increase/decrease over 3 years
The increase/decrease in training scale in 3 years divided by (:) training volume of the last 3 years, including all training levels and modes.
T = A(n)/A(n-3) - 1
Where:
- A(n): training scale of reporting year (n)
- A(n-3): training scale 3 years ago (n-3).
5.2.1 Dropout rate
The number of dropouts in the year (B) divided by (:) the total number of students that are still present at the end of the preceding year (A) who have not exceeded their maximum study time.
B = A - C - D
Where:
- C: number of students (among A) who have graduated in the year;
- D: number of students (among A) who continue studying and are present at the end of the year.
5.2.2 First-year dropout rate
The number of students who drop out in their first year of study (B1) divided by (:) the total enrolled students who are still present at the end of preceding year (A1).
B1 = A1 - C1 - D1
Where:
- C1: number of students (among A1) who have graduated in the year;
- D1: number of students (among A1) who continue studying and are present at the end of the year.
5.3.1 Graduation rate
Graduation rate T = Σ M(i)/N(i)
Where:
- N(i): total number of new students enrolled in year (i) with students graduating during the year;
- M(i): number of students enrolled in year (i) and graduate in the year, not exceeding 1,5 times the standard study time.
5.3.2 On-time graduation rate
Graduation rate T1 = Σ M1(i)/N1(i)
Where:
- N1(i): total number of students enrolled in year (i) with students graduating during the year;
- M1(i): number of students enrolled in year (i) and graduate in the year by the end of the standard study time.
5.4.1 Ratio of students satisfied with lecturers
Ratio of students satisfied with lecturers T1 = M1/N1
Where:
- M1: number of positive feedbacks ("Satisfied" or "Very satisfied") regarding the quality and effects of the lecturers' teaching on their academic progress;
- N1: total number of valid feedbacks regarding the quality and effects of the lecturers' teaching on their academic progress;
Survey requirement:
a) The higher education institution shall carry out the survey on paper or online using one of the following 2 methods:
- Carry out a survey in each class on all lecturers. A student may participate in the survey multiple times (once per class per lecturer). The survey result shall be the average results of separate lecturers;
- Carry out a survey of each student on all lecturers. Each student shall participate in one survey. The number of surveys shall equal the number of students. The survey result shall be the aggregation of all lecturers.
b) State management agencies may carry out independent surveys (for verification) of at least 20% of the students by random selection in a manner that represents all training programs and courses.
c) The uniform question shall be "How are you satisfied with the lecturers' teaching quality and effects on your academic progress?" with 5 options (Very dissatisfied, Dissatisfied, Neutral, Satisfied, Very satisfied). Only "Satisfied" and "Very satisfied" are considered positive feedbacks.
d) Invalid feedbacks are survey forms that are empty or contain conflicting information; one student's survey forms that are submitted multiple times for a survey. The valid feedbacks must make up at least 70% of the surveyed students.
5.4.2 Overall ratio of satisfied graduates
Overall ratio of satisfied graduates T2 = M2/N2
Where:
- M2: number of graduates that provide positive feedbacks about their overall study process and experience at the higher education institution regarding their improvement in knowledge, capacity and qualities;
- N2: number of graduates that participated in the survey and provide feedbacks about their academic process and experience at the higher education institution regarding their improvement in knowledge, capacity and qualities;
Survey requirement:
a) The higher education institution shall carry out the survey on paper or online for all students who graduate in the year;
b) State management agencies may carry out independent surveys (for verification) of at least 20% of the graduates by random selection in a manner that represents all training programs and courses.
c) The uniform question shall be "How are you satisfied with your overall study and experience regarding improvement of your knowledge, capacity and qualities?" with 5 options (Very dissatisfied, Dissatisfied, Neutral, Satisfied, Very satisfied). Only "Satisfied" and "Very satisfied" are considered positive feedbacks.
d) Invalid feedbacks are survey forms that are empty or contain conflicting information; one graduate's survey forms that are submitted multiple times for a survey. The valid feedbacks must make up at least 70% of the surveyed graduates.
5.5 Ratio of employed graduates
Ratio of graduates whose jobs match their education
T = N1/N
Where:
- N: total number of graduates (of all batches) in the preceding year;
- N1: number of graduates among N who, within 12 months after graduation, have jobs that match their education (including those who are still in apprenticeship or probation), are self-employed or take postgraduate courses.
N1 determination methods:
a) The higher education institution shall carry out the survey on paper or online for all students who graduate in the preceding year. N1 shall be calculated using the following formula:
N1 ≈ M1 + (N - M)/2
Where:
- M: number of graduates (among N) that provided feedbacks;
- M1: number of graduates who confirm they have jobs that match their education (including those who are still in apprenticeship or probation), are self-employed or take postgraduate courses within 12 months after graduation;
- Regarding the number of graduates who do not provide feedbacks (N - M), the employment ratio shall be generally estimated at 50%.
b) State management agencies may carry out independent surveys (for verification) of at least 20% of the students who graduate in the preceding year by random. N1 shall be calculated using the following formula:
N1 ≈ [M1 + (P - M)/2] x N/P
Where:
- P: number of graduates participating in the independent survey;
- M: number of graduates (among N) that provided feedbacks;
- M1: number of graduates who confirm they have jobs that match their education (including those who are still in apprenticeship or probation), are self-employed or take postgraduate courses within 12 months after graduation;
- Regarding the number of graduates who do not provide feedbacks (P - M), the employment ratio shall be generally estimated at 50%.
c) The Ministry of Education and Training may verify according to employment information on national databases:
N1 ≈ M1 + KN x N
Where:
- M1: number of graduates (among N) with confirmed employments (including those who are still in apprenticeship or probation);
- KN: estimated ratio of graduates who take postgraduate courses or work overseas (provided by the higher education institution).
Standard 6: Research and innovation
6.1 Ratio of revenue from science and technology
Average ratio of revenue from science and technology (scientific research, innovation and knowledge transfer) to total revenue of the higher education institution over the last 3 years:
T = [R1(n)/R(n) + R1(n-1)/R(n-1) + R1(n-2)/R(n-2)]/3 x KLV
Where:
- R(n) is total revenue in reporting year (n) from regular operations (including those funded by state budget and investors) and performance of ad hoc duties, excluding funding provided by the State or investors; R(n-1), R(n-2) are total revenues of the preceding 2 years;
- R1(n) is the revenue from scientific research, innovation and knowledge transfer (topics, research projects, knowledge transfer, counseling contracts) converted by academic disciplines in reporting year (n); R1(n-1), R1(n-2) are corresponding revenues of the preceding 2 years;
- KLV: academic discipline coefficient in reporting year (n):
KLV = Σ [M(i)/N] x KTC(i)
- M(i): number of students converted according to level of academic discipline (i) in reporting year (n):
M(i) = M1(i) x 1,0 + M2(i) x 0,8 + M3(i) x 0,5 + M4(i) x 1,5 + M5(i) x 2,0
- M1(i), M2(i), M3(i), M4(i), M5(i) are numbers of full-time, part-time, distance learning undergraduate students, master's students and doctoral students of academic discipline (i) in reporting year (n), respectively;
- N: number of students converted according to training mode and level of the higher education institution in reporting year (n):
N = Σ M(i)
- KTC(i): coefficient of budget for research and innovation converted according to academic discipline (i), specified in Section 3 at the end of this Part.
6.2.1 Publications per lecturer
Total number of scientific publications, scientific and technological works of the higher education institution recorded in year (P) divided by the number of full-time lecturers.
P = P1 + P2 x 3 + P3 x 5
Where:
- P1: total articles, convention reports on the lists announced by State Council for Professorship of Viet Nam, number of utility solution patents;
- P2: number of monographs published; art works, sport achievements that win national and international awards;
- P3: number of invention patents;
6.2.2 WoS and Scopus publications per lecturer
Total number of scientific publications of the higher education institution in the year on the list of Web of Science or Scopus divided by (:) the number of full-time lecturers.
P = P1 X KLV
Where:
- P1: Total number of articles on the lists of Web of Science or Scopus;
- KLV: coefficient according to the academic discipline structure of the entire higher education institution:
KLV = Σ [M(i)/N] x KBB(i)
- KBB(i): coefficient of academic discipline (i), specified in Section 3 at the end of this Part.
- M(i): number of students converted according to level of academic discipline (i) in reporting year (n).
- N: total number of students converted according to training level of the higher education institution in the reporting year, similarly to calculation of Criterion 6.1 (Ratio of revenue from science and technology).
3. Coefficients for conversion according to academic disciplines serving calculation of indicators
|
Academic discipline |
Coefficient of teaching volume KGD |
Coefficient of area KDT |
Coefficient of budget KTC |
Coefficient of publications KBB |
1. |
Education science and teacher training |
1 |
1 |
2 |
1,5 |
2. |
Art |
2 |
1,5 |
2 |
2 |
3. |
Humanities |
0,8 |
0,8 |
2 |
2 |
4. |
Social and behavioral science |
0,8 |
0,8 |
2 |
1,5 |
5. |
Journalism and communication |
1 |
1 |
2 |
1,5 |
6. |
Business and management |
0,8 |
1 |
2 |
1,5 |
7. |
Law |
1 |
1 |
2 |
1,5 |
8. |
Life science |
1 |
1,2 |
1,5 |
1 |
9. |
Natural science |
1 |
1,2 |
1,5 |
1 |
10. |
Mathematics and statistics |
0,8 |
1 |
1,5 |
1 |
11. |
Computer science and information technology |
0,8 |
1,2 |
1 |
1 |
12. |
Technology |
1 |
1,2 |
1 |
1 |
13. |
Engineering |
1 |
1,2 |
1 |
1 |
14. |
Manufacturing and processing |
1 |
1,2 |
1 |
1 |
15. |
Architecture and construction |
1 |
1,2 |
1,5 |
1 |
16. |
Agriculture, forestry and aquaculture |
1 |
1,5 |
1,5 |
1,5 |
17. |
Veterinary medicine |
1 |
1,2 |
1,5 |
1,5 |
18. |
Health |
1,4 |
1,2 |
1 |
1 |
19. |
Social services |
0,8 |
1 |
2 |
2 |
20. |
Tourism, hospitality, sports and personal services |
0,8 |
1,2 |
2 |
2 |
21. |
Transport services |
0,8 |
1,2 |
2 |
2 |
22. |
Environment and environmental protection |
1 |
1 |
1,5 |
1,5 |
23. |
Defense and security |
0,8 |
1,5 |
1 |
2 |
24. |
Other disciplines |
1 |
1 |
1 |
1 |
V. DATA SHEET TEMPLATES
Standard 1: Organization and administration
|
INDICATOR |
THRESHOLD |
REALITY |
RESULT |
EXPLANATION |
1.1 |
Number of months without key managerial personnel |
6 |
|
|
|
1.2 |
Progress of document completion according to the Law on Higher Education |
100% |
|
|
|
1.3 |
Ratio of improved key performance indicators |
50% |
|
|
|
1.4 |
Ratio of management data updated to HEMIS |
100% |
|
|
|
Table 1A: List of key managerial personnel
|
FULL NAME |
POSITION |
TERM OF OFFICE UNTIL |
WRITTEN DECISION |
WEBPAGE LINK |
||
Issuer |
Effective date |
|
|
||||
1 |
|
President of School/University Board |
|
|
|
||
2 |
|
Principal/Director |
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
Table 1B: Progress of document completion according to the Law on Higher Education
|
NAME OF DOCUMENT |
PROGRESS |
NUMBER, SYMBOL, DATE OF PROMULGATION |
NAME OF DOCUMENT OF THE HIGHER EDUCATION INSTITUTION |
WEBPAGE LINK |
1 |
Development strategy or plan |
|
|
|
|
2 |
Regulation on organization and operation |
|
|
|
|
3 |
Financial regulation |
|
|
|
|
4 |
Democracy regulation |
|
|
|
|
5 |
List of job positions |
|
|
|
|
6 |
Personnel regulation |
|
|
|
|
7 |
Quality assurance regulation |
|
|
|
|
Table 1C: Key performance indicators
|
KEY PERFORMANCE INDICATOR |
STRATEGIC CRITERIA |
OUTCOMES |
NOTES |
||
2021 |
2022 |
Comparison |
|
|||
1 |
Indicator 1 |
|
|
|
|
|
2 |
Indicator 2 |
|
|
|
|
|
3 |
Indicator 3 |
|
|
|
|
|
4 |
Indicator 4 |
|
|
|
|
|
6 |
... |
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
|
Table 1D: Statistics for assessment reporting
|
STATISTICS |
SUFFICIENCY OF DATA EXTRACTED FROM HEMIS |
RELIABILITY OF DATA EXTRACTED FROM HEMIS |
NOTES |
1 |
Table 1A: List of key managerial personnel |
|
|
|
2 |
Table 1B: Progress of document completion |
|
|
|
3 |
Table 1C: Key performance indicators |
|
|
|
4 |
Table 2A: Full-time lecturers |
|
|
|
5 |
Table 3A: Premises of headquarters and branches |
|
|
|
6 |
Table 3B: Works serving training and research |
|
|
|
7 |
Table 3C: Mandatory textbooks and learning materials |
|
|
|
8 |
Table 3D: Information technology infrastructure |
|
|
|
9 |
Table 4: income statement |
|
|
|
10 |
Table 5A: Recruitment and training results |
|
|
|
11 |
Table 5B: Training scale by discipline and level |
|
|
|
12 |
Table 6A: Scientific publications of lecturers |
|
|
|
13 |
table KS-1: Student survey results |
|
|
|
STANDARD 2: LECTURERS
|
INDICATOR |
THRESHOLD |
REALITY |
RESULT |
EXPLANATION |
2.1 |
Ratio of students to lecturers |
40 |
|
|
|
2.2 |
Ratio of official lecturers in the working age |
70% |
|
|
|
2.3 |
Ratio of lecturers having doctoral degrees |
20% |
|
|
|
Table 2A: Full-time lecturers
|
STATISTICS |
Degree (1) |
Title |
Total |
Converted total |
|||
Bachelor's |
Master's |
Doctoral |
Associate professor |
Professor |
|
|
||
1 |
Full-time lecturers |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Official lecturers in the working age |
|
|
|
|
|
|
|
Notes (1) Lecturers having doctoral degrees INCLUDE those holding the rank of professor and associate professor Notes Notes Notes Notes Notes Notes Notes Notes |
STANDARD 3: INFRASTRUCTURE
|
INDICATOR |
THRESHOLD |
REALITY |
RESULT |
EXPLANATION |
31 |
Land area per student (m2) |
25 |
|
|
|
3.2.1 |
Floor area per student (m2) |
2,8 |
|
|
|
3.2.2 |
Ratio of lecturers with separate work spaces |
70% |
|
|
|
3.3.1 |
Book titles per academic discipline |
40 |
|
|
|
3.3.2 |
Book copies per student |
5 |
|
|
|
3.4.1 |
Ratio of subject ready for online teaching |
10% |
|
|
|
3.4.2 |
Internet connection speed per one thousand of students (Mbps) |
100 |
|
|
|
Table 3A: Premises of headquarters and branches
|
PREMISES |
Symbol |
Land area (m2) |
Location |
Converted area |
Address |
1 |
Headquarters |
|
|
|
|
|
2 |
Campus ... |
|
|
|
|
|
3 |
Branch ... |
|
|
|
|
|
4 |
... |
|
|
|
|
|
5 |
... |
|
|
|
|
|
|
TOTAL |
|
|
|
|
|
Table 3B: Works serving training and research
|
WORK |
Symbol |
Total floor area of construction |
Coefficient of area used for training |
Floor area used for training |
Address |
1 |
Building 1 |
|
|
|
|
|
2 |
Building 2 |
|
|
|
|
|
3 |
Building 3 |
|
|
|
|
|
4 |
... |
|
|
|
|
|
5 |
... |
|
|
|
|
|
|
TOTAL |
|
0 |
|
0 |
|
Table 3C: Textbooks and monographs
|
STATISTICS |
Value |
Storage location |
Notes |
1 |
Total number of academic disciplines |
|
|
|
2 |
Total number of necessary titles of textbooks and monographs |
|
|
|
3 |
Total number of titles of electronic books available for online reading |
|
|
|
4 |
Number of book titles with printed copies |
|
|
|
5 |
Number of printed book copies that can be borrowed directly |
|
|
|
6 |
Number of printed book copies per student |
|
|
|
7 |
Number of book copies (printed and electronic) per student |
|
|
|
Table 3D: Information technology infrastructure
|
STATISTICS |
Value |
Notes |
1 |
Internet connection speed or bandwidth (Mpbs) |
|
|
2 |
Total number of subjects taught in the year |
|
|
3 |
Number of subjects ready for online teaching of over 50% of their volume |
|
|
STANDARD 4: FINANCE
|
INDICATOR |
THRESHOLD |
REALITY |
RESULT |
EXPLANATION |
4.1 |
3-year average operating margin |
0%; 30% |
|
|
|
4.2 |
Sustainable development indicator |
0,0% |
|
|
|
Table 4: Revenues and expenditures in the year
Unit: billion VND
|
STATISTICS |
2022 |
2021 |
2020 |
2019 |
NOTES |
A |
TOTAL OPERATING REVENUE |
|
|
|
|
|
I |
Assistance in recurrent expenses from the State/investors |
|
|
|
|
|
II |
Revenues from education and training |
|
|
|
|
|
1 |
Tuitions and fees collected from students |
|
|
|
|
|
2 |
Contracts and donations from state budget |
|
|
|
|
|
3 |
External contracts and donations |
|
|
|
|
|
4 |
Other revenues |
|
|
|
|
|
III |
Revenues from science and technology |
|
|
|
|
|
1 |
Contracts and donations from state budget |
|
|
|
|
|
2 |
External contracts and donations |
|
|
|
|
|
3 |
Other revenue |
|
|
|
|
|
IV |
Other incomes (net income) |
|
|
|
|
|
|
Total revenue from tuitions and assistance in recurrent expenses |
|
|
|
|
|
B |
TOTAL OPERATING EXPENSE |
|
|
|
|
|
I |
Expenditure on payment of salaries and remunerations |
|
|
|
|
|
1 |
Expenditure on salaries and remunerations of lecturers |
|
|
|
|
|
2 |
Expenditure on salaries and remunerations of other employees |
|
|
|
|
|
II |
Expenditure on infrastructure and services |
|
|
|
|
|
1 |
Expenditure on training |
|
|
|
|
|
2 |
Expenditure on research |
|
|
|
|
|
3 |
Expenditure on personnel development |
|
|
|
|
|
4 |
General costs and other expenditures |
|
|
|
|
|
III |
Expenditure on assistance for students |
|
|
|
|
|
1 |
Expenditure on scholarship and study assistance |
|
|
|
|
|
2 |
Expenditure on research activities |
|
|
|
|
|
3 |
Expenditure on other activities |
|
|
|
|
|
IV |
Other expenditures |
|
|
|
|
|
C |
DIFFERENCE BETWEEN REVENUE AND EXPENSE |
|
|
|
|
|
|
Difference between revenue and expense/Total revenue |
|
|
|
|
|
STANDARD 5: ENROLMENT AND TRAINING
|
INDICATOR |
THRESHOLD |
REALITY |
RESULT |
EXPLANATION |
5.1.1 |
3-year average ratio of enrolment |
50,0% |
|
|
|
5.1.2 |
Ratio of training volume increase/decrease over 3 years |
-30,0% |
|
|
|
5.2.1 |
Dropout rate |
10,0% |
|
|
|
5.2.2 |
First-year dropout rate |
15,0% |
|
|
|
5.3.1 |
Graduation rate |
60,0% |
|
|
|
5.3.2 |
On-time graduation rate |
40,0% |
|
|
|
5.4.1 |
Ratio of students satisfied with lecturers |
70,0% |
|
|
|
5.4.2 |
Overall ratio of satisfied graduates |
70,0% |
|
|
|
5.5 |
5.5 Ratio of graduates whose employments are appropriate for their academic training |
70,0% |
|
|
|
Table 5A: Recruitment and training results (both undergraduate and graduate programs)
Date: 31/12/ 20...
|
INDICATOR |
YEAR OF STATISTICS PRODUCTION |
|||||||||
|
10-year training scale and recruitment (1) |
2024 |
2023 |
2022 |
2021 |
2020 |
2019 |
2018 |
2017 |
2016 |
2015 |
1 |
Training scale at the end of the year |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Annual recruitment target |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Annual enrolment |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Enrolment rate = Enrolment/Target |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
YEAR OF ENROLMENT |
|||||||||
|
Statistics of each course by year (2) |
2024 |
2023 |
2022 |
2021 |
2020 |
2019 |
2018 |
2017 |
2016 |
2015 |
5 |
Current number of students at the institution (3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Number of students who graduate on time in the year |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Number of students who graduate in the year but later by ≤ 0,5 time the standard study time |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Number of students who graduate in the year but later by 1,5 time the standard study time |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Number of students who graduate on time/Enrolment |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Number of students who graduate later by ≤0,5 time the standard study time/Enrolment |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Number of students who graduate later by 1,5 time the standard study time/Enrolment |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Notes: (1) The maximum period shall be 10 years in order to have data for calculation of graduation rate in case the higher education institution has training programs that last up to 6 years (such as medical doctor training). Data shall be finalized at the end of the year (December 31st), including numbers of both undergraduate students and graduate students. (2) Write results of Indicators 5, 6 and 7 in the box of each year according to the number of students enrolled in the year, number of students who are still studying (5) and number of students who have graduated in the year (6, 7), including both undergraduate and graduate students. The total number of students at the higher education institution of all years shall be equal to the total number of students present at the end (December 31st) of the last year of statistics production. Notes: (1) The maximum period shall be 10 years in order to have data for calculation of graduation rate in case the higher education institution has training programs that last up to 6 years (such as medical doctor training). Data shall be finalized at the end of the year (December 31st), including numbers of both undergraduate students and graduate students. (2) Write results of Indicators 5, 6 and 7 in the box of each year according to the number of students enrolled in the year, number of students who are still studying (5) and number of students who have graduated in the year (6, 7), including both undergraduate and graduate students. Notes: (1) The maximum period shall be 10 years in order to have data for calculation of graduation rate in case the higher education institution has training programs that last up to 6 years (such as medical doctor training). Data shall be finalized at the end of the year (December 31st), including numbers of both undergraduate students and graduate students. (2) Write results of Indicators 5, 6 and 7 in the box of each year according to the number of students enrolled in the year, number of students who are still studying (5) and number of students who have graduated in the year (6, 7), including both undergraduate and graduate students. Notes: (1) The maximum period shall be 10 years in order to have data for calculation of graduation rate in case the higher education institution has training programs that last up to 6 years (such as medical doctor training). Data shall be finalized at the end of the year (December 31st), including numbers of both undergraduate students and graduate students. (2) Write results of Indicators 5, 6 and 7 in the box of each year according to the number of students enrolled in the year, number of students who are still studying (5) and number of students who have graduated in the year (6, 7), including both undergraduate and graduate students. Notes: (1) The maximum period shall be 10 years in order to have data for calculation of graduation rate in case the higher education institution has training programs that last up to 6 years (such as medical doctor training). Data shall be finalized at the end of the year (December 31st), including numbers of both undergraduate students and graduate students. (2) Write results of Indicators 5, 6 and 7 in the box of each year according to the number of students enrolled in the year, number of students who are still studying (5) and number of students who have graduated in the year (6, 7), including both undergraduate and graduate students. Notes: (1) The maximum period shall be 10 years in order to have data for calculation of graduation rate in case the higher education institution has training programs that last up to 6 years (such as medical doctor training). Data shall be finalized at the end of the year (December 31st), including numbers of both undergraduate students and graduate students. (2) Write results of Indicators 5, 6 and 7 in the box of each year according to the number of students enrolled in the year, number of students who are still studying (5) and number of students who have graduated in the year (6, 7), including both undergraduate and graduate students. Notes: (1) The maximum period shall be 10 years in order to have data for calculation of graduation rate in case the higher education institution has training programs that last up to 6 years (such as medical doctor training). Data shall be finalized at the end of the year (December 31st), including numbers of both undergraduate students and graduate students. (2) Write results of Indicators 5, 6 and 7 in the box of each year according to the number of students enrolled in the year, number of students who are still studying (5) and number of students who have graduated in the year (6, 7), including both undergraduate and graduate students. Notes: (1) The maximum period shall be 10 years in order to have data for calculation of graduation rate in case the higher education institution has training programs that last up to 6 years (such as medical doctor training). Data shall be finalized at the end of the year (December 31st), including numbers of both undergraduate students and graduate students. (2) Write results of Indicators 5, 6 and 7 in the box of each year according to the number of students enrolled in the year, number of students who are still studying (5) and number of students who have graduated in the year (6, 7), including both undergraduate and graduate students. Notes: (1) The maximum period shall be 10 years in order to have data for calculation of graduation rate in case the higher education institution has training programs that last up to 6 years (such as medical doctor training). Data shall be finalized at the end of the year (December 31st), including numbers of both undergraduate students and graduate students. (2) Write results of Indicators 5, 6 and 7 in the box of each year according to the number of students enrolled in the year, number of students who are still studying (5) and number of students who have graduated in the year (6, 7), including both undergraduate and graduate students. Notes: (1) The maximum period shall be 10 years in order to have data for calculation of graduation rate in case the higher education institution has training programs that last up to 6 years (such as medical doctor training). Data shall be finalized at the end of the year (December 31st), including numbers of both undergraduate students and graduate students. (2) Write results of Indicators 5, 6 and 7 in the box of each year according to the number of students enrolled in the year, number of students who are still studying (5) and number of students who have graduated in the year (6, 7), including both undergraduate and graduate students. Notes: (1) The maximum period shall be 10 years in order to have data for calculation of graduation rate in case the higher education institution has training programs that last up to 6 years (such as medical doctor training). Data shall be finalized at the end of the year (December 31st), including numbers of both undergraduate students and graduate students. (2) Write results of Indicators 5, 6 and 7 in the box of each year according to the number of students enrolled in the year, number of students who are still studying (5) and number of students who have graduated in the year (6, 7), including both undergraduate and graduate students. Notes: (1) The maximum period shall be 10 years in order to have data for calculation of graduation rate in case the higher education institution has training programs that last up to 6 years (such as medical doctor training). Data shall be finalized at the end of the year (December 31st), including numbers of both undergraduate students and graduate students. (2) Write results of Indicators 5, 6 and 7 in the box of each year according to the number of students enrolled in the year, number of students who are still studying (5) and number of students who have graduated in the year (6, 7), including both undergraduate and graduate students. |
Table 5B: Training scales by discipline and level
Production date: 31/12/ 20...
|
ACADEMIC DISCIPLINE |
Training scale |
Graduate training scale |
TOTAL |
Teaching-based conversion |
Area-based conversion |
||||||
Full-time |
Part-time |
Distance learning |
Master's |
Doctoral |
|
KGD |
Quantity |
KDT |
Quantity |
|
||
1 |
Education science and teacher training |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,0 |
|
|
2 |
Art |
|
|
|
|
|
|
2,0 |
|
1,5 |
|
|
3 |
Humanities |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
0,8 |
|
|
4 |
Social and behavioral science |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
0,8 |
|
|
5 |
Journalism and communication |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,0 |
|
|
6 |
Business and management |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
1,0 |
|
|
7 |
Law |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,0 |
|
|
8 |
Life science |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,2 |
|
|
9 |
Natural science |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,2 |
|
|
10 |
Mathematics and statistics |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
1,0 |
|
|
11 |
Computer science and information technology |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
1,2 |
|
|
12 |
Technology |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,2 |
|
|
13 |
Engineering |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,2 |
|
|
14 |
Manufacturing and processing |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,2 |
|
|
15 |
Architecture and construction |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,2 |
|
|
16 |
Agriculture, forestry and aquaculture |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,5 |
|
|
17 |
Veterinary medicine |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,2 |
|
|
18 |
Health |
|
|
|
|
|
|
1,4 |
|
1,2 |
|
|
19 |
Social services |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
1,0 |
|
|
20 |
Tourism, hospitality, sports and personal services |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
1,2 |
|
|
21 |
Transport services |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
1,2 |
|
|
22 |
Environment and environmental protection |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,0 |
|
|
23 |
Defense and security |
|
|
|
|
|
|
0,8 |
|
1,5 |
|
|
24 |
Other disciplines |
|
|
|
|
|
|
1,0 |
|
1,0 |
|
|
|
TOTAL |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
STANDARD 6: RESEARCH AND INNOVATION
|
INDICATOR |
Standard 6 |
REALITY |
RESULT |
EXPLANATION |
|
6.1 |
Ratio of revenue from science and technology |
5,0% |
|
|
||
6.2.1 |
Number of scientific publications per lecturer |
0,3 |
|
|
||
6.2.2 |
Number of WoS and Scopus publications per lecturer |
0,3 |
|
|
Table 6A: Scientific publications of full-time lecturers
|
INDICATOR |
Quantity |
Coefficient |
Conversion |
Notes |
1 |
Total number of scientific articles that are recognized by State Council for Professorship but are not on the list of WoS and Scopus, and utility solution patents |
|
|
|
|
2 |
Total number of WoS and Scopus publications in all disciplines |
|
|
|
|
3 |
Total number of monographs, art works, sport achievements that win national and international awards |
|
|
|
|
4 |
Total number of invention patents |
|
|
|
|
|
Total |
|
|
|
|
Table KS.1: Student survey results
Survey method
|
SURVEY QUESTION (1) |
Student |
Number survey forms handed out (2) |
Number of feedbacks (3) |
Positive feedback (4) |
Feedback rate |
Positive feedback rate |
1 |
How are you satisfied with the lecturers' teaching quality and effects on your academic progress? |
Undergraduate |
|
|
|
|
|
Graduate |
|
|
|
|
|
||
Total |
|
|
|
|
|
||
2 |
How are you satisfied with your overall study and experience regarding improvement of your knowledge, capacity and qualities? |
Undergraduate |
|
|
|
|
|
Graduate |
|
|
|
|
|
||
Total |
|
|
|
|
|
||
3 |
Are you having a job that matches your education, taking a postgraduate course, or self-employed within 12 months after graduation? |
Undergraduate |
|
|
|
|
|
Notes: (1) There are five options to answer each question: - For questions 1 and 2: Very dissatisfied, Dissatisfied, Neutral, Satisfied, Very satisfied. - For question 3 (for students who have graduated): Not looking for a job; Not employed; Employed but not appropriated for academic training; Self-employed; Having a job that matches my education; Taking or preparing to take a postgraduate course. (2) The number of survey forms handed out (including all modes of training). In case of survey by class, a student may receive multiple survey forms (one for each lecturer). If all students are surveyed, the number of survey forms handed out shall equal the number of students. If only a number of students are surveyed, the number of survey forms handed out shall be at least 20% of the number of students, provided the participants are selected randomly and representative of all training courses and programs. (3) Number of valid feedbacks (after discarding survey forms that are empty or contain conflicting information; one student's survey forms that are submitted multiple times for a survey, etc.) (4) Number of feedbacks with the two best responses: - For questions 1 and 2: Satisfied, Very satisfied. - For question 3: Self-employed; Having a job that matches my education; Taking or preparing to take a postgraduate course. Notes: (1) There are five options to answer each question: - For questions 1 and 2: Very dissatisfied, Dissatisfied, Neutral, Satisfied, Very satisfied. - For question 3 (for students who have graduated): Not looking for a job; Not employed; Employed but not appropriated for academic training; Self-employed; Having a job that matches my education; Taking or preparing to take a postgraduate course. (2) The number of survey forms handed out (including all modes of training). In case of survey by class, a student may receive multiple survey forms (one for each lecturer). If all students are surveyed, the number of survey forms handed out shall equal the number of students. If only a number of students are surveyed, the number of survey forms handed out shall be at least 20% of the number of students, provided the participants are selected randomly and representative of all training courses and programs. (3) Number of valid feedbacks (after discarding survey forms that are empty or contain conflicting information; one student's survey forms that are submitted multiple times for a survey, etc.) (4) Number of feedbacks with the two best responses: - For questions 1 and 2: Satisfied, Very satisfied. Notes: (1) There are five options to answer each question: - For questions 1 and 2: Very dissatisfied, Dissatisfied, Neutral, Satisfied, Very satisfied. - For question 3 (for students who have graduated): Not looking for a job; Not employed; Employed but not appropriated for academic training; Self-employed; Having a job that matches my education; Taking or preparing to take a postgraduate course. (2) The number of survey forms handed out (including all modes of training). In case of survey by class, a student may receive multiple survey forms (one for each lecturer). If all students are surveyed, the number of survey forms handed out shall equal the number of students. If only a number of students are surveyed, the number of survey forms handed out shall be at least 20% of the number of students, provided the participants are selected randomly and representative of all training courses and programs. (3) Number of valid feedbacks (after discarding survey forms that are empty or contain conflicting information; one student's survey forms that are submitted multiple times for a survey, etc.) (4) Number of feedbacks with the two best responses: - For questions 1 and 2: Satisfied, Very satisfied. Notes: (1) There are five options to answer each question: - For questions 1 and 2: Very dissatisfied, Dissatisfied, Neutral, Satisfied, Very satisfied. - For question 3 (for students who have graduated): Not looking for a job; Not employed; Employed but not appropriated for academic training; Self-employed; Having a job that matches my education; Taking or preparing to take a postgraduate course. (2) The number of survey forms handed out (including all modes of training). In case of survey by class, a student may receive multiple survey forms (one for each lecturer). If all students are surveyed, the number of survey forms handed out shall equal the number of students. If only a number of students are surveyed, the number of survey forms handed out shall be at least 20% of the number of students, provided the participants are selected randomly and representative of all training courses and programs. (3) Number of valid feedbacks (after discarding survey forms that are empty or contain conflicting information; one student's survey forms that are submitted multiple times for a survey, etc.) (4) Number of feedbacks with the two best responses: - For questions 1 and 2: Satisfied, Very satisfied. Notes: (1) There are five options to answer each question: - For questions 1 and 2: Very dissatisfied, Dissatisfied, Neutral, Satisfied, Very satisfied. - For question 3 (for students who have graduated): Not looking for a job; Not employed; Employed but not appropriated for academic training; Self-employed; Having a job that matches my education; Taking or preparing to take a postgraduate course. (2) The number of survey forms handed out (including all modes of training). In case of survey by class, a student may receive multiple survey forms (one for each lecturer). If all students are surveyed, the number of survey forms handed out shall equal the number of students. If only a number of students are surveyed, the number of survey forms handed out shall be at least 20% of the number of students, provided the participants are selected randomly and representative of all training courses and programs. (3) Number of valid feedbacks (after discarding survey forms that are empty or contain conflicting information; one student's survey forms that are submitted multiple times for a survey, etc.) (4) Number of feedbacks with the two best responses: - For questions 1 and 2: Satisfied, Very satisfied. Notes: (1) There are five options to answer each question: - For questions 1 and 2: Very dissatisfied, Dissatisfied, Neutral, Satisfied, Very satisfied. - For question 3 (for students who have graduated): Not looking for a job; Not employed; Employed but not appropriated for academic training; Self-employed; Having a job that matches my education; Taking or preparing to take a postgraduate course. (2) The number of survey forms handed out (including all modes of training). In case of survey by class, a student may receive multiple survey forms (one for each lecturer). If all students are surveyed, the number of survey forms handed out shall equal the number of students. If only a number of students are surveyed, the number of survey forms handed out shall be at least 20% of the number of students, provided the participants are selected randomly and representative of all training courses and programs. (3) Number of valid feedbacks (after discarding survey forms that are empty or contain conflicting information; one student's survey forms that are submitted multiple times for a survey, etc.) (4) Number of feedbacks with the two best responses: - For questions 1 and 2: Satisfied, Very satisfied. Notes: (1) There are five options to answer each question: - For questions 1 and 2: Very dissatisfied, Dissatisfied, Neutral, Satisfied, Very satisfied. - For question 3 (for students who have graduated): Not looking for a job; Not employed; Employed but not appropriated for academic training; Self-employed; Having a job that matches my education; Taking or preparing to take a postgraduate course. (2) The number of survey forms handed out (including all modes of training). In case of survey by class, a student may receive multiple survey forms (one for each lecturer). If all students are surveyed, the number of survey forms handed out shall equal the number of students. If only a number of students are surveyed, the number of survey forms handed out shall be at least 20% of the number of students, provided the participants are selected randomly and representative of all training courses and programs. (3) Number of valid feedbacks (after discarding survey forms that are empty or contain conflicting information; one student's survey forms that are submitted multiple times for a survey, etc.) (4) Number of feedbacks with the two best responses: - For questions 1 and 2: Satisfied, Very satisfied. Notes: (1) There are five options to answer each question: - For questions 1 and 2: Very dissatisfied, Dissatisfied, Neutral, Satisfied, Very satisfied. - For question 3 (for students who have graduated): Not looking for a job; Not employed; Employed but not appropriated for academic training; Self-employed; Having a job that matches my education; Taking or preparing to take a postgraduate course. (2) The number of survey forms handed out (including all modes of training). In case of survey by class, a student may receive multiple survey forms (one for each lecturer). If all students are surveyed, the number of survey forms handed out shall equal the number of students. If only a number of students are surveyed, the number of survey forms handed out shall be at least 20% of the number of students, provided the participants are selected randomly and representative of all training courses and programs. (3) Number of valid feedbacks (after discarding survey forms that are empty or contain conflicting information; one student's survey forms that are submitted multiple times for a survey, etc.) (4) Number of feedbacks with the two best responses: - For questions 1 and 2: Satisfied, Very satisfied. |