Lý thuyết GDCD 8 Bài 2 (mới 2023 + Bài Tập): Liêm khiết

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 2: Liêm khiết ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 2.

1 1,644 02/03/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 8 Bài 2: Liêm khiết

I. Tóm tắt nội dung câu chuyện

1) Mari Quy-ri và chồng là một trong những người có công sáng lập ra học thuyết về phóng xạ. Những sản phẩm của bà có giá trị về mặt khoa học và kinh tế. Bà không giữ bản quyền sáng chế cho riêng mình, sẵn sàng sống túng thiếu để gửi đi cho những ai cần tới. Sau khi Pie Quy-ri qua đời, bà từ chối nhận trợ cấp của Nhà nước. Thậm chí, khi được mọi người quyên góp tiền mua tặng bà 1 gam ra-đi cho nghiên cứu khoa học bà cũng đề nghị sửa lại chứng thư với nội dung món quà tặng cho phòng thí nghiệm.

Lý thuyết Liêm khiết | GDCD lớp 8 (ảnh 1)

Hình 1- Mari Quy-ri trong phòng thí nghiệm

2) Dương Chấn từ chối vàng của Vương Mật – người được ông tiến cử. Ông cho rằng tiến cử Vương Mật là do làm việc khá chứ không phải vì cần vàng.

3) Bác Hồ sống như những người Việt Nam bình thường. Bác khước từ nhà cửa, quân phục, huân huy chương, lựa chọn con đường khác hẳn con đường của phương Tây.

Lý thuyết Liêm khiết | GDCD lớp 8 (ảnh 1)

Hình 2 – Trang phục của Bác Hồ trong ngày Độc lập 1945

II. Nội dung bài học

1. Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.

2. Sống liêm khiết giúp con người ta sống thanh thản, nhận được sự quý trọng và tin cậy, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

Cần – Kiệm – Liêm - Chính là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời. Theo Người:

             “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

               Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.

               Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

               Thiếu một mùa, thì không thành trời.

               Thiếu một phương, thì không thành đất.

               Thiếu một đức, thì không thành người.”

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 2: Liêm khiết

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện

A. lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không toan tính, ích kỉ.

B. lối sống thanh thản, có sự quý trọng và tin cậy của mọi người.

C. quan điểm sống tốt đẹp, làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.

D. mong muốn làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.

Đáp án: A

Giải thích: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ. (SGK/ trang 8)

Câu 2: Sống liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

A. Giúp con người cảm thấy thanh thản.

B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.

C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

D. Cả 3 phương án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Sống liêm khiết sẽ làm con người thanh thản, nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người, góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. (SGK/ trang 8)

Câu 3: Điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện lối sống …, không hám danh, …, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ”

A. Đơn giản, hám lợi.

B. Giản dị, mưu lợi.

C. Trong sạch, hám lợi.

D. Trung thực, hám lợi.

Đáp án: C

Câu 4: Không hám danh, hám lợi, không nhỏ nhen, ích kỉ là biểu hiện của

A. công bằng.

B. lẽ phải.

C. liêm khiết.

D. khiêm tốn.

Đáp án: C

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lối sống liêm khiết?

a. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà không tính toán, vụ lợi.

b. Sẵn sàng làm bất cứ việc gì miễn có lợi cho bản thân.

c. Làm giàu bằng chính sức lực, tài năng của mình.

d. Nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

e. Muốn được việc phải chịu tốn kém, quà cáp.

A. b, c, d

B. a, c, d

C. a, d, e

D. a, b, e

Đáp án: B

Giải thích: Ba hành động trên đều thể hiện tính liêm khiết của con người.

Câu 6: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính nào?

A. Trung thực, siêng năng kiên trì.

B. Tôn trọng kỉ luật, tự trọng.

C. Khoan dung, sống giản dị.

D. Tất cả đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Những đức tính trên đều là đức tính tốt mà mỗi người cần có để trở thành một người liêm khiết.

Câu 7: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây KHÔNG nói về tính liêm khiết?

A. Cây ngay không sợ chết đứng.

B. Thắng không kiêu, bại không nản.

C. Đói cho sạch, rách cho thơm.

D. Giấy rách phải giữ lấy lề.

Đáp án: B

Giải thích:

“Cây ngay không sợ chết đứng” nói đến những người  sống đúng với lương tâm và những giá trị đạo đức trong xã hội thì học sẽ không sợ những tin đồn thất thiệt, những lời vu khống, hãm hại của người khác.

“Đói cho sạch, rách cho thơm” và “Giấy rách phải giữ lấy lề” nghĩa là dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn cũng phải biết giữ gìn nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

Câu 8: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của tính liêm khiết?

A. Đấu tranh chống quay cóp trong giờ kiểm tra, thi cử.

B. Sẵn sàng dùng tiền bạc, quà cáp để đạt được mục đích.

C. Sống dựa dẫm, núp bóng người khác.

D. Tìm mọi cách biến tài sản của tập thể thành của riêng.

Đáp án: A

Giải thích: Đấu tranh chống quay cóp trong kiểm tra, thi cử thể hiện sự trung thực, ngay thẳng.

Câu 9: Người sống liêm khiết thường có những đức tính nào sau đây?

A. Bất cần, tự trọng, tự tin.

B. Tiết kiệm, kiêu ngạo, siêng năng.

C. Siêng năng, trung thực, khiêm tốn.

D. Tự lập, ích kỉ, tự trọng.

Đáp án: C

Giải thích: Siêng năng, trung thực, khiêm tốn là những đức tính tốt mà mỗi người nên rèn luyện để trở thành người liêm khiết.

Câu 10: Câu “Áo rách, cốt cách người thương” nói về đức tính nào sau đây?

A. Cần cù.

B. Tiết kiệm.

C. Khiêm tốn.

D. Liêm khiết.

Đáp án: D

Giải thích: “Áo rách, cốt cách người thương” nghĩa là dù cho nghèo khổ nhưng nếu có tính cách tốt thì vẫn luôn có người thương yêu, quý mến, trân trọng.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Tôn trọng người khác 

Lý thuyết Bài 4: Giữ chữ tín 

Lý thuyết Bài 5: Pháp luật và kỉ luật 

Lý thuyết Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh 

Lý thuyết Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội 

1 1,644 02/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: