Lý thuyết KHTN 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt KHTN 8.

1 7,210 19/07/2023


Lý thuyết KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

A. Kiến thức trọng tâm KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

I. Nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

1. Nhận biết hoá chất

- Nhận biết hoá chất: Các hoá chất được đựng trong chai hoặc lọ kín và có dán nhãn ghi đầy đủ thông tin, bao gồm tên, công thức, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, cảnh báo và điều kiện bảo quản. Các dụng dịch cần ghi rõ nồng độ của chất tan.

2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm

- Không sử dụng hoá chất không có nhãn hoặc nhãn mờ. Đọc kĩ nhãn hoá chất và tìm hiểu tính chất, lưu ý, cảnh báo của mỗi loại hoá chất trước khi sử dụng. 

- Không lấy hoá chất bằng tay trực tiếp, sử dụng các dụng cụ thí nghiệm thích hợp.

- Không đặt lại các dụng cụ vào lọ đựng hoá chất sau khi sử dụng.

- Tuyệt đối không làm đổ vỡ, không để hoá chất bắn vào người và quần áo. Không rót cồn quá đầy cho đèn cồn, không mỗi lửa cho đèn cồn này bằng đèn cồn khác, đèn cồn dùng xong cần đậy nắp để tắt lửa.

- Không cho hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn).

- Hoá chất dùng xong nếu thừa, không được cho trở lại bình chứa.

- Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.

- Sử dụng kính bảo hộ và găng tay để đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.

II. Giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng

1. Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng

- Dụng cụ đo thể tích dùng để xác định thể tích của chất lỏng

- Dụng cụ chứa hóa chất dùng để chứa hóa chất (lọ thủy tinh, lọ nhựa, bình tam giác, ống nghiệm…

- Dụng cụ đun nóng: 

+ Đèn cồn: Dùng để đun nóng hóa chất

+ Bát sứ: Dùng để trộn các hóa chất nóng

- Dụng cụ lấy hóa chất: Thìa thủy tinh, ống hút nhỏ giọt

- Giá để ống nghiệm, đũa thủy tinh…

Lý thuyết KHTN 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm (ảnh 1)

2. Cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm

- Ống nghiệm:

+ Khi thực hiện thí nghiệm, giữ ống nghiệm bằng tay không thuận, dùng tay thuận để thêm hoá chất vào ống nghiệm.

+ Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống. Từ từ đưa đáy ống nghiệm vào ngọn lửa đèn cồn, miệng ống nghiêng về phía không có người, làm nóng đều đáy ống nghiệm rồi mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Điều chỉnh đáy ống nghiệm vào vị trí nóng nhất của ngọn lửa (khoảng 2/3 ngọn lửa từ dưới lên), không để đáy ống nghiệm sát vào bấc đèn cồn.

- Ống hút nhỏ giọt:

+ Ống hút nhỏ giọt thường có quả bóp cao su để lấy chất lỏng với lượng nhỏ.

+ Khi lấy chất lòng, bóp chặt và giữ quả bóp cao su, đưa ống hút nhỏ giọt vào lọ đựng hoá chất, thả chậm quả bóp cao su để hút chất lỏng lên.

+ Chuyển ống hút nhỏ giọt đến ống nghiệm và bóp nhẹ quả bóp cao su để chuyển từng giọt dung dịch vào ống nghiệm. Không chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm.

III. Giới thiệu một số thiết bị và cách sử dụng

1. Thiết bị đo pH

- Cách sử dụng thiết bị đo pH: cho điện cực của thiết bị vào dung dịch cần đo pH. giá trị pH của dung dịch sẽ xuất hiện trên thiết bị đo.

2. Huyết áp kế

- Huyết áp kế dùng để đo huyết áp gồm huyết áp kế đồng hồ, huyết áp kế thuỷ ngân..

3. Thiết bị diện và cách sử dụng

a) Thiết bị cung cấp điện (nguồn điện)

- Các thí nghiệm về điện ở môn Khoa học tự nhiên thường dùng nguồn điện là pin 1,5 V. Để có bộ nguồn 3 V thì dùng hai pin, để có bộ nguồn 6 V thì dừng bán pin.

b) Biến áp nguồn

- Biến áp nguồn  là thiết bị có chức năng chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 220 V thành điện áp xoay chiều (AC) hoặc điện áp một chiều (DC) có giá trị nhỏ, đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm

c) Thiết bị đo điện

- Thiết bị đo điện bao gồm ampe kế và vôn kế, trong đó ampe kế đo cường độ dòng điện và vôn kế đo hiệu điện thế. Cần chú ý kết nối chốt âm và chốt dương ứng với các thang đo của thiết bị, và lựa chọn thang đo hợp lí để đảm bảo không vượt quá giá trị tối đa.

d) Joulemeter

- Joulemeter là thiết bị đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện. Các giá trị đo được hiển thị trên màn hình LED. 

e) Thiết bị sử dụng điện

- Biến trở

- Đèn phát quang (kèm điện trở bảo vệ)

- Bóng đèn pin kèm đa 3V

- Khi sử dụng đèn phát quang (LED), cần kết nối cực dương (+) với cực dương của nguồn điện và cực âm (-) với cực âm của nguồn điện. Để đèn LED không bị hỏng, cần mắc nối tiếp với đèn một điện trở có giá trị thích hợp.

- Thiết bị lắp mạch điện: bóng đèn, diode, chuông, ...

- Thiết bị đo dòng điện: ampe kế, vốn kế, đồng hồ đo điện đa năng, ...

- Nguồn điện: pin, máy biến áp, ..

- Thiết bị bảo vệ: cầu chì, relay, cầu dao tự động, ...

g) Thiết bị điện hỗ trợ

- Công tắc

- Cầu chì ống

h) Biện pháp sử dụng điện an toàn

- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V.

- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ cách điện.

- Cẩn thận khi sử dụng mạng điện dân dụng (220 V) và các thiết bị liên quan đến điện.

- Khi có người bị điện giật thì không chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người đến cấp cứu.

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Lý thuyết KHTN 8 Bài 1 (Kết nối tri thức): Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm (ảnh 1)

B. Bài tập KHTN 8 Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

Đang cập nhật

Xem thêm tóm tắt lý thuyết KHTN 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 2: Phản ứng hóa học

Lý thuyết Bài 3: Mol và tỉ khối chất khí

Lý thuyết Bài 4: Dung dịch và nồng độ

Lý thuyết Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Lý thuyết Bài 6: Tính theo phương trình hóa học

1 7,210 19/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: