Chương VI Luật giáo dục đại học 2012: Hoạt động hợp tác quốc tế
Số hiệu: | 08/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 18/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 04/08/2012 | Số công báo: | Từ số 473 đến số 474 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật giáo dục đại học 2012
Sau một thời gian chờ đợi, Luật giáo dục Đại học 2012 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua vào kỳ họp thứ 3 ngày 18/6/2012.
Theo đó, cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm có: Trường cao đẳng; Trường đại học, học viện; ĐH vùng, ĐH quốc gia; Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
Trong quá trình xây dựng Luật, một mục tiêu đặt ra là chất lượng ĐH phải phát triển đi đôi với quy mô cơ sở. Vì thế, Luật này đã có nhiều quy định về chất lượng GDĐH như tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục; công bố công khai chất lượng đào tạo; công bố công khai các thông tin liên quan về văn bằng cho người học trên trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH. Bên cạnh đó, sau 04 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở không được cho phép hoạt động đào tạo thì quyết định này hết hiệu lực. Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định cho phép hoạt động đào tạo có hiệu lực, nếu cơ sở không triển khai hoạt động đào tạo thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo hết hiệu lực.
Cơ sở GDĐH công lập được quyền chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí nằm trong khung học phí, lệ phí tuyển sinh do Chính phủ quy định và được công bố công khai cùng thời điểm với thông báo tuyển sinh.
Luật giáo dục đại học ra đời là một bước tiến mới trong lĩnh vực giáo dục. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
2. Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục đại học phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1. Liên kết đào tạo.
2. Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam.
3. Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.
4. Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị.
5. Bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học.
6. Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ.
7. Tham gia các tổ chức giáo dục, khoa học, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.
8. Mở văn phòng đại diện cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam ở nước ngoài.
9. Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật.
1. Liên kết đào tạo với nước ngoài là việc xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác đào tạo giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ, nhưng không hình thành pháp nhân mới.
2. Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài là chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng. Chương trình đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài.
3. Các cơ sở giáo dục đại học liên kết đào tạo với nước ngoài phải đảm bảo những điều kiện về đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình, nội dung giảng dạy; tư cách pháp lý; giấy chứng nhận kiểm định chất lượng do cơ quan kiểm định chất lượng nước ngoài cấp hoặc do Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận; giấy phép đào tạo trong lĩnh vực liên kết.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Giám đốc đại học phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tổ chức tại đại học.
5. Trường hợp chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bị đình chỉ tuyển sinh hoặc bị chấm dứt hoạt động do không duy trì điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này, cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của giảng viên, người học và người lao động; bồi hoàn kinh phí cho người học, thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giảng viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể, thanh toán các khoản nợ thuế và các khoản nợ khác (nếu có).
6. Cơ sở giáo dục đại học phải công bố công khai các thông tin liên quan về chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trên trang thông tin điện tử của nhà trường và phương tiện thông tin đại chúng.
1. Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có chức năng đại diện cho cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.
2. Văn phòng đại diện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thúc đẩy hợp tác với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thông qua việc xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học;
b) Tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, trao đổi thông tin, hội thảo, triển lãm trong lĩnh vực giáo dục đại học nhằm giới thiệu về tổ chức, cơ sở giáo dục đại học nước ngoài;
c) Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục đại học đã ký kết với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam;
d) Không được thực hiện hoạt động giáo dục đại học sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam và không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam.
3. Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có thời gian hoạt động giáo dục đại học ít nhất là 05 năm ở nước sở tại;
c) Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng;
d) Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đại học.
5. Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn ghi trong giấy phép;
b) Theo đề nghị của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thành lập văn phòng đại diện;
c) Giấy phép bị thu hồi vì không hoạt động sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép lần đầu hoặc 03 tháng, kể từ ngày được gia hạn giấy phép;
d) Bị phát hiện có sự giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện;
đ) Có những hoạt động trái với nội dung của giấy phép;
e) Vi phạm các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
1. Thực hiện các hình thức hợp tác quốc tế quy định tại Điều 44 của Luật này.
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Được bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Chính phủ có chính sách phù hợp thực hiện các cam kết song phương và đa phương, nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học theo nguyên tắc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển giáo dục đại học; tăng cường quản lý về liên doanh, liên kết giáo dục đại học với nước ngoài.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách đầu tư, chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các nhà khoa học và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động tài trợ, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; quy định cụ thể điều kiện, thủ tục về hợp tác quốc tế quy định tại các điều 44, 45 và 46 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc khuyến khích cơ sở giáo dục đại học đầu tư, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong hoạt động giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với nước ngoài; quy định việc quản lý hoạt động cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam, việc liên kết của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.
Article 43. The targets of international cooperation
1. Improving the higher education quality towards modernizations, approaching the develop higher education in the region and in the world.
2. Facilitating the sustainable development of higher education institutions, training skilled and qualified workforce serving the country’s industrialization and modernization.
Article 44. The forms of international cooperation of higher education institutions
1. Associate training.
2. Establishing representative offices of foreign higher education institutions in Vietnam.
3. Cooperating in scientific research and technology transfers, organizing science conventions and seminars.
4. Counseling, sponsoring, investing in the development of facilities and equipment.
5. Training, exchanging lecturers, researchers, management staff and students.
6. Connecting libraries, exchanging information serving the training, science and technology activities; providing training programs; exchanging the documents and results of training, science and technology activities.
7. Participating in regional and international science, education organizations and professional associations.
8. Establishing representative offices of Vietnamese higher education institutions in other countries.
9. Other forms of cooperation as prescribed by law provisions.
Article 45. Training association with foreign parties
1. Training association with foreign parties is the development and implementation of the training association program between a Vietnamese higher education institution and a foreign higher education institutions in order to issue diplomas or certificates without establishing new legal entities.
2. The training programs in association with a foreign party are formulated by both parties. The training program is completely implemented in Vietnam or partially in Vietnam and partially overseas.
3. The higher education institutions in association with foreign parties must satisfy the conditions for teaching staff, facilities, equipment, training programs and contents, legal status; the quality assessment certificate issued by foreign quality assessment agencies or by the Ministry of Education and Training; the training license of the associated field.
4. The Minister of Education and Training shall approve the training programs in association with foreign parties at the college, university, master’s and doctorate level.
The university directors shall approve the training programs in association with foreign parties at other levels apart from the college, university, master’s and doctorate level provided at the universities.
5. The enrolment and operation of training programs in association with foreign parties shall be suspended if the conditions specified in Clause 3 this Article are not satisfied. Higher education institutions must assure the lawful interests of lecturers, students and employees; reimburse the school fee, pay the teaching remuneration and other benefits of lecturers and employees under the signed labor contract or collective labor agreement, pay the tax debts and other debts (if any).
6. Higher education institutions must publicly disclose the information about the training programs in association with foreign parties on the school websites and means of mass media
Article 46. Representative offices
1. Representative offices of foreign higher education institutions represent the foreign higher education institutions.
2. A representative office has the following duties and authority:
a) Enhancing the cooperation with Vietnamese higher education institutions by expediting the formulation of cooperation programs and projects on higher education.
b) Organizing the information exchanges, consultation, seminars and exhibition of higher education in order to introduce the foreign higher education institutions;
c) Expediting and supervising the implementation of the higher education cooperation agreement signed with Vietnamese higher education institutions;
d) It is prohibited to engage in higher education activities that directly generate incomes in Vietnam, to establish branches of the representative offices in Vietnam.
3. Foreign higher education institutions are licensed to establish representative offices in Vietnam when the following conditions are satisfied:
a) Having legal status;
b) The duration of higher education operation in the home country is 05 years or longer;
c) Having specific goals, principles and charter of operation;
d) having regulations on the organization and operation of the representative office planned to be established in Vietnam in accordance with Vietnam’s law
4. The Minister of Education and Training shall license the establishment of representative offices of foreign educational institutions that engage in higher education.
5. The operation of representative offices of foreign higher education institutions is terminated in the following cases:
a) The license expires;
b) The termination is request by the foreign higher education institution that established the representative office.
c) The license is withdrawn because of no operation after 06 months as from the date of licensing, or 03 months as from the date of license extension;
d) The forgeries in the application for licensing the representative office establishment are detected;
dd) Engaging in activities contrary to the license;
e) Violating other Vietnam’s law provisions;
Article 47. Duties and authority of higher education institutions in international cooperation
1. Performing the forms of cooperation as prescribed in Article 44 of this Law.
2. Observing the Vietnam’s law provisions and the International Agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
3. Having their the lawful rights and interests protected as prescribed by Vietnam’s Law provisions and the International Agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
Article 48. Responsibilities of the State for international cooperation
1. The Government shall formulate appropriate policies on implementing the bilateral and multilateral agreements in order to facilitate the development of international cooperation among the higher education institutions towards satisfying the requirements for socio-economic development in accordance with the higher education development strategies and planning; enhancing the management of higher education association with foreign parties.
2. The Prime Minister shall formulate the policies on investment and preferential treatment in order to attract Vietnamese scientists overseas to participating in the sponsorship, training, scientific research and technology transfers; specify the conditions and procedures for international cooperation prescribed in Point 44, 45, and 46 of this Law.
3. The Minister of Education and Training shall specify the encouragement to higher education institutions to invest in and expand the international cooperation in training, scientific research, technology transfers with foreign parties; specify the management of foreign higher education institutions in Vietnam, the association between Vietnamese higher education institutions and foreign higher education institutions.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Mục tiêu của giáo dục đại học
Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học
Điều 9. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học
Điều 11. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học
Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 33. Mở ngành, chuyên ngành đào tạo
Điều 37. Tổ chức và quản lý đào tạo
Điều 38. Văn bằng giáo dục đại học
Điều 6. Trình độ và hình thức đào tạo của giáo dục đại học
Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học
Điều 9. Phân tầng cơ sở giáo dục đại học
Điều 11. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học
Điều 12. Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học
Mục 1. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 15. Cơ cấu tổ chức của đại học
Điều 19. Hội đồng khoa học và đào tạo
Điều 21. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
Điều 22. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học
Điều 28. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường cao đẳng, trường đại học, học viện
Điều 30. Nhiệm vụ và quyền hạn của viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ
Điều 32. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
Điều 33. Mở ngành, chuyên ngành đào tạo
Điều 34. Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh
Điều 36. Chương trình, giáo trình giáo dục đại học
Điều 37. Tổ chức và quản lý đào tạo
Điều 38. Văn bằng giáo dục đại học
Điều 41. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động khoa học và công nghệ
Điều 42. Trách nhiệm của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ
Điều 45. Liên kết đào tạo với nước ngoài
Điều 48. Trách nhiệm của Nhà nước về hợp tác quốc tế
Điều 49. Mục tiêu, nguyên tắc và đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Điều 50. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học
Điều 52. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
Điều 55. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên
Điều 57. Giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên
Điều 60. Nhiệm vụ và quyền của người học
Điều 62. Chính sách đối với người học
Điều 63. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước
Điều 64. Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đại học
Điều 65. Học phí, lệ phí tuyển sinh
Điều 66. Quản lý tài chính của cơ sở giáo dục đại học
Điều 67. Quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở giáo dục đại học