Lý thuyết GDCD 8 Bài 19 (mới 2023 + Bài Tập): Quyền tự do ngôn luận

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 19.

1 2289 lượt xem
Tải về


Lý thuyết GDCD 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận

I. Nội dung bài học

1. Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội.

Lý thuyết Quyền tự do ngôn luận | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 1 – Công dân phát biểu tại cuộc họp tổ dân phố

2. Công dân có quyền

- Tự do ngôn luận, tự do báo chí.

- Quyền được thông tin theo quy định của pháp luật.

- Có quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở.

- Kiến nghị với đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân...

- Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân.

3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

II. Liên hệ bài học với cuộc sống

Một số chuyên mục để công dân tham gia đóng góp ý kiến, trình bày thắc mắc, phản ánh nguyện vọng của mình trên đài phát thanh, kênh truyền hình là:

- Dân hỏi Bộ trưởng trả lời

Lý thuyết Quyền tự do ngôn luận | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 2 – Bộ trưởng Đinh La Thăng giải quyết nhiều vấn đề cấp bách về ATGT

- Hộp thư truyền hình

- Chuyện của nhà nông

- Tư vấn sức khỏe

- Nhịp cầu tuổi thơ

- VOV giao thông

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 19: Quyền tự do ngôn luận

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của xã hội là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Đáp án: A

Giải thích: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội (SGK/ trang 52).

Câu 2: Phương án nào sau đây là ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận?

A. Phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân.

B. Góp phần xây dựng nhà nước.

C. Góp phần quản lí nhà nước.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích: Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dâ, góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội (SGK/ trang 53).

Câu 3: "Quyền tự do ngôn luận là chuẩn mực của một xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự." là nội dung thuộc...

A. khái niệm về quyền tự do ngôn luận.

B. ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận.

C. nội dung về quyền tự do ngôn luận.

D. bình đẳng về quyền tự do ngôn luận.

Đáp án: B

Câu 4: “Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm” được trích trong Điều bao nhiêu trong Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004?

A. Điều 69.

B. Điều 2.

C. Điều 20.

D. Điều 56.

Đáp án: C

Câu 5: Công dân có quyền sử dụng quyền tự do ngôn luận trong trường hợp nào nào dưới đây?

A. Trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ dân phố, trường lớp,…).

B. Trên các phương tiện thông tin đại chúng (qua quyền tự do báo chí).

C. Góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng,…

D. Tất cả đáp án trên.

Đáp án: D

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 6: Quyền tự do ngôn luận có quan hệ chặt chẽ và thường thể hiện thông qua quyền: 

A. Tự do lập hội.

B. Tự do báo chí.

C. Tự do biểu tình.

D. Tự do hội họp.

Đáp án: B

Giải thích: Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Câu 7:  Biểu hiện việc thực hiện sai quyền tự do ngôn luận là?

A. Tung tin đồn nhảm về dịch lợn tại địa phương.

B. Nói xấu Đảng, Nhà nước trên facebook.

C. Viết bài tuyên truyền Đạo Thánh Đức chúa trời trên facebook.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích: Quyền tự do ngôn luận không cho phép tung các tin đồn nhảm nhí, truyền đạo hay đăng những thông tin sai lệch về Đảng và Nhà nước,…

Câu 8: Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp là thể hiện quyền nào sau đây?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền khiếu nại.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Đáp án: A

Giải thích: Học sinh phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt lớp thể hiện quyền tự do ngôn luận.

Câu 9: Việc làm nào sau đây cần bị phê phán?

A. Tuyên truyền để phòng chống tệ nạn xã hội.

B. Đưa thông tin sai sự thật để bôi nhọ người khác.

C. Tuyên truyền, vận động để nhân dân không tin vào mê tín dị đoan.

D. Tuyên truyền đoàn kết trong nhân dân.

Đáp án: B

Giải thích: Hành vi đưa thông tin sai sự thật để bôi nhọ người khác đáng bị phê phán, lên án.

Câu 10: Nhà nước không nghiêm cấm những hành vi nào sau đây liên quan đến quyền tự do ngôn luận của công dân?

A. Tung tin sai sự thật làm tổn hại lợi ích quốc gia.

B. Tuyên truyền đến mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.

C. Tuyên truyền lệch lạc chính sách của Đảng và nhà nước.

D. Nói sai sự thật nhằm bôi nhọ đến nhân phẩm của người khác.

Đáp án: B

Giải thích: Tuyên truyền đến mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường là hành vi nên được mọi người học theo.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác 

Lý thuyết Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng

Lý thuyết Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Lý thuyết Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

Lý thuyết Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

1 2289 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: