Lý thuyết GDCD 8 Bài 8 (mới 2023 + Bài Tập): Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 8.
Lý thuyết GDCD 8 Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
I. Tóm tắt nội dung câu chuyện
1. Sau hơn ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm đấu tranh, tìm đường cứu nước, Bác đã lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc thành công, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại.
Hình 1 – Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
2. Các di sản văn hóa của nước ta được công nhận là di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn…
Hình 2 – Cố đô Huế
3. Thành tựu Trung Quốc đạt được nhờ: Mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác, phát triển các ngành công nghiệp mới,…
Hình 3 – Một góc thành phố Thượng Hải (Trung Quốc)
II. Nội dung bài học
1. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc. Luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp của các dân tộc; thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
Hình 4 – Việt Nam học tập mô hình trồng rau thủy canh của nước ngoài
2. Ý nghĩa: Tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.
3. Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới; tiếp thu có chọn lọc, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống nước ta.
III. Liên hệ bài học với cuộc sống
Tính đến nay, Việt Nam có quan hệ hữu nghị hợp tác với 189 quốc gia, trong đó 17 nước đối tác chiến lược và 13 nước đối tác toàn diện; có quan hệ kinh tế với hơn 230 nền kinh tế, đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA). Chúng ta đang học hỏi và tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm và thành tựu của các quốc gia trên thế giới để phục vụ và phát triển đất nước mình.
Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em?
A. 52.
B. 53.
C. 54.
D. 55.
Đáp án: C
Giải thích: Hiện nay, Việt Nam có tổng cộng 54 dân tộc anh em.
Câu 2: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc mang lại yếu tố nào sau đây đối với nước ta trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc?
A. Điều kiện.
B. Tiền đề.
C. Động lực.
D. Đòn bẩy.
Đáp án: A
Giải thích: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc tạo điều kiện đối để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. (SGK/ trang 21)
Câu 3: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là
A. tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc.
B. luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc.
C. thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.
D. Cả ba đáp án trên.
Đáp án: D
Giải thích: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. (SGK/ trang 21)
Câu 4: Điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Mỗi dân tộc đều có những … nổi bật về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, những công trình đặc sặc, những truyền thống quý báu. Đó là … của loài người cần được tôn trọng, … và phát triển”
A. Thành công, tài sản, nâng cao.
B. Thành tựu, lợi ích, học hỏi.
C. Thành tựu, vốn quý, tiếp thu.
D. Thành công, vốn quý, học hỏi.
Đáp án: C
Giải thích: Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, những công trình đặc sặc, những truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển. (SGK/ trang 21)
Câu 5: Ở Việt Nam, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được thể hiện trong các lĩnh vực nào?
A. Kinh tế.
B. Giáo dục.
C. Văn hóa.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Giải thích: Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác được thể hiện trong các lĩnh vực Kinh tế, giáo dục, văn hóa.
Câu hỏi thông hiểu:
Câu 6: Biểu hiện đúng với tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là
A. chỉ dùng hàng ngoại.
B. học hỏi kinh nghiệm, phong tục của các nước khác.
C. chê bai hàng nước ngoài.
D. chê bai hàng Việt Nam.
Đáp án: B
Giải thích: Học hỏi kinh nghiệm, phong tục của các nước khác là biểu hiện đúng với tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
Câu 7: Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Argentina. Điều đó thể hiện điều gì?
A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.
B. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.
C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.
D. Việt Nam học hỏi các nước về Kĩ thuật.
Đáp án: A
Giải thích: Năng lượng nguyên tử là thành tựu của Khoa học và công nghệ mà Việt Nam nên học hỏi và tiếp thu từ Liên bang Nga, Trung Quốc và Argentina.
Câu 8: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi các dân tộc trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Giáo dục và đào tạo.
B. Kinh tế - xã hội.
C. Quốc phòng - An ninh.
D. Khoa học - Kĩ thuật.
Đáp án: A
Giải thích: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực giáo dục
Câu 9: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là để
A. nước ta sẽ bị lạc hậu.
B. đưa đất nước hội nhập với quốc tế.
C. học hỏi hết tất cả của nước ngoài.
D. làm nước ta bị mất nền văn hóa riêng.
Đáp án: B
Giải thích: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là để đưa đất nước hội nhập với quốc tế.
Câu 10: Phương án nào sau đây là hoạt động thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?
A. Học tiếng Việt và tìm hiểu thêm các ngoại ngữ khác.
B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.
C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
D. Cả A, B, C.
Đáp án: D
Giải thích: Học thêm ngoại ngữ, học hỏi các công nghệ hiện đại của các nước phát triển để áp dụng vào công việc chế tác ở Việt Nam, tìm hiểu thêm phong tục tập quán của các nước khác nhau trên thế giới là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
Lý thuyết Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo
Lý thuyết Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
Xem thêm các chương trình khác:
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 8 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn lớp 8 (sách mới)
- Văn mẫu lớp 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Hóa học 8
- Giải sbt Hóa học 8
- Giải vở bài tập Hóa học 8
- Lý thuyết Hóa học 8
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 8
- Giải sgk Vật Lí 8
- Giải sbt Vật Lí 8
- Lý thuyết Vật Lí 8
- Giải vở bài tập Vật lí 8
- Giải SGK Toán 8 | Giải bài tập Toán 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Toán 8 (sách mới) | Sách bài tập Toán 8
- Bài tập Ôn luyện Toán lớp 8
- Các dạng bài tập Toán lớp 8
- Lý thuyết Toán lớp 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 8
- Giáo án Toán lớp 8 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 8 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 8 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 8 (sách mới) | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2
- Giải sgk Tiếng Anh 8 | Giải bài tập Tiếng Anh 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 8
- Giải sbt Tiếng Anh 8 (thí điểm)
- Giải sgk Tin học 8 | Giải bài tập Tin học 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sgk Lịch Sử 8 | Giải bài tập Lịch sử 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch sử 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch sử 8
- Giải vở bài tập Lịch sử 8
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 8
- Đề thi Lịch Sử 8
- Giải vở bài tập Sinh học 8
- Giải sgk Sinh học 8
- Lý thuyết Sinh học 8
- Lý thuyết Địa Lí 8 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa Lí 8
- Giải sgk Địa Lí 8 | Giải bài tập Địa Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 8
- Đề thi Địa lí 8