Lý thuyết GDCD 8 Bài 11 (mới 2023 + Bài Tập): Lao động tự giác và sáng tạo

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 11.

1 1270 lượt xem
Tải về


Lý thuyết GDCD 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

I. Tóm tắt nội dung câu chuyện

1. Cuộc thảo luận về lao động trong thời kì mới được học sinh trao đổi với 3 ý kiến:

- Chỉ cần có ý thức tự giác trong lao động.

- Học sinh không cần thiết phải rèn luyện ý thức lao động tự giác.

- Cần phải rèn luyện ý thức tự giác và có óc sáng tạo trong lao động.

2. Trước khi nghỉ hưu, người thợ mộc đã làm việc tận tụy, tự giác, nghiêm túc. Những sản phẩm làm ra đều hoàn hảo và được mọi người kính trọng. Nhưng khi làm ngôi nhà cuối cùng, ông không dành hết tâm trí của mình vào đó. Không ngờ rằng ngôi nhà không hoàn hảo đó lại là món quà mà người chủ dành tặng ông.

II. Nội dung bài học

1. Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài.

2. Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.

Lý thuyết Lao động tự giác và sáng tạo | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 1 – Người nông dân sử dụng máy gặt trong nông nghiệp

3. Ý nghĩa: Giúp tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục, phẩm chất - năng lực cá nhân được hoàn thiện; chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.

4. Học sinh phải có kế hoạch rèn luyện lao động tự giác và sáng tạo trong học tập.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

Tấm gương lao động tự giác và sáng tạo trong cuộc sống.

Ngay từ khi còn rất nhỏ, Trần Hữu Bình Minh đã tự tìm tòi khám phá sự vận hành của những cỗ máy trong nhà, từ quạt điện, ti vi, máy giặt. Vì thế, chương trình khoa học thường thức được phát sóng trên truyền hình luôn được em để ý theo dõi. Lớn lên Minh sớm bộc lộ năng khiếu về các môn tự nhiên khi liên tục nhiều năm liền đoạt các giải thưởng về Toán và Tin học. Nhờ quá trình lao động tự giác, học hỏi không ngừng mà Minh đã xuất sắc giành Huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Á.

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Lao động.

B. Lao động tự giác.

C. Tự lập.

D. Lao động sáng tạo.

Đáp án: B

Giải thích: Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài (SGK/ trang 29).

Câu 2: Điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để …  cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhắm không ngừng … chất lượng, hiệu quả lao động”

A. Phát hiện, giảm thiểu.

B. Tìm tòi, nâng cao.

C. Học hỏi, cải thiện.

D. Tìm tòi, phát triển.

Đáp án: B

Giải thích: Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhắm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động (SGK/ trang 29).

Câu 3: Lao động tự giác và sáng tạo sẽ mang lại ý nghĩa gì đến cuộc sống?

A. Tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần phục.

B. Phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng.

C. Chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao.

D. Tất cả các điều trên.

Đáp án: D

Giải thích: Lao động tự giác, sáng tạo sẽ giúp ta tiếp thu được kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần phục; phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng; chất lượng, hiệu quả học tập, lao động sẽ ngày càng được nâng cao” (SGK/ trang 29).

Câu 4: Tại sao chúng ta cần rèn luyện tính tự giác và sáng tạo trong lao động?

A. Để phù hợp với sự phát triển của thời đại.

B. Đây là yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

C. Phù hợp với sự phát triển của công nghệ khoa học.

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Cần rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đòi hỏi có những người lao động tự giác và sáng tạo (SGK/ trang 29).

Câu 5: Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, đưa ra các phát minh sáng chế là được thực hiện quyền

A. học tập.

B. dân chủ.

C. sáng tạo.

D. phát triển.

Đáp án: C

Giải thích: Công dân được tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật, đưa ra các phát minh sáng chế thể hiện quyền sáng tạo của công dân.

Câu 6: Để có tính tự giác và sáng tạo học sinh cần rèn luyện điều gì?

A. Không cần rèn luyện tính tự giác, sáng tạo.

B. Cần có kế hoạch rèn luyện tính tự giác, sáng tạo trong học tập.

C. Chỉ cần rèn luyện tính tự giác.

D. Chỉ cần rèn luyện tính sáng tạo.

Đáp án: B

Giải thích: Học sinh phải có kế hoạch rèn luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo trong học tập.

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 7: Biểu hiện của lao động sáng tạo là

A. tự giác học bài và làm bài.

B. cải tiến phương pháp học tập.

C. thực hiện đúng nội quy của trường lớp.

D. đi học và về đúng giờ quy định.

Đáp án: B

Giải thích: Cải tiến phương pháp học tập là hành động sáng tạo trong học tập.

Câu 8: Để hình thành thói quen lao động tự giác, sáng tạo, chúng ta cần tránh biểu hiện nào sau đây?

A. Vận dụng kiến thức một cách cứng nhắc, máy móc.

B. Quan sát, phát hiện và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.

C. Cần nhìn nhận, phân tích một vấn đề, tình huống từ nhiều góc độ khác nhau.

D. Mạnh dạn bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân.

Đáp án: A

Giải thích: Để hình thành thói quen lao động tự giác, sáng tạo, chúng ta cần vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo, không nên cứng nhắc, máy móc.

Câu 9: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính tự giác trong lao động, học tập?

A. Chơi game trong giờ làm việc.

B. Không làm bài tập về nhà.

C. Chủ động thực hiện nhiệm vụ khi đến phiên mình trực nhật.

D. Làm qua quýt cho xong để không bị phê bình, khiển trách.

Đáp án: C

Giải thích: Chủ động thực hiện nhiệm vụ khi đến phiên mình trực nhật là biểu hiện của tính tự giác trong lao động, học tập.

Câu 10: Phương án nào sau đây là tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập?

A. Đem lại kết quả học tập kém.

B. Sống ỷ lại vào bố mẹ.

C. Bản thân sẽ trở thành người lười biếng.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Thiếu tự giác, sáng tạo trong học tập sẽ đem lại kết quả học tập kém, sống phục thuộc, ỷ lại vào bố mẹ, bạn bè và sẽ biến bản thân trở nên lười biếng.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình 

Lý thuyết Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội 

Lý thuyết Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS 

Lý thuyết Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại 

Lý thuyết Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác 

1 1270 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: