Lý thuyết GDCD 8 Bài 7 (mới 2023 + Bài Tập): Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 7.

1 1,173 02/03/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 8 Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội

I. Tóm tắt nội dung câu chuyện

Trong buổi sinh hoạt lớp, nảy sinh hai quan niệm:

+ Một số học sinh cho rằng: Để lập nghiệp không cần phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.

+ Số còn lại có ý kiến trái ngược với quan niệm trên.

II. Nội dung bài học

1. Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người.

Lý thuyết Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội | GDCD lớp 8 (ảnh 1)

Hình 1 – Học sinh quét rọn nghĩa trang liệt sĩ tại địa phương

Lý thuyết Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội | GDCD lớp 8 (ảnh 1)

Hình 2 – Đoàn thanh niên tham gia vớt bèo

Lý thuyết Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội | GDCD lớp 8 (ảnh 1)

Hình 3 – Lãnh đạo huyện Quỳnh Phụ trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

2. Hoạt động chính trị - xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân rèn luyện, phát triển và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.

3. Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành, phát triển và rèn luyện bản thân.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

Hiện nay, tại các nhà trường đã tích cực đề ra và triển khai các hoạt động chính trị - xã hội cho học sinh tham gia như tổng vệ sinh, trồng cây, tuyên truyền nếp sống văn hoá; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như phòng chống ma tuý, an toàn giao thông, phòng chống HIV/ AIDS...

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 7: Tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Hoạt động chính trị là những hoạt động liên quan đến

A. xây dựng cộng đồng.

B. bảo vệ an ninh xã hội.

C. bảo vệ môi trường sống của con người.

D. Tất cả đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích: Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người… (SGK/ trang 18)

Câu 2: Các tổ chức chính trị do cơ quan, tổ chức nào sau đây quản lý?

A. Nhà nước.

B. Không có cơ quan, tổ chức nào quản lý.

C. Xã, phường tự quản lý.

D. Trường học.

Đáp án: A

Giải thích: Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước (SGK/ trang 18)

Câu 3: “Hoạt động chính trị - xã hội là … để mỗi các nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và … trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội”

Điền vào chỗ trống trong câu trên.

A. Yếu tố, nâng cao.

B. Động lực, đóng góp.

C. Điều kiện, đóng góp.

D. Tiền đề, phát triển.

Đáp án: C

Giải thích: Hoạt động chính trị - xã hội là điều kiện để mỗi các nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội (SGK/ trang 18)

Câu 4: Học sinh sẽ nhận được những gì khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội?

A. Hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng.

B. Rèn luyện năng lực giao tiếp, ứng xử

C. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý, hợp tác.

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác,… (SGK/ trang 18)

Câu 5: Việc tham gia các hoạt động chính trị không bao gồm ý nghĩa nào sau đây?

A. Đem lại cho mọi người niềm vui sự an ủi về tinh thần, giảm bớt khó khăn về vật chất.

B. Đem lại cho bản thân tiền tài và vật chất.

C. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng xã hội.

D. Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người.

Đáp án: B

Câu hỏi thông hiểu

Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây KHÔNG tích cực khi bàn về việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội?

A. Luôn tham gia đúng giờ.

B. Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân.

C. Nhờ người khác tham gia để được nghỉ.

D. Vận động bạn bè, hàng xóm cùng tham gia.

Đáp án: C

Giải thích: Nhờ người khác tham gia để được nghỉ là hành động không tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội

Câu 7: Phương án nào dưới đây là biểu hiện tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội?

A. Vận động người dân trong xóm quét dọn khuôn viên nhà văn hóa sạch sẽ vào cuối tuần.

B. Trốn nghĩa vụ quân sự.

C. Tiếp tay cho phản động, truyền bá đạo Thánh đức chúa trời.

D. Làm việc chỉ để được nhận xét tốt.

Đáp án: A

Giải thích: Vận động người dân trong xóm quét dọn khuôn viên nhà văn hóa sạch sẽ vào cuối tuần là biểu hiện của sự tích cực tham gia hoạt động chính trị - xã hội.

Câu 8: Phương án nào sau đây là hoạt động chính trị - xã hội?

A. Tham gia làm tình nguyện viên tiếp sức mùa thi.

B. Vận động các bạn ủng hộ quần áo cho bà con vùng sâu, vùng xa.

C. Thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sỹ.

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 9: Khi tham gia các hoạt động do trường, lớp hoặc địa phương tổ chức, em nên xuất phát từ lý do nào sau đây?

A. Tham gia vì bị thầy cô bắt buộc.

B. Tham gia các hoạt động sẽ rèn luyện cho bản thân những kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, tự khẳng định bản thân trong cuộc sống cộng đồng.

C. Tham gia vì được cộng điểm.

D. Tham gia cho đủ số lượng.

Đáp án: B

Giải thích: Chúng ta nên đặt mục tiêu khi tham gia các hoạt động do trường, lớp hoặc địa phương tổ chức là điều kiện để bản thân được phát triển những kĩ năng sống, để tự tin khẳng định mình hơn.

Câu 10: Phương án nào sau đây là ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị- xã hội?

A. Giảm bớt khó khăn về vật chất.

B. Giúp bản thân được mọi người biết đến

C. Đem lại cho bản thân tiền tài, vật chất và danh tiếng.

D. Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người.

Đáp án: D

Giải thích: Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người  là ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị- xã hội.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác 

Lý thuyết Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư 

Lý thuyết Bài 10: Tự lập 

Lý thuyết Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo 

Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình 

1 1,173 02/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: