Lý thuyết GDCD 8 Bài 5 (mới 2023 + Bài Tập): Pháp luật và kỉ luật

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 5: Pháp luật và kỉ luật ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 5.

1 2,080 02/03/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 8 Bài 5. Pháp luật và kỉ luật

I. Tóm tắt nội dung câu chuyện

Vũ Xuân Trường và đồng bọn tổ chức đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia. Chúng lợi dụng cán bộ và phương tiện của cán bộ công an, cơ quan nhà nước để che mắt pháp luật. Mua chuộc, dụ dỗ cán bộ nhà nước. Tuy nhiên, đường dây ma túy này đã bị triệt phá và đưa ra xét xử trước pháp luật.

Lý thuyết Pháp luật và kỉ luật | GDCD lớp 8 (ảnh 1)

Hình 1 – Vũ Xuân Trường ngày bị bắt

II. Nội dung bài học

1. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Lý thuyết Pháp luật và kỉ luật | GDCD lớp 8 (ảnh 1)

Hình 2 – Buôn bán ma túy là hành vi vi phạm pháp luật

2. Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo.

3. Những quy định của một tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật.

4. Những quy định của pháp luật và kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

5. Học sinh cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và Nhà nước.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức, nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 5: Pháp luật và kỉ luật

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Những quy định, quy ước trong một tập thể, một cộng đồng người ở phạm vi hẹp hơn được gọi là

A. liêm khiết.

B. công bằng.

C. pháp luật.

D. kỉ luật.

Đáp án: D

Giải thích: Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan,…) (SGK/ trang 14)

Câu 2: Những quy định của Pháp luật và Kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người?

A. Giúp mọi người gần nhau hơn.

B. Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.

C. Giúp mọi người tôn trọng nhau hơn.

D. Giúp mọi người hoàn thiện mình hơn.

Đáp án: B

Giải thích:

Những quy định của Pháp luật và Kỉ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. (SGK/ trang 14)

Câu 3: Phương án nào sau đây đúng khi bàn về bản chất của pháp luật?

A. Các quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành

B. Dùng để giáo dục, thuyết phục.

C. Dùng để cưỡng chế.

D. Tất cả đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. (SGK/ trang 14)

Câu 4: Pháp luật và kỉ luật có chức năng nào sau đây?

A. Xác định trách nhiệm và bảo vệ quyền lợi của mọi người.

B. Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung.

C. A và B đều đúng.

D. Bảo vệ quyền lợi của những người có tiền.

Đáp án: C

Giải thích: Ngoài việc xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người, pháp luật và kỉ luật còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung. (SGK/ trang 15)

Câu 5: Phương án nào dưới đây đúng khi bàn về mối quan hệ pháp luật và kỉ luật?

A. Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.

B. Những quy định của tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, được trái với pháp luật.

C. Những quy định của tập thể không phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật.

D. Tất cả các ý đều sai

Đáp án: A

Giải thích: Những quy định của một tập thể phải tuân theo những quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật. (SGK/ trang 14)

Câu 6: Những quy định, quy ước của cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Nội quy.

B. Quy chế.

C. Kỉ luật.

D. Pháp luật.

Đáp án: C

Giải thích: Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan,…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc. (SGK/ trang 14)

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 7: Hành động coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ học thuộc hình thức vi phạm nào sau đây?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm quy chế.

D. Vi phạm quy định.

Đáp án: B

Giải thích: Hành động coi cóp trong thi cử, nói chuyện riêng trong giờ học là vi phạm kỉ luật của nhà trường

Câu 8: Hành vi buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trái phép trong rừng, bắt cóc trẻ em thuộc hình thức vi phạm nào sau đây?

A. Vi phạm pháp luật

B. Vi phạm kỉ luật.

C. Vi phạm quy chế.

D. Vi phạm quy định.

Đáp án: A

Giải thích: Hành vi buôn bán người qua biên giới, chặt gỗ trái phép trong rừng, bắt cóc trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật

Câu 9: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của kỉ luật?

A. Nội quy lớp học.

B. Quy chế thi cử.

C. Điều lệ của làng, xã do người dân đặt ra.

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Ba biểu hiện trên đều là những quy định chung của trường, lớp và làng xã nhằm yêu cầu mọi người phải tuân theo để đạt được hiệu quả trong công việc.

Câu 10: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về sự tôn trọng pháp luật và kỉ luật?

A. Thắng không thua, bại không nản.

B. Đất có lề, quê có thói.

C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

D. Thất bại là mẹ thành công.

Đáp án: B

Giải thích: “Đất có lề, quê có thói” muốn nói rằng khi đến địa phương nào, ta phải hiểu biết, tôn trọng lề lối, quy tắc, phong tục tập quán ở đó để có phép ứng xử phù hợp.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh 

Lý thuyết Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội 

Lý thuyết Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác 

Lý thuyết Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư 

Lý thuyết Bài 10: Tự lập

1 2,080 02/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: