Lý thuyết GDCD 8 Bài 15 (mới 2023 + Bài Tập): Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 15.

1 2,917 02/03/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 8 Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

I. Tóm tắt nội dung câu chuyện

1. Chiến tranh kết thúc, những quả bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi trong lòng đất, nhất là địa bàn ác liệt như Quảng Trị.

Lý thuyết Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 1 – Phát hiện bom ở biên giới Quảng Trị do mưa lớn

2. Từ năm 1998 đến năm 2002, toàn quốc xảy ra 5871 vụ cháy, thiệt hại về tài sản lên đến 902.910 triệu đồng.

3. Tính từ năm 1999 đến năm 2002, cả nước có gần 20.000 người bị ngộ độc thực phẩm, 246 người tử vong với nhiều nguyên nhân khác nhau.

II. Nội dung bài học

1. Các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra những tổn thất về người, tài sản cho gia đình và xã hội.

2. Các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

- Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

Lý thuyết Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 2 – Buôn bán pháo hoa là hành vi vi phạm pháp luật

- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng.

- Người có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

3. Trách nhiệm của học sinh

- Tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Lý thuyết Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại | GDCD lớp 8	 (ảnh 1)

Hình 3 – Ngoại khóa tuyên truyền công tác phòng cháy, chữa cháy tại nhà trường

- Tuyên truyền vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định.

- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

Trong thời chiến đã có hơn 15 triệu tấn bom, mìn, đạn pháo trút xuống dải đất Việt Nam. Từ nhiều năm qua, Bộ Quốc phòng cùng các cơ quan chức trách và một số tổ chức hợp tác quốc tế đã triển khai thực hiện nhiều dự án, chương trình khảo sát, rà phá, tiêu hủy bom mìn còn sót lại sau chiến tranh tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Bình Phước… thế nhưng đến nay vẫn còn hàng trăm ngàn tấn bom, mìn, đạn pháo, vật liệu nổ vùi lấp rải rác dưới lòng đất ở nhiều địa phương.

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Câu hỏi nhận biết:

Câu 1: Dầu hỏa là

A. chất độc hại.

B. chất cháy.

C. chất nổ.

D. vũ khí.

Đáp án: B

Câu 2: Tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại đã gây ra hậu quả gì? 

A. Tệ nạn xã hội.

B. Con người bị tàn phế, mất khả năng lao động.

C. Mất trật tự an ninh công cộng.

D. B, C đúng.

Đáp án: D

Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất to lớn về cả người và tài sản cho cá nhân, gia đình và xã hội (SGK/ trang 42).

Câu 3: Khi có cháy nổ xảy ra, chúng ta cần gọi đến đầu số nào sau đây?

A. 113.

B. 114.

C. 115.

D. 119.

Đáp án: B

Câu 4: Mỗi học sinh cần làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Tự giác tìm hiểu và thực hiện các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

B. Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định đó.

C. Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định đó.

D. Tất cả những đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Là công dân, học sinh cần tự giác tìm hiểu và thực hiện các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại; tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định đó; tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định đó (SGK/ trang 43).

Câu 5: Những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được phép sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy và các chất độc hại ?

A. Tất cả mọi người đều được dung.

B. Cơ quan nào cũng được dung.

C. Cơ quan tổ chức các nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: C

Giải thích: Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại (SGK/ trang 42).

Câu 6: "Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy" là ngày nào sau đây?

A. Ngày 10 tháng 4 hàng năm.

B. Ngày 14 tháng 10 hàng năm.

C. Ngày 14 tháng 4 hàng năm.

D. Ngày 4 tháng 10 hàng năm.

Đáp án: D

Câu hỏi thông hiểu:

Câu 7: Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta cần thực hiện và ủng hộ những việc làm nào sau đây?

A. Tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

B. Sản xuất, tàng trữ, mua bán và đốt pháo nổ.

C. Cưa bom, mìn, đạn để lấy thuốc súng, sắt phế liệu.

D. Chơi nghịch với vũ khí, bom, mìn hoặc vật liệu nổ.

Đáp án: A

Giải thích: Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta cần tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Câu 8: Nhà nước nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

B. Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng xăng, dầu, ga.

C. Sử dụng các chất độc hại để đầu độc người khác.

D. Tuyên truyền mọi người thực hiện các quy định phòng cháy chữa cháy.

Đáp án: C

Giải thích: Nhà nước nghiêm cấm sử dụng các chất độc hại để đầu độc người khác.

Câu 9: Những hành vi nào sau đây cần phải tránh để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ?

A. Hút thuốc vứt tàn thuốc ra xung quanh.

B. Đốt nương làm rẫy.

C. Cưa bom, mìn để lấy thuốc nổ.

D. Tất cả đáp án trên.

Đáp án: D

Giải thích: Để tránh trường hợp cháy, nổ xảy ra, chúng ta nên vứt tàn thuốc đúng nơi quy định, không nên đốt nương làm rẫy, dễ gây cháy rừng và không nên cưa bom mìn để lấy thuốc nổ.

Câu 10: Hành vi, việc làm nào sau đây KHÔNG vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Cưa bom, đạn pháp chưa nổ để lấy thuốc nổ.

B. Sản xuất, tàng trữ, buôn bán pháo, vũ khí, thuốc nổ, chất phóng xạ.

C. Bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.

D. Đốt rừng trái phép.

Đáp án: C

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác 

Lý thuyết Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng 

Lý thuyết Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân 

Lý thuyết Bài 19: Quyền tự do ngôn luận 

Lý thuyết Bài 20: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

1 2,917 02/03/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: