Lý thuyết GDCD 8 Bài 21 (mới 2023 + Bài Tập): Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 21.

1 1201 lượt xem
Tải về


Lý thuyết GDCD 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

I. Tóm tắt phần đặt vấn đề

1. Điều 74 – Hiến pháp năm 1992: Quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

Lý thuyết Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 1 – Hiến pháp năm 1992

2. Bộ luật Hình sự năm 1999

Điều 132: Tôi xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo

Điều 189: Tội phá hủy rừng

II. Nội dung bài học

1. Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

2. Đặc điểm

- Tính quy phạm phổ biến

- Tính xác định chặt chẽ

- Tính bắt buộc

3. Bản chất: Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.

4. Vai trò

- Công cụ thực hiện quản lí nhà nước - kinh tế - văn hóa xã hội.

- Giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

- Bảo vệ quyền và lợi ích của công dân.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

Theo đề xuất của Chính phủ, Quốc hội đã quyết định đưa vào Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và chọn ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật Việt Nam.

Lý thuyết Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 2 – Ngày Pháp luật Việt Nam diễn ra vào 9/11 hàng năm

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật là biểu hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: B

Giải thích: Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật (SGK/ trang 58).

Câu 2: Điều bao nhiêu của Hiến pháp quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng khiếu nại, tố cáo phải đúng luật?

A. Điều 71.

B. Điều 72.

C. Điều 73.

D. Điều 74.

Đáp án: D

Câu 3: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội là nói đến nội dung nào của pháp luật?

A. Khái niệm pháp luật.

B. Vai trò của pháp luật.

C. Đặc điểm của pháp luật.

D. Bản chất của pháp luật.

Đáp án: B

Câu 4: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người, có tính phổ biến chung, được áp dụng nhiều lần trong phạm vi rộng lớn thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: A

Giải thích: Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, nhũng quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến (SGK/ trang 58)

Câu 5: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người phải tuân theo, không phụ thuộc vào sở thích của bất cứ ai thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: C

Giải thích: Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lý theo quy định (SGK/ trang 59).

Câu 6: Phương án nào sau đây là nội dung bản chất của pháp luật?

A.Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.

C. Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

D. A và C đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục) (SGK/ trang 59).

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 7: Khoản 2 điều 132 Bộ luật hình sự thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: C

Giải thích:

Theo Khoản 2 Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), người nào trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

? Thể hiện tính bắt buộc, buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

Câu 8: Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng bị xử lí như thế nào?

A. Được khuyến khích.

B. Không bị phạt.

C. Tùy theo mức độ bị phạt tiền, phạt tù.

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án: C

Giải thích: Hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc hủy hoại rừng sẽ bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù.

Câu 9: Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật?

A. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ma túy.

B. Lực lượng công binh dùng thuốc nổ để phá đá mở đường.

C. Cướp giật, trấn lột tài sản của người khác.

D. Tổ chức hoạt động mại dâm.

Đáp án: B

Giải thích: Lực lượng công binh dùng thuốc nổ để phá đá mở đường không phải hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 10: Để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống, mỗi công dân cần phải làm gì?

A. Có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

B. Có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

C. Không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích của người khác.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Giải thích: Để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống, mỗi công dân cần phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; thực hiện quyền con người, quyền công dân nhưng không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác 

Lý thuyết Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng

Lý thuyết Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân 

Lý thuyết Bài 19: Quyền tự do ngôn luận 

Lý thuyết Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

1 1201 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: