Lý thuyết GDCD 8 Bài 16 (mới 2023 + Bài Tập): Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 16.

1 2,514 02/03/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 8 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

I. Tóm tắt nội dung câu chuyện

Ông An tìm thấy một chiếc bình cổ khi đào móng nhà. Có ý kiến cho rằng ông phải đem nộp cho cơ quan có thẩm quyền, ý kiến còn lại cho rằng nó thuộc quyền sở hữu của ông.

II. Nội dung bài học

1. Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.

Quyền sở hữu tài sản bao gồm:

- Quyền chiếm hữu: Quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.

- Quyền sử dụng: Quyền khai thác và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó.

- Quyền định đoạt: Quyền quyết định đối với tài sản.

2. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, tổ chức, tập thể và của Nhà nước.

Lý thuyết Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 1 – Trộm cắp là một hành vi vi phạm pháp luật

3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

Một số câu ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng tài sản của người khác:

- Có vay có trả mới thoả lòng nhau.

- Vay thì trả, chạm thì đền.

- Của phi nghĩa có giàu đâu

- Ở cho ngay thật, giàu sang mới bền.

- Ai ơi đừng tham của người

- Lấy một phải trả gấp mười về sau.

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quyền quản lí.

B. Quyền sử dụng.

C. Quyền quyết định.

D. Quyền làm chủ.

Đáp án: B

Giải thích: Quyền sử dụng là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó (SGK/ trang 45).

Câu 2: Quyền chiếm hữu là

A. quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản.

B. quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó.

C. quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: A

Giải thích: Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản (SGK/ trang 45).

Câu 3: Quyền định đoạt là

A. quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản.

B. quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó.

C. quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: C

Giải thích: Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ (SGK/ trang 45).

Câu 4: Điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Nhà nước … quyền sở hữu hợp pháp của công dân”

A. Công nhận và chịu trách nhiệm.

B. Bảo hộ và chịu trách nhiệm.

C. Công nhận và đảm bảo.

D. Công nhận và bảo hộ.

Đáp án: D

Giải thích: Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân (SGK/ trang 45).

Câu 5: Phương án nào sau đây là trách nhiệm, nghĩa vụ công dân?

A. Không tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

B. Khi vay, nợ không cần trả nợ đầy đủ, đúng hẹn.

C. Không xâm phạm tài sản của người khác

D. Tất cả đáp án trên.

Đáp án: C

Giải thích: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của Nhà nước (SGK/ trang 45).

Câu 6: Công dân có quyền sở hữu về

A. thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở.

B. tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất.

C. vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế.

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án:

Giải thích: Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức kinh tế (SGK/ trang 45).

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 7: Hành vi nào sau đây KHÔNG vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân?

A. Trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

B. Mượn và làm mất tài sản của người khác nhưng không chịu bồi thường.

C. Tự ý sử dụng tài sản của người khác khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu.

D. Lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Đáp án:

Giải thích: Trả nợ đầy đủ và đúng hạn là tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

Câu 8: Để bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, mỗi công dân cần phải thực hiện các biện pháp nào sau đây?

A. Nắm vững các quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân.

B. Chủ động có các biện pháp bảo vệ, quản lý tài sản của bản thân.

C. Đăng ký quyền sở hữu đối với các tài sản có giá trị như ô tô, xe máy, …

D. Tất cả đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Để bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, mỗi công dân nên nắm vững các quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân; chủ động có các biện pháp bảo vệ, quản lý tài sản của bản thân, đăng ký quyền sở hữu đối với các tài sản có giá trị như ô tô, xe máy,…

Câu 9: Để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của công dân, Nhà nước KHÔNG nên thực hiện các biện pháp nào sau đây?

A. Quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu tài sản của công dân.

B. Xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.

C. Quản lý, trông coi mọi tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

D. Tuyên truyền, giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.

Đáp án: C

Giải thích: Nhà nước không nên quản lý hay trông coi các tài sản thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vì đó là tài sản riêng của họ, Nhà nước không có quyền quản lý.

Câu 10: Đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, công dân phải có nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tôn trọng quyền sở hữu của tổ chức, của tập thể, của Nhà nước.

B. Nhặt được của rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lý theo pháp luật.

C. Trong quá trình mượn, nếu làm hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị tài sản.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng

Lý thuyết Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân 

Lý thuyết Bài 19: Quyền tự do ngôn luận 

Lý thuyết Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

Lý thuyết Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

1 2,514 02/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: