Lý thuyết GDCD 8 Bài 17 (mới 2023 + Bài Tập): Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng
Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 17.
Lý thuyết GDCD 8 Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng
I. Tóm tắt nội dung câu chuyện
Trên đường đến trường, Lan thấy một người đang đốt rừng làm rẫy nhưng Lan mặc kệ. Các bạn trách Lan không biết bảo vệ rừng. Lan nghĩ đấy không phải trách nhiệm của mình.
Hình 1 – Đốt rừng làm nương rẫy
II. Nội dung bài học
1. Tài sản Nhà nước bao gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất và phần vốn do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình,…cùng các tài sản mà pháp luật quy định là của Nhà nước.
Hình 2 – Tài nguyên khoáng sản là tài sản của Nhà nước
- Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.
2. Nghĩa vụ của công dân
- Tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
- Không được xâm phạm tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
- Khi được giao quản lí, sử dụng phải bảo quản, giữ gìn.
3. Biện pháp
- Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lí và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
- Tuyên truyền, giáo dục công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước, lợi ích cộng đồng.
III. Liên hệ bài học với cuộc sống
Học sinh chúng ta thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng bằng cách:
- Tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.
- Giữ gìn và sử dụng tiết kiệm các tài sản trong lớp như bàn ghế, cửa sổ, bóng điện, quạt...
- Thực hiện đúng các quy định của nhà trường (nội quy khi mượn sách ở thư viện, nội quy ở các phòng học chung, nội quy khi học ở phòng thí nghiệm...).
Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích cộng đồng
Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Đối với người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 50 triệu đến 200 triệu đồng bị phạt bao nhiêu năm tù?
A. Từ 6 tháng đến 3 năm.
B. Từ 6 tháng đến 5 năm.
C. Từ 6 tháng đến 1 năm.
D. Từ 6 tháng đến 2 năm.
Đáp án: A
Giải thích: Theo Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ 50 đến 200 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm (SGK/ trang 49).
Câu 2: Phương án nào sau đây thuộc tài sản của nhà?
A. Tài nguyên đất.
B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên và khoáng sản.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Giải thích: Tài sản của Nhà nước gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển, thềm lục địa,… (SGK/ trang 48).
Câu 3: Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, công dân cần có trách nhiệm gì?
A. Khai thác và sử dụng hợp lí.
B. Tôn trọng và bảo vệ.
C. Chiếm hữu và sử dụng.
D. Tôn trọng và khai thác.
Đáp án: B
Giải thích: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng (SGK/ trang 48).
Câu 4: Lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước mang lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Để phát triển kinh tế đất nước.
B. Nâng cao đời sống vật chất.
C. Nâng cao đời sống tinh thần.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Giải thích: Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân (SGK/ trang 48).
Câu 5: Những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội được gọi là
A. lợi ích.
B. lợi ích tập thể.
C. lợi ích công cộng.
D. lợi ích nhóm.
Đáp án: C
Giải thích: Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội (SGK/ trang 48).
Câu 6: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng theo điều nào?
A. Tại điều 76 – Hiến pháp 1992.
B. Tại điều 78 – Hiến pháp 1992.
C. Tại điều 78 – Hiến pháp 1998.
D. Tại điều 73 – Hiến pháp 1990.
Đáp án: B
Câu hỏi thông hiểu:
Câu 7: Lợi ích công cộng gắn liền với những công trình nào sau đây?
A. Đường quốc lộ.
B. Khách sạn tư nhân.
C. Phòng khám tư.
D. Căn hộ của người dân.
Đáp án: A
Giải thích: Đường quốc lộ là công trình công cộng.
Câu 8: Trên báo có đăng tin, tại tỉnh Bình Thuận xảy ra việc một số người quá khích đã đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước. Hành vi này gọi là?
A. Phá hoại lợi ích công cộng.
B. Phá hoại tài sản của nhà nước.
C. Phá hoại tài sản.
D. Phá hoại lợi ích.
Đáp án: B
Giải thích: Hành vi đập phá tài sản, phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của một số người dân tại Bình Thuận là hành vi phá hoại tài sản của Nhà nước.
Câu 9: Tài sản nào sau đây thuộc trách nhiệm quản lí của nhà nước?
A. Phần vốn do cá nhân, tổ chức đầu tư vào doanh nghiệp.
B. Phần vốn do các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp nước ngoài.
C. Phần vốn do các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
D. Phần vốn do cá nhân, tổ chức gửi tiết kiệm trong ngân hàng.
Đáp án: B
Giải thích: Phần vốn do các doanh nghiệp Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp nước ngoài là thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước.
Câu 10: Phương án nào sau đây là biểu hiện của bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước?
A. Báo với công an có đối tượng đập phá trường học.
B. Ngăn chặn nạn phá rừng.
C. Ngăn chặn nạn khai thác cát bừa bãi ven sông Hồng.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Giải thích: Các hành động trên đều là biểu hiện của việc bảo vệ lợi ích công cộng và tài sản của nhà nước.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
Lý thuyết Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Lý thuyết Bài 19: Quyền tự do ngôn luận
Lý thuyết Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lý thuyết Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8