Lý thuyết GDCD 8 Bài 4 (mới 2023 + Bài Tập): Giữ chữ tín

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 4: Giữ chữ tín ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 4.

1 1,631 02/03/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 8 Bài 4. Giữ chữ tín

I. Tóm tắt nội dung câu chuyện

1. Nước Lỗ làm đỉnh giả để cống nước Tề. Nhạc Chính Tử được cử đi nhưng ông không chịu đưa đỉnh giả đó đi vì như vậy sẽ làm mất lòng tin của vua Tề với ông.

2. Em bé đòi Bác mua cho một chiếc vòng bạc. Bác vẫn nhớ và giữ lời hứa. Bác làm như vậy vì Bác là người trọng chữ tín.

Lý thuyết Giữ chữ tín | GDCD lớp 8 (ảnh 1)

Hình 1 – Bác Hồ trao chiếc vòng bạc cho em bé

II. Nội dung bài học

1. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

2.  Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin cậy, tín nhiệm.

3. Mỗi người cần phải làm tốt chức trách của mình, hoàn thành nhiệm vụ, giữ lời hứa, đúng hẹn.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về giữ chữ tín.

- Nhất độ bất tín, vạn độ bất tin.

- Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê.

- Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

Lý thuyết Giữ chữ tín | GDCD lớp 8 (ảnh 1)

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 4: Giữ chữ tín

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Giữ chữ tín là

A. biết giữ lời hứa.

B. tin tưởng lời người khác nói tuyệt đối.

C. không tôn trọng lời nói của nhau.

D. không tin tưởng nhau.

Đáp án: A

Giải thích: Giữ chữ tín là biết trọng lời hứa. (SGK/ trang 12)

Câu 2: Giữ chữ tín sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.

B. Giúp mọi người đoàn kết.

C. Giúp mọi người dễ dàng hợp tác với nhau.

D. Cả ba đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau. (SGK/ trang 12)

Câu 3: Coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau được gọi là

A. liêm khiết.

B. công bằng.

C. giữ chữ tín.

D. lẽ phải.

Đáp án: C

Giải thích: Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau (SGK/ trang 12)

Câu 4: Muốn giữ được lòng tin của mọi người thì ta cần làm gì sau đây?

A. Làm tốt chức trách, nhiệm vụ.

B. Giữ đúng lời hứa.

C. Đúng hẹn trong mọi mối quan hệ.

D. Ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi người cần phải làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh. (SGK/ trang 12)

Câu 5: Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng ... của mọi người đối với mình, biết trọng ... và tin tưởng nhau. Điền vào chỗ trống:

A. Thái độ, tình cảm.

B. Lòng tin, lời hứa.

C. Sự tôn trọng, lời hứa.

D. Lòng tin, thái độ.

Đáp án: B

Giải thích: Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 6: Câu tục ngữ “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay” nói đến điều gì?

A. Giữ chữ tín.

B. Lòng chung thủy.

C. Lòng trung thành.

D. Lòng vị tha.

Đáp án: A

Giải thích: “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay” đưa ra lời khuyên nhằm nhắc nhở mọi người ăn nói phải chín chắn, có ý thức, có trách nhiệm với lời nói của mình, biết lấy chữ tín làm đầu, phải thực hiện được những điều đã nói, đã hứa.

Câu 7: Biểu hiện của giữ chữ tín là

A. nói một đằng làm một nẻo.

B. giữ đúng lời hứa.

C. buôn bán hàng giả thu lợi nhuận cao.

D. luôn sai hẹn.

Đáp án: B

Giải thích: Giữ chữ tín là biết trọng lời hứa.

Câu 8: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của người KHÔNG biết giữ chữ tín?

A. Luôn đến hẹn đúng giờ.

B. Luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn.

C. Là ngôi sao hàng đầu thường đến trễ trong các buổi diễn.

D. Luôn giữ đúng lời hứa với mọi người.

Đáp án: C

Giải thích: Đi trễ giờ, trễ hẹn, để người khác phải chờ đợi mình là hành vi không giữ chữ tín.

Câu 9: Theo em, học sinh nên làm gì để biết giữ chữ tín?

A. Phân biệt được đâu là hành vi giữ chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.

B. Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín.

C. Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 10: Ý kiến nào sau đây nói về việc KHÔNG giữ chữ tín:

A. Quân tử nhất ngôn.

B. Nói lời phải giữ lấy lời.

C. Nói chín thì nên làm mười.

D. Trăm voi không được bát nước xáo.

Đáp án: D

Giải thích: “Trăm voi không được bát nước xáo” nhằm chỉ những người khoác lác, hứa hẹn nhiều, tưởng như chắc chắn nhưng kết quả lại không có gì đáng kể.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Pháp luật và kỉ luật 

Lý thuyết Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh 

Lý thuyết Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội

Lý thuyết Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác 

Lý thuyết Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư 

1 1,631 02/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: