Lý thuyết KHTN 8 Bài 20 (Kết nối tri thức): Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát đầy đủ, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 3,185 19/07/2023


Lý thuyết KHTN 8 Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

A. Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

I. Vật nhiễm điện

- Chuẩn bị:

Một chiếc đũa bằng nhựa và một chiếc đũa bằng thuỷ tinh.

Một mảnh vải len hoặc dạ và một mảnh vải lụa.

Một số mẩu giấy vụn.

- Tiến hành:

Đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẫu giấy (Hình 20.1), quan sát hiện tượng xảy ra.

Cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len hoặc dạ sau đó đưa lại gần các mẫu giấy vụn, quan sát hiện tượng xảy ra.

Làm thí nghiệm tương tự, thay đũa nhựa bằng đũa thuỷ tinh được cọ xát vào mảnh vải lụa, quan sát hiện tượng xảy ra.

Mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét.

Nhận xét:

Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất hút được các vật khác (mẩu giấy vụn) được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 20 (Kết nối tri thức): Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát (ảnh 1)

Thí nghiệm 2

- Chuẩn bị:

Hai đũa nhựa và một đũa thuỷ tinh.

Mảnh vải len (hoặc dạ) và mảnh vải lụa. Giá thí nghiệm và dây treo.

- Tiến hành:

Lấy một đũa nhựa cọ vào mảnh vải len, sau đó treo lên giá thí nghiệm. Lấy chiếc đũa nhựa thứ hai cọ vào mảnh vải len rồi đưa lại gần đầu đũa nhựa kia (Hình 20.2a). Quan sát hiện tượng xảy ra.

Thay đũa nhựa bằng đũa thuỷ tinh đã cọ vào mảnh vải lụa, rồi đưa lại gần đũa nhựa (Hình 20.2b). Quan sát hiện tượng xảy ra.

Nhận xét:

- Hai chiếc đũa nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải len nhiễm điện như nhau; hai chiếc đũa thuỷ tinh cùng cọ xát vào mảnh vải lụa nhiễm điện như nhau.

- Chiếc đũa nhựa và chiếc đũa thuỷ tinh nhiễm điện khác nhau.

- Hai vật nhiễm điện như nhau thì đẩy nhau; hai vật nhiễm điện khác nhau thì hút nhau.

- Có hai loại điện tích. Người ta quy ước diện tích xuất hiện ở đũa thuỷ tinh sau khi cọ xát vào mảnh vải lụa là điện tích dương (+); điện tích xuất hiện ở đũa nhựa sau khi cọ xát vào mảnh vải len là điện tích âm (-).

II. Giải thích sơ lược về sự nhiễm điện do cọ xát

Vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử giải thích sự nhiễm điện dương của đũa thuỷ tinh khi bị cọ xát vào vải lụa hoặc sự nhiễm điện âm của đũa nhựa khi bị cọ xát vào vải len:

- Khi đũa thuỷ tinh cọ xát vào lụa thì các electron từ đũa thuỷ tinh dịch chuyển sang vải lụa. Đũa thuỷ tinh mất bớt electron nên nhiễm điện dương, mảnh vải lụa nhận thêm electron nên nhiễm điện âm.

- Khi cọ xát đũa nhựa vào vải len, các electron từ vải len dịch chuyển sang đũa nhựa. Đũa nhựa nhận thêm electron nên nhiễm điện âm, mảnh vải len mất bớt electron nên nhiễm điện dương.

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Lý thuyết KHTN 8 Bài 20 (Kết nối tri thức): Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát (ảnh 1)

B. Bài tập KHTN 8 Bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

Đang cập nhật

Xem thêm tóm tắt lý thuyết KHTN 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 21: Dòng điện, nguồn điện

Lý thuyết Bài 22: Mạch điện đơn giản

Lý thuyết Bài 23: Tác dụng của dòng điện

Lý thuyết Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Lý thuyết Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

1 3,185 19/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: