Lý thuyết GDCD 8 Bài 20 (mới 2023 + Bài Tập): Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 20.

1 2,353 02/03/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 8 Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

I. Tóm tắt phần đặt vấn đề

1. Hiến pháp năm 1992

Điều 65: Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

Điều 146: Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất.

2. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004

Điều 11: Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Điều 12: Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Điều 16: Quyền được học tập

3. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000

Điều 2: Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

II. Nội dung bài học

1. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Lý thuyết Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 1 – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

2. Nội dung của Hiến pháp

- Vấn đề, nguyên tắc mang tính định hướng

- Bản chất Nhà nước, chế độ chính trị - kinh tế

- Chính sách văn hóa xã hội

- Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.

- Tổ chức bộ máy nhà nước.

3. Hiến pháp do Quốc hội xây dựng

4. Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013.

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Công dân cần có trách nhiệm nào sau đây  đối với Hiến pháp?

A. Không cần nhất thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật.

B. Có thể bỏ qua không cần chấp hành hiến pháp, pháp luật.

C. Phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp, pháp luật.

D. Tùy ý, muốn tuân thủ hay không đều được.

Đáp án: C

Giải thích: Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật (SGK/ trang 55)

Câu 2: Các văn bản pháp luật khác ban hành phải đảm bảo tiêu chí nào so với Hiến pháp?

A. Giống nhau.

B. Không được trùng.

C. Không được trái.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: C

Giải thích: Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp (SGK/ trang 55).

Câu 3: Từ khi thành lập đến nay, nước ta đã ban hành bao nhiêu bản Hiến pháp?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta từ khi thành lập (năm 1945) đến nay đã ban hành 4 bản Hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 (SGK/ trang 55).

Câu 4: Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo yêu cầu nào sau đây?

A. Luật Hành chính.

B. Sự hướng dẫn của Chính phủ.

C. Trình tự, thủ tục đặc biệt.

D. Đa số ý kiến người dân.

Đáp án: C

Giải thích: Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo trình tự, thủ tục đặc biệt, được quy định trong Hiến pháp (SGK/ trang 55).

Câu 5: Phương án nào dưới đây thuộc nội dung của Hiến pháp?

A. Quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước.

B. Bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa xã hội.

C. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước.

D. Cả ba ý trên.

Đáp án: D

Câu 6: Điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Hiến pháp là luật … của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý … trong hệ thống pháp luật Việt Nam”.

A. cơ bản, cao nhất.

B. cao nhất, cơ bản.

C. đơn giản, thấp nhất.

D. cơ bản, phức tạp.

Đáp án: A

Giải thích: Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam (SGK/ trang 55).

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 7: Nội dung nào sau đây KHÔNG được quy định trong hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Chính sách văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh - quốc phòng.

B. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

C. Các hình phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm pháp luật.

D. Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp.

Đáp án: C

Giải thích: Các hình phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm pháp luật không được quy định trong Hiến pháp.

Câu 8: Trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, Hiến pháp nước ta quy định công dân có những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào sau đây?

A. Quyền và nghĩa vụ học tập.

B. Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.

C. Quyền nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế.

D. Tất cả đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Trong các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, Hiến pháp nước ta quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập, quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe, quyền nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế.

Câu 9: Trong Hiến pháp năm 1992 của nước ta, công dân có những nghĩa vụ cơ bản nào sau đây?

A. Tuân theo Hiến pháp, pháp luật.

B. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

C. Làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng  toàn dân.

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án: D

Câu 10: Theo em, Hiến pháp do cơ quan nhà nước nào xây dựng và ban hành?

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Chính phủ.

D. Tổng bí thư.

Đáp án: A

Giải thích: Việc xây dựng và ban hành Hiến pháp là do Quốc hội ban hành và sửa đổi.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác 

Lý thuyết Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng

Lý thuyết Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân 

Lý thuyết Bài 19: Quyền tự do ngôn luận 

Lý thuyết Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 2,353 02/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: