Lý thuyết KHTN 8 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 2141 lượt xem


Lý thuyết KHTN 8 Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

A. Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

I. Khái niệm tốc độ phản ứng

- Khái niệm tốc độ phản ứng: Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hoá học.

- So sánh tốc độ của một số phản ứng: Các phản ứng đốt cháy (cồn, than, củi, giấy...) xảy ra ngay lập tức, kèm theo sự toả nhiệt và phát sáng, biến đổi rất nhanh thành khí carbon dioxide và hơi nước. 

- Dây thép, cửa sắt (chứa sắt) sau một thời gian có thể xuất hiện lớp gỉ màu nâu, xốp. Phản ứng của sắt với oxygen trong không khí ẩm xảy ra với tốc độ chậm hơn. 

→Ta nói rằng, các phản ứng đốt cháy xảy ra với tốc độ rất nhanh, trong khi phản ứng sắt bị gỉ xảy ra chậm hơn.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tốc độ phản ứng và chất xúc tác (ảnh 1)

II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

- Nhiệt độ, nồng độ và diện tích bề mặt tiếp xúc của chất tham gia phản ứng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

- Việc quan sát tốc độ thoát khí hoặc tốc độ xuất hiện chất kết tủa có thể dùng để so sánh tốc độ của phản ứng.

- Chất xúc tác như MnO hoặc enzyme amylase có thể được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng.

- Sau phản ứng, khối lượng và tính chất hoá học của chất xúc tác không đổi.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được áp dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Lý thuyết KHTN 8 Bài 7 (Kết nối tri thức): Tốc độ phản ứng và chất xúc tác (ảnh 1)

B. Bài tập KHTN 8 Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Đang cập nhật

Xem thêm tóm tắt lý thuyết KHTN 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Acid

Lý thuyết Bài 9: Base, thang pH

Lý thuyết Bài 10: Oxide

Lý thuyết Bài 11: Muối

Lý thuyết Bài 12: Phân bón hóa học

1 2141 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: