Lý thuyết GDCD 8 Bài 3 (mới 2023 + Bài Tập): Tôn trọng người khác

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 3: Tôn trọng người khác ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 3.

1 1,920 02/03/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 8 Bài 3: Tôn trọng người khác

I. Tóm tắt nội dung câu chuyện

1. Mai là một học sinh giỏi nhưng Mai không kiêu căng, không coi thường người khác. Mai luôn lễ phép với người lớn, chan hòa với bạn bè, giúp đỡ mọi người. Vì thế, Mai luôn được mọi người quý mến.

2. Các bạn trong lớp trêu chọc Hải vì Hải là một cậu bé da đen. Hải rất buồn khi bị phân biệt tuy nhiên Hải cũng rất tự hào về màu da của mình.

Lý thuyết Tôn trọng người khác | GDCD lớp 8 (ảnh 1)

Hình 1 – Học sinh da đen bị bạn bè trêu chọc

3. Quân và Hùng mang truyện đến lớp đọc trong giờ học môn Ngữ Văn.

Lý thuyết Tôn trọng người khác | GDCD lớp 8 (ảnh 1)

Hình 2 – Học sinh đọc truyện trong giờ học

II. Nội dung bài học

1. Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.

2. Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Đó là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

Một số câu ca dao, tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác.

- Chim khôn kêu tiếng rãnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

- Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Tự trọng người lại trọng thân.

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 3: Tôn trọng người khác

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Tôn trọng người khác thể hiện điều gì?

A. Lối sống có văn hóa.

B. Lối sống tiết kiệm.

C. Lối sống thực dụng.

D. Lối sống vô cảm.

Đáp án: A

Giải thích: Tôn trọng người khác thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người. (SGK/ trang 9)

Câu 2: Tôn trọng người khác được thể hiện qua đâu?

A. Lời nói và hành động.

B. Cử chỉ và lời nói.

C. Cử chỉ, lời nói và hành động.

D. Cử chỉ và hành động.

Đáp án: C

Giải thích: Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, cả trong cử chỉ, hành động và lời nói. (SGK/ trang 10)

Câu 3: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là

A. liêm khiết.

B. công bằng.

C. lẽ phải.

D. tôn trọng người khác.

Đáp án: D

Giải thích: Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. (SGK/ trang 9)

Câu 4: Phương án nào dưới đây đúng nhất khi bàn về ý nghĩa của tôn trọng người khác?

A. Là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sạch và tốt đẹp hơn.

B. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.

C. Nhận được sự tin cậy của mọi người.

D. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.

Đáp án: A

Giải thích: Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sạch và tốt đẹp hơn. (SGK/ trang 9)

Câu 5: Để nhận được sự tôn trọng từ mọi người, trước hết chúng ta phải

A. học thật giỏi.

B. tôn trọng người khác.

C. trở nên nổi tiếng.

D. thật giàu có.

Đáp án: B

Giải thích: Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. (SGK/ trang 9)

Câu 6: Tôn trọng người khác cũng chính là

A. không tôn trọng bản thân mình.

B. nhường nhịn người khác.

C. kính trọng người khác.

D. tôn trọng chính mình.

Đáp án: D

Giải thích: Tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng chính bản thân mình.

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 7: Câu tục ngữ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nói đến điều gì sau đây?

A. Lòng trung thành đối với thầy/ cô giáo.

B. Lòng tôn trọng đối với thầy/ cô giáo.

C. Lòng vị tha đối với thầy/ cô giáo.

D. Lòng tự trọng đối với thầy/ cô giáo.

Đáp án: B

Giải thích: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nói đến truyền thống tôn sự trọng đạo, tôn trọng những thầy giáo, cô giáo, những người đã có công dạy dỗ chúng ta không kể thời gian, không kể người đó đã dạy chúng ta bao nhiêu.

Câu 8: Hút thuốc lá nơi công cộng, đặc biệt là những nơi có trẻ nhỏ và phụ nữ có thai thể hiện hành vi

A. coi thường người khác.

B. tôn trọng người khác.

C. không tôn trọng người khác.

D. sỉ nhục người khác.

Đáp án: C

Giải thích: Hút thuốc lá nơi công cộng, đặc biệt là những nơi có trẻ nhỏ và phụ nữ có thai thể hiện hành vi không tôn trọng người khác vì thuốc lá và khói thuốc rất có hại cho người hút và những người xung quanh.

Câu 9: Hành vi nào sau đây thể hiện sự KHÔNG tôn trọng người khác?

A. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật.

B. Tự nhận lỗi khi mắc sai lầm.

C. Đi nhẹ, nói khẽ trong bệnh viện.

D. Biết lắng nghe ý kiến của mọi người.

Đáp án: A

Giải thích: Châm chọc, chế giễu người khuyết tật là hành vi không tôn trọng người khác.

Câu 10: Những hành vi nào sau đây biểu hiện của sự tôn trọng người khác?

(1) Coi thường bạn vì bạn nghèo hơn mình.

(2) Kính trọng và lễ phép với ông bà, cha mẹ.

(3) Công nhận và biết học hỏi những điểm tốt đẹp từ người khác.

(4) Đọc trộm thư từ, nhật kí của người khác.

(5) Bịa đặt, vu khống, nói xấu người khác.

(6) Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp bất hạnh.

A. (3), (5), (6)

B. (1), (2), (4), (6)

C. (2), (4), (6)

D. (2), (3), (6)

Đáp án: D

Giải thích: Ba hành vi trên đều là những hành vi tôn trọng người khác.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Giữ chữ tín 

Lý thuyết Bài 5: Pháp luật và kỉ luật 

Lý thuyết Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh 

Lý thuyết Bài 7: Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội 

Lý thuyết Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác 

1 1,920 02/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: