Lý thuyết GDCD 8 Bài 18 (mới 2023 + Bài Tập): Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 18.

1 1,668 02/03/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 8 Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

I. Nội dung bài học

1. Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ.

Hình thức: Trực tiếp, gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.

Lý thuyết Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 1 – Nộp đơn khiếu nại là quyền của công dân

2. Quyền tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật.

Hình thức: Trực tiếp, đơn, thư, báo đài.

3. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Công dân cần trung thực, khách quan và thận trọng.

4. Nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng để vu khống, vu cáo người khác.

Lý thuyết Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 2 – Tham nhũng, lợi dụng chức quyền để đe dọa, uy hiếp người tố cáo

II. Liên hệ bài học với cuộc sống

Tại Điều 74 của Hiến pháp năm 1992 có nêu: “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang hoặc bất cứ cá nhân nào. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để làm hại người khác”.

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Khiếu nại.

B. Tố cáo

C. Kỉ luật.

D. Thanh tra.

Đáp án: A

Giải thích: Quyền khiếu nại là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ … (SGK/ trang 50).

Câu 2: Công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo cần

A. nắm được điểm yếu của đối phương.

B. tích cực, năng động, sáng tạo.

C. trung thực, khách quan, thận trọng.

D. nắm vững quy định của pháp luật.

Đáp án: C

Giải thích: Công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng (SGK/ trang 50).

Câu 3: Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền

A. cơ bản của công dân.

B. được pháp luật quy định.

C. quan trọng của mọi tổ chức, cá nhân.

D. quan trọng nhất của công dân.            

Đáp án: A

Giải thích: Quyền khiếu nại và tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật (SGK/ trang 50).

Câu 4: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định tại điều mấy?

A. Điều 58 Hiến pháp 1992.

B. Điều 64 Hiến pháp 1992.

C. Điều 74 Hiến pháp 1992.

D. Điều 78 Hiến pháp 1992.

Đáp án: C

Câu 5: Việc làm nào sau đây Nhà nước nghiêm cấm?

A. Trả thù người khiếu nại, tố cáo.

B. Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

C. A và B đều đúng.

D. Bảo vệ và giữ gìn các công trình công cộng.

Đáp án: C

Giải thích: Nhà nước nghiêm cấm trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác (SGK/ trang 50).

Câu 6: Quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Khiếu nại.          

B. Tố cáo.         

C. Kỉ luật.         

D. Thanh tra.

Đáp án: B

Giải thích: Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức nào… (SGK/ trang 50).

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 7: Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây? 

A. Bị nhà trường kỷ luật oan.

B. Điểm bài thi của mình thấp hơn của bạn.

C. Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích.

D. Phát hiện người khác có hành vi cướp đoạt tài sản của Nhà nước.

Đáp án: A

Giải thích: Học sinh có quyền khiếu nại nếu bị nhà trường kỷ luật oan.

Câu 8: Để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước có những trách nhiệm nào sau đây? 

A. Xử lý và truy tố tất cả các trường hợp bị khiếu nại tố cáo.

B. Xử lý nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.

C. Công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại tố cáo để vu khống ai đó.

D. Không bảo vệ người khiếu nại tố cáo.

Đáp án: B

Giải thích: Để đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, Nhà nước cần xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.

Câu 9: Hình thức của khiếu nại và tố cáo là?

A. Trực tiếp.          

B. Đơn, thư.         

C. Báo, đài.       

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích: Người khiếu nại hoặc tố cáo có thể gửi đơn hoặc trực tiếp đến tố cáo, khiếu nại với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Câu 10: Công dân có thể tố giác tội phạm với cơ quan nào?

A. Cơ quan điều tra.

B. Viện Kiểm sát.

C. Tòa án nhân dân.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích: Công dân có thể tố giác hành vi vi phạm pháp luật với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền như cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án nhân dân.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác 

Lý thuyết Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng

Lý thuyết Bài 19: Quyền tự do ngôn luận 

Lý thuyết Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

Lý thuyết Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 1,668 02/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: