Lý thuyết GDCD 8 Bài 10 (mới 2023 + Bài Tập): Tự lập

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 10: Tự lập ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 10.

1 1,712 02/03/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 8 Bài 10: Tự lập

 I. Tóm tắt nội dung câu chuyện

Bác Hồ khi còn rất trẻ đã mang trong mình lòng yêu nước. Bác rủ anh Lê cùng nhau đến nước Pháp. Anh Lê là người yêu nước nhưng không đủ cam đảm để đi cùng Bác. Với lòng quyết tâm, niềm tin vào chính mình Bác đã ra đi tìm đường cứu nước.

Lý thuyết Tự lập | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 1 – Tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, nơi Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp
khi rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước (6/1911)

II. Nội dung bài học

1. Tự lập là tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình.

2. Biểu hiện: Sự tự tin, có bản lĩnh, vượt khó khăn gian khổ, có ý chí phấn đấu vươn lêm.

3. Ý nghĩa của tính tự lập: Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống, được mọi người kính trọng.

4. Học sinh cần rèn luyện tính tự lập từ khi còn nhỏ, trong học tập, công việc, sinh hoạt hàng ngày.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

Một số câu ca dao, tục ngữ, câu thơ… nói về tự lập:

- Có thân phải khổ, có khổ mới nên thân.

- Thân tự lập thân:

- Giúp lời, không ai giúp của; giúp đũa, không ai giúp cơm.

- Bàn tay ta làm nên tất cả/ Só sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 10: Tự lập

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Tự làm, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình được gọi là gì?

A. Trung thành.

B. Tự lập.

C. Trung thực.

D. Tiết kiệm.

Đáp án: B

Giải thích: Tự lập là tự làm, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình (SGK/ trang 26).

Câu 2: Người luôn trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác là những người:

A. Biết dựa vào người khác.

B. Lợi dụng người khác.

C. Lười lao động.

D. Không tự lập.

Đáp án: D

Giải thích: Tự lập là không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

Câu 3: Trái nghĩa với tự lập là

A. tự tin.

B. ỷ lại.

C. tự chủ.

D. ích kỉ.

Đáp án: B

Giải thích: Ỷ lại là luôn dựa dẫm vào công sức của người khác một cách quá đáng, tự bản thân không chịu cố gắng.

Câu 4: Người có tính tự lập sẽ nhận được điều gì?

A. Gặp khó khăn trong cuộc sống.

B. Thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.

C. Được mọi người nhờ vả nhiều.

D. Bị mọi người xa lánh, cô lập.

Đáp án: B

Giải thích: Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người (SGK/ trang 26)

Câu 5: Tự lập thể hiện điều gì ở mỗi người:

A. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân để đương đầu với khó khăn, thử thách.

B. Ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống và trong công việc.

C. Cả A và B.

Đáp án: C

Giải thích: Tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh cá nhân để đương đầu với khó khăn, thử thách; ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống và trong công việc (SGK/ trang 26).

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 6: Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng khi bàn về tính tự lập?

A. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.

B. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập.

C. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng.

D. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tn cậy khi gặp khó khăn.

Đáp án: B

Giải thích: Ai cũng nên có tính tự lập, bất kể nhà giàu hay nghèo.

Câu 7: Câu tục ngữ “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan” có ý nghĩa gì?

A. Trân trọng, yêu mến người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

B. Coi thường người nghèo.

C. Coi thường người thành công.

D. Lợi dụng người có tiền.

Đáp án: A

Giải thích: Câu tục ngữ “Nước lã mà vã nên hồ/ Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan” muốn khuyên chúng ta đừng sợ phải bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên cơ đồ, sự nghiệp thì càng đáng kính trọng và khâm phục.

Câu 8: Phương án nào sau đây biểu hiện đức tính tự lập?

A. Không giao tiếp, tiếp xúc với những người xung quanh.

B. Không tự tin giải quyết công việc nếu không có sự giúp đỡ của người khác.

C. Vay tiền để đi chơi game.

D. Tham khảo đáp án sau khi đã tự mình giải xong một bài toán khó.

Đáp án: D

Giải thích: Tự giải được bài toán khó là biểu hiện của tính tự lập. Sau khi giải xong bài thì có thể tham khảo đáp án để kiểm tra xem mình làm có đúng hay không.

Câu 9: Quan niệm nào sau đây đúng khi bàn về tính tự lập?

A. Bất cứ ai cũng đều cần rèn luyện tính tự lập.

B. Chỉ học sinh mới cần tự lập.

C. Chỉ người nghèo mới cần tự lập.

D. Chỉ người lớn mới cần tự lập.

Đáp án: A

Giải thích: Bất cứ ai cũng cần rèn luyện tính tự lập.

Câu 10: Câu tục ngữ nào sau đấy nói về tính tự lập?

A. Ăn chắc mặc bền.

B. Đồng cam cộng đồng.

C. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.

D. Chọc gậy bánh xe.

Đáp án: C

Giải thích: Ý nghĩa của câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” là con người phỉa biết lao động, tự thân tự lập kiếm sống cho bản thân, không nên dựa dẫm vào người khác, có làm thì mới có cái để ăn, không làm thì phải nhịn đói.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo 

Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình 

Lý thuyết Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội 

Lý thuyết Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS 

Lý thuyết Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại 

1 1,712 02/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: