Tổng hợp câu hỏi môn Ngữ Văn (phần 2)
-
26 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/01/2025Nêu chủ đề của bài thơ Tự tình (Bài 2). Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả?
- Chủ đề của bài thơ: số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến; khát vọng mãnh liệt về tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ.
- Chủ đề phản ánh sâu sắc tư tưởng, tình cảm của tác giả về vấn đề bất bình đẳng giới trong xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện khát vọng về một cuộc sống tự do, hạnh phúc cho người phụ nữ.
Câu 2:
20/01/2025So sánh và nêu nhận xét về cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ (từ câu Bóng hồng nhác thấy nẻo xa đến câu Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha) với đoạn trích sau:
Hai nàng tránh không được, phải cùng bước ra chào. Kim Trọng chắp tay cũi lễ rồi lui ra thì thấy Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào; còn Thúy Vân thì tinh thần tĩnh chính(1), dung mạo(2) đoan trang, có một phong thái riêng, khó mô tả.
Bị sắc đẹp quyến rũ, Kim Trọng bất giác thần hồn phiêu bạt, nghĩ thầm: “Nọc tương tư(1) này tai hại lắm đây”. Lại âm thầm phát thệ(2): “Mình mà không được hai nàng làm vợ thì suốt đời sẽ chẳng lấy ai”. Nhưng vì ngại có Vương Quan, không tiện đứng lâu, đành cùng nhau từ biệt.
Đồng thời, Vương Viên ngoại(3) cũng sai người đem kiệu đến đón. Hai nàng lên kiệu về nhà.
(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều Truyện, Nguyễn Đức Vân – Nguyễn Khắc Hanh dịch, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và hiệu đính,
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008, tr. 17 – 18)
- Giống nhau:
+ Miêu tả vẻ đẹp tinh khôi, thanh nhã của chị em Thúy Kiều và Thúy Vân qua cái nhìn của Kim Trọng.
+ Miêu tả tâm trạng rối bời, khó xử của Kim Trọng khi không biết chọn ai giữa hai “mĩ nhân” là Thúy Kiểu và Thúy Vân.
+ Ngôn ngữ được sử dụng rất hàm súc, mượt mà, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
- Khác nhau:
Tiêu chí |
Đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ |
Đoạn trích Kim Vân Kiều Truyện |
Ngoại hình nhân vật |
Miêu tả khái quát. |
Miêu tả chi tiết, tỉ mỉ. |
Cảm xúc nhân vật |
Tập trung khai thác những cảm xúc tình yêu đôi lứa của cả Kim và Kiều. |
Tập trung khai thác sâu hơn khía cạnh tâm lí, tình cảm, cảm xúc của Kim Trọng khi đứng trước hai tuyệt sắc giai nhận là Thúy Kiều và Thúy Vân. |
Câu 3:
20/01/2025Kẻ bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin phù hợp về các văn bản đọc trong bài:
STT |
Văn bản |
Tác giả |
Thể loại |
Chủ đề |
Đặc sắc nghệ thuật |
|
|
|
|
|
|
STT |
Văn bản |
Tác giả |
Thể loại |
Nội dung chủ đề |
Đặc sắc nghệ thuật |
1 |
Kim – Kiểu gặp gỡ |
Nguyễn Du |
Truyện thơ Nôm |
Cuộc gặp gỡ định mệnh của Kim – Kiều. |
Phát huy sự phong phú của tiếng Việt; sáng tạo các yếu tố ngôn ngữ vay mượn; việt hóa hệ thống từ Hán Việt; bút pháp tả cảnh ngụ tình. |
2 |
Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga |
Nguyễn Đình Chiểu |
Truyện thơ Nôm |
Lục Vân Tiên dũng cảm cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi đám cướp và sự cảm kích của Kiều Nguyệt Nga đối với Lục Vân Tiên. |
Ngôn ngữ giản dị, gần gũi; sử dụng nhuần nhuyễn từ Hán Việt và điển tích, điển cố. |
3 |
Tự tình (Bài 2) |
Hồ Xuân Hương |
Thất ngôn bát cú Đường luật. |
Số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến; khát vọng mãnh liệt về tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ. |
Ngôn ngữ sinh động, gợi cảm; mang tính triết lí, trữ tình sâu sắc; mang tính “tự sự”. |
Câu 4:
20/01/2025Tự chọn một đoạn thơ (tối thiểu 12 câu) trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) hoặc Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Xác định bố cục của đoạn trích và nêu ý chính của từng phần.
b. Phân tích hình tượng thiên nhiên hoặc hình tượng con người trong đoạn trích.
c. Chỉ ra những nét đặc sặc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Chọn đoạn thơ trong Truyện Kiều (Nguyễn Du). Đoạn tả cảnh ngày xuân (từ câu 39 đến câu 56); “Ngày xuân con én đưa thoi… Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.
a. Bố cục của đoạn trích và ý chính của từng phần.
- Bố cục: được chia làm 3 phần.
+ Phần 1: (từ câu 39 đến câu 42): miêu tả khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn của mùa xuân.
+ Phần 2: (từ câu 43 đến câu 50): miêu tả không khí náo nhiệt, tưng bừng của lễ hội mùa xuân.
+ Phần 3: (từ câu 51 đến câu 56): miêu tả cảnh tượng khi Kim Trọng và Thúy Kiều chuẩn bị chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ chóng vánh.
b. Phân tích hình tượng thiên nhiên trong đoạn trích.
- Hình ảnh “con én đưa thoi” báo hiệu một mùa xuân tươi đẹp đang đến. Cỏ non xanh tươi, vươn dài đến tận chân trời, tạo nên một khung cảnh bao la và yên bình. Trên những cành lê, điểm xuyết những bông hoa trắng tinh khôi, càng tô thêm vẻ đẹp rạng rỡ cho khung cảnh mùa xuân.
- “Thanh minh trong tiết tháng ba” người dân tấp nập trong lễ tảo mộ và hội đạp Thanh. Không gian nhộn nhịp với những đống hoa giấy, thoi vàng rắc rơi, làm bay bổng niềm vui đón chào mùa xuân của các tài tử, giai nhân.
- “Tà tà bóng chiều ngả về tây” chị em thơ thẩn ra về, bước dọc theo con suối nhỏ để ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên bình yên mà thơ mộng. Dòng nước uốn quanh co, dẫn tới cái cầu nhỏ nằm ngang cuối ghềnh làm cho bức tranh thiên nhiên ấy trở nên đẹp đẽ và sinh động hơn.
c. Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Những nét đặc sắc về nội dung:
+ Tả cảnh thiên nhiên đẹp đẽ trong mùa xuân.
+ Phản ánh phong tục, tập quán trong dịp Thanh minh.
+ Không khí vui tươi, náo nhiệt trong ngày hội xuân.
+ Thể hiện sự quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả về phong cảnh thiên nhiên, gợi lên nỗi luyến tiếc khi mùa xuân qua đi.
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sinh động.
+ Kết hợp hài hòa giữa tả cảnh và miêu tả con người.
+ Sử dụng các biện pháp tu từ độc đáo.
Câu 5:
20/01/2025Tìm đọc một số văn bản truyện truyền kì, truyện thơ Nôm. Ghi vào nhật kí đọc sách những thông tin cơ bản mà em thu nhận được từ văn bản.
Tên văn bản |
Tên tác giả |
Thể loại |
Nội dung chính |
Giá trị |
Truyện Kiều |
Nguyễn Du |
Truyện thơ Nôm |
Kể về cuộc đời truân chuyên của Thúy Kiều khi sống trong xã hội phong kiến. |
Phản ánh sâu sắc về triết lí, tâm lí con người và xã hội Việt Nam thời phong kiến. |
Thánh Gióng |
Theo Lê Chí Viễn |
Truyện truyền kì |
Sự ra đời kì lạ của Gióng. Qua câu chuyện, người Việt Nam bày tỏ lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bảo vệ độc lập dân tộc. |
Mang lại nhiều giá trị văn hóa, tinh thần và giáo dục sâu sắc.
|
Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga |
Nguyễn Đình Chiểu |
Truyện thơ Nôm |
kể về câu chuyện Lục Vân Tiên dũng cảm xông vào cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi nhóm cướp. |
Lòng nhân đạo, cứu giúp tha nhân. |
Câu 6:
20/01/2025Trao đổi với các bạn về:
- Chủ đề, không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện của một truyện truyền kì đã đọc.
- Chủ đề, một số yếu tố thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ thể hiện qua bài thơ đã đọc.
- Chủ đề và một số yếu tố của truyện thơ Nôm thể hiện trong tác phẩm đã đọc như: cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
Một truyện truyền kì đã đọc: Thánh Gióng.
- Chủ đề, không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện của truyện truyền kì Thánh Gióng:
+ Chủ đề: Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, sức mạnh của người dân và sự bất diệt của ý chí bảo vệ Tổ quốc.
+ Không gian: làng quê, sông núi, cũng như không gian siêu nhiên, mang tính chất thần thoại.
+ Thời gian: thời kì Văn Lang – Âu Lạc.
+ Chi tiết: Gióng lớn nhanh như thổi; mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt; bay lên trời.
+ Cốt truyện: sự ra đời kì ảo của Gióng; cuộc xâm lược của quân Âu Lạc; sự trưởng thành nhanh chóng và chiến thắng vang dội của Thánh Gióng; cuối cùng là sự biến mất bí ẩn của Gióng.
+ Nhân vật chính: Thánh Gióng.
+ Lời người kể chuyện: thể hiện những đặc điểm của một câu chuyện dân gian truyền khẩu, mang màu sắc trữ tình, huyền thoại và tính chất tuyên truyền, ca tụng anh hùng dân tộc.
- Chủ đề, một số yếu tố thi luật của thơ song thất lục bát như: vần, nhịp, số chữ, số dòng trong một khổ thơ thể hiện qua bài thơ Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến):
+ Chủ đề: sự mất mát, nỗi đau, triết lí về cuộc sống và cái chết, cũng như tình bạn chân thành giữa hai con người.
+ Vần: sử dụng vần song luật, với các vần chính như: -ê, -ạc, -ình, -ời, -ũng, -ưng,… được sử dụng một cách khéo léo, góp phần tạo nên nhịp điệu và sự truyền cảm trong bài thơ.
+ Nhịp: mỗi câu trong bài thơ đều có 7 tiếng (7 chữ), tạo nên nhịp điệu đều đặn, trầm bổng. Điều này giúp bài thơ có sự cuốn hút, nhẹ nhàng và uyển chuyển.
+ Số chữ: mỗi câu trong bài thơ gồm 7 chữ, theo quy luật 7 chữ của thể song thất lục bát.
+ Số dòng: mỗi khổ thơ có 6 dòng, tuân thủ cấu trúc của thể thơ song thất lục bát.
- Chủ đề và một số yếu tố của truyện thơ Nôm thể hiện trong tác phẩm Kim – Kiều gặp gỡ (Nguyễn Du):
+ Chủ đề: tình yêu nồng nàn, say đắm của Thúy Kiều và Kim Trọng.
+ Cốt truyện: cuộc gặp gỡ định mệnh của Thúy Kiều và Kim Trọng. Những rung động mãnh liệt trong tình yêu của Kim – Kiều.
+ Nhân vật: Thúy Kiều, Kim Trọng, Thúy Vân, chàng Vương.
+ Lời thoại: độc thoại nội tâm.
Câu 7:
20/01/2025Học thuộc lòng một số đoạn trích truyện thơ Nôm và một số bài thơ song thất lục bát em yêu thích.
Em hãy tìm một số đoạn trích truyện thơ Nôm và một số bài thơ song thất lục bát em yêu thích rồi học thuộc lòng.
Câu 8:
20/01/2025Kể tên một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người.
- “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
- “Người ngựa ngựa người” của Nguyễn Công Hoan.
- “Một bữa no” của Nam Cao.
Câu 9:
20/01/2025Em đã được học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Hãy chia sẻ cảm nhận về một chi tiết mà em ấn tượng nhất trong tác phẩm.
- Vũ Nương hiện về khi Trương Sinh lập đàn giải oan là chi tiết em ấn tượng nhất trong tác phẩm.
- Khi Trương Sinh lập đàn giải oan bên bờ sông, Vũ Nương hiện về giữa dòng, ngồi trên một chiếc kiệu hoa, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. Nàng ở giữa dòng nói vọng vào với Trương Sinh. Đoạn kết có màu sắc kì ảo này giúp cho chủ đề của tác phẩm mang tính nhân văn và nhân đạo sâu sắc: thể hiện được ước mơ, khát vọng về một xã hội công bằng, nơi người hàm oan được trả lại sự trong sạch và nhận được sự đền đáp xứng đáng. Và thái độ cảm thương của tác giả trước số phận bi kịch mà người phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội phong kiến.
Câu 10:
20/01/2025Xác định vấn đề được bàn luận và bố cục của bài nghị luận Người con gái Nam Xương – một bi kịch của con người.
- Bài nghị luận bàn về số phận bi kịch của những con người trong truyện “Người con gái Nam Xương”.
- Bố cục bài nghị luận:
+ Phần 1: Từ đầu đến “miếu vợ chàng Trương”: Giới thiệu vấn đề.
+ Phần 2: Từ “cuộc đời Vũ Nương” đến “hàm hồ và mù quáng”: Nhận xét phẩm chất và cuộc đời nàng Vũ Nương.
+ Phần 3: Từ “là người cùng làng” đến “nói với người đời”: Nhận xét về tính cách của Trương Sinh và phân tích ý nghĩa chi tiết cái bóng trong tác phẩm.
+ Phần 4: Từ “là nhà văn nhân đạo” đến “bi kịch gia đình”: Chỉ ra nét độc đáo của truyện.
+ Phần 5: Phần còn lại: Kết lại vấn đề, khẳng định lại giá trị tác phẩm còn mãi với thời gian.
Câu 11:
20/01/2025Từ luận đề Người con gái Nam Xương – một bi kịch của con người, tác giả đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?
- Tác giả triển khai các luận điểm theo trình tự từ cụ thể đến bao quát, từ nguyên nhân đến kết quả, từ phân tích chi tiết nhỏ đến nhận xét về đặc điểm chung như sau:
(1) Phân tích phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương => (2) Tập trung phân tích tính cách ghen tuông của Trương Sinh => (3) Phân tích bi kịch của Vũ Nương và lí giải nguyên do bi kịch xảy ra qua chi tiết cái bóng => (4) Phân tích sự xuất hiện của Vũ Nương để làm nổi bật bi kịch gia đình như thế nào => (5) Ý nghĩa của toàn bài viết.
Câu 12:
20/01/2025Đọc phần (2) Tập trung phân tích tính cách ghen tuông của Trương Sinh và cho biết, theo tác giả, bi kịch của nhân vật Vũ Nương là gì. Tác giả đã làm sáng tỏ bi kịch ấy qua những lí lẽ và bằng chứng nào?
- Bi kịch của Vũ Nương: là một người phụ nữ nết na, đức hạnh, hết lòng vì gia đình, chung thủy với chồng nhưng lại bị chồng đánh đuổi, nghi ngờ thất tiết mà không thể lên tiếng thanh minh, phải tìm đến cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của bản thân.
- Tác giả làm sáng tỏ bi kịch ấy trong bài:
Lí lẽ |
Bằng chứng |
“Cuộc đời Vũ Nương tuy ngắn ngủi nhưng nàng đã kịp làm trọn nghĩa vụ của một kiếp đàn bà: làm con, làm dâu, làm vợ, làm mẹ.” |
+ “một thân vừa nuôi con thơ, vừa chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng già yếu” + “một mình lo việc ma chay, tế lễ, chôn cất” + Mong chồng bình an trở về + Mong mỏi của nàng là “cái thú vui nghi gia nghi thất”, vợ chồng sum họp, con cái đuề huề, được làm vợ, làm mẹ. |
Hai người thân thương nhất, gần gũi nhất lại là kẻ gây ra oan trái cho đời nàng. |
“Đứa trẻ thì ngây thơ, chỉ kế lại những điều mà đêm đêm mẹ thường dạy khi cha vắng nhà, nó không thể phân biệt được giữa đùa với thật vì mới có ba tuổi đầu và tin lời mẹ. Còn người chồng thì cả ghen, hàm hồ và mù quáng.” |
Câu 13:
20/01/2025Đọc phần (3) Phân tích bi kịch của Vũ Nương và lí giải nguyên do bi kịch xảy ra qua chi tiết cái bóng và cho biết, theo tác giả, điều gì đã khiến Vũ Nương nhảy xuống sông tự tử. Em có suy nghĩ gì về cách lí giải của tác giả?
- Vũ Nương nhảy xuống sông tự vẫn là vì nàng muốn chứng minh cho sự trong sạch của bản thân trước người chồng ghen tuông đến mức không lắng nghe bất kì lời giải thích nào từ nàng,
- Tác giả lí giả hành động ấy dựa vào cốt truyện, tình tiết xây dựng tính cách, phẩm chất nhân vật Vũ Nương cùng bối cảnh ra đời tác phẩm để chứng minh rằng hành động gieo mình của Vũ Nương hoàn toàn hợp lí. Đây là một cách lí giải vô cùng logic.
Câu 14:
20/01/2025Những nét đặc sắc nào trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rõ ở phần (4) Phân tích sự xuất hiện của Vũ Nương để làm nổi bật bi kịch gia đình như thế nào?
Những nét đặc sắc trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rõ ở phần (4):
- Sự dung hòa giữa hiện thực và ước mơ, giữa cái tồn tại và cái ảo ảnh.
+ Hiện thực không thể thay đổi là Vũ Nương đã chết, không trở lại dương gian. Xen vào đó là cái mờ ảo, đó là khi Vũ Nương hiện về giữa dòng khi Trương Sinh lập đàn giải oan. Thế rồi ảo ảnh lại nhanh chóng tan biến để lại hiện thực đắng cay.
- Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo có sự kết hợp hài hòa với nhau.
+ Điều này vừa lột tả hiện thực số phận con người, người phụ nữ với những tủi nhục, đau khổ nhưng cũng vừa thể hiện mong ước của con người được giải nỗi oan ức, nhận lấy những đền đáp xứng đáng với phẩm chất của bản thân.
Câu 15:
20/01/2025Đọc phần (3) Phân tích bi kịch của Vũ Nương và lí giải nguyên do bi kịch xảy ra qua chi tiết cái bóng và phần (5) Ý nghĩa của toàn bài viết, cho biết tác giả đã làm nổi bật nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ bằng cách nào. Những câu văn nào giúp em hiểu rõ về nét độc đáo đó?
- Để làm nổi bật nét độc đáo trong truyền truyền kì của Nguyễn Dữ tác giả đã lựa chọn phân tích chi tiết tiêu biểu rồi đưa ra nhận xét chung về sự độc đáo đó.
- Những câu văn thể hiện nét dộc đáo là:
+ “Lấy hình tượng cái bóng người và lời nói ngây thơ của đứa con để đẩy câu chuyện tới đỉnh điểm là nét độc đáo riêng của Nguyễn Dữ, không thể tìm thấy trong bất cứ truyện truyền kì nào của Việt Nam cũng như các nước Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc…”
+ “Có thể nói, với Người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tượng người phụ nữ trong thể truyền kì. Vũ Nương không phải là hình tượng một trang liệt nữ, nàng chỉ là một người đàn bà bình thường như bao người vợ, người mẹ trong đời thực.”
Câu 16:
20/01/2025Phần (5) Ý nghĩa của toàn bài viết có vai trò gì trong bài nghị luận Người con gái Nam Xương – một bi kịch của con người? Câu văn nào giúp em xác định được vai trò ấy?
- Phần (5) của bài nghị luận là phần kết, khẳng định lại nội dung chủ đề đang đề cập tới – số phận bi kịch của con người, đồng thời nêu bật ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
- Câu văn thể hiện vai trò của đoạn (5):
+ “Có thể nói, với Người con gái Nam Xương, Nguyễn Dữ đã vượt khỏi những công thức thông lệ về hình tương người phụ nữ trong truyện truyền kì.”
+ “Phản ánh số phận Vũ Thị Thiết, Nguyễn Dữ đã đề cập tới cái bi kịch muôn thuở của con người. Có lẽ vì vậy mà Người con gái Nam Xương vẫn có sức hấp dẫn đối với người đọc ngày nay.”
Câu 17:
20/01/2025Một số chi tiết và nhân vật trong tác phẩm Người con gái Nam Xương không được tác giả bài nghị luận phân tích, chẳng hạn như chi tiết người mẹ dặn dò trước khi Trương Sinh ra trận, các nhân vật Linh Phi, Phan Lang… Từ đó, em có suy nghĩ gì về việc sử dụng lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học?
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Lí lẽ cần phải được trình bày ngắn gọn, mạch lạc, rõ ràng, sao cho diễn đạt được khía cạnh vấn đề mà luận đề đưa ra. |
Bằng chứng phải là những dẫn chứng tiêu biểu nhất, có liên quan tới luận đề và lí lẽ. |
Đưa ra đầy đủ lí lẽ theo một trình tự phù hợp, logic. |
Khi đưa ra bằng chứng cần có kèm theo phân tích, bình luận, tránh liệt kê suông gây rời rạc, thiếu liên kết. |
Câu 18:
20/01/2025Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không? Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) để trả lời câu hỏi trên.
Trong bài viết “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người, tác giả đã phân tích chi tiết chiếc bóng trên vách. Đây là một chi tiết quan trọng mang tính thắt nút – mở nút cho cả câu chuyện, khi nó vừa là nguyên nhân gây ra mối hiểu nhầm và cái chết oan uổng của Vũ Nương, cũng là thứ hóa giải nỗi oan đó. Bên cạnh việc chỉ ra tác dụng của chi tiết cái bóng, tác giả phân tích, so sánh cái bóng với hình ảnh “Vợ chồng yêu nhau quyến luyến không rời như hình với bóng”. Điều này giúp người đọc nhìn nhận chi tiết ấy theo một góc độ khác. Cái bóng không chỉ dẫn đến bi kịch, mà nó còn đại diện cho tình cảm vợ chồng gắn bó sắt son dù cả hai đang phải chia xa. Tình cảm ấy càng sâu đậm, quấn quýt thì bi kịch của nàng Vũ Nương lại càng đau đớn hơn. Tác giả đã bình luận về chi tiết trên với điểm nhìn vô cùng rộng và mang tính nhân văn sâu sắc. Vì vậy người đọc hoàn toàn đồng tình với quan điểm tác giả đặt ra.
Câu 19:
20/01/2025Xác định phần dẫn trong các câu sau, cho biết phần đó được dẫn theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?
a. Khi chồng ra đi, nàng giãi bày nỗi niềm của mình: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu […], chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.
(Nguyễn Đăng Na, “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người)
b. Theo như lời thầy giáo của tôi bảo, người La Mã xưa kia nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ con vòng quanh miệng, quanh đáy.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
|
a |
b |
Xác định phần dẫn |
Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu […], chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. |
Người La Mã xưa kia nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ con vòng quanh miệng, quanh đáy. |
Phần dẫn theo cách |
Trực tiếp |
Gián tiếp |
Dấu hiệu nhận biết |
Phần dẫn đặt sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép. |
Phần dẫn không đặt sau dấu hai chấm hay dấu ngoặc kép, có cụm dẫn “Theo như lời thầy giáo của tôi bảo”. |
Câu 20:
20/01/2025Hãy chuyển cách dẫn trực tiếp trong các câu dưới đây sang cách dẫn gián tiếp:
a. Nỗi oan của Vũ Nương sẽ còn đeo đẳng mãi lấy nàng, nếu như không có một đêm tình cờ đứa bé nói: “Cha Đản lại đến kia kìa!”
b. Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn đã khẳng định: “Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rập rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi.”
c. Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã bộc lộ thành thực một tâm trạng: “Dầu có ưa thơ người này người khác, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư. Có những bài thơ cứ vương vấn trong trí tôi hàng tháng, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai. Bởi vì thơ Lư nhiều bài thực không phải là thơ, nghĩa là những công trình nghệ thuật, mà chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta.”
a. Nỗi oan của Vũ Nương sẽ còn đeo đẳng mãi lấy nàng, nếu như không có một đêm tình cờ đứa bé nói rằng cha của bé Đản lại đến rồi.
b. Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn đã khẳng định rằng đối với đồng bào ông, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rập rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào ông.
c. Trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh đã bộc lộ thành thực một tâm trạng của ông, đó là dù có ưa thơ của ai thì ông vẫn luôn nhớ về thơ Lưu Trọng Lư. Có những bài thơ cứ vương vấn trong trí óc, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai bởi thơ Lư chính là tiếng lòng thổn thức cùng hòa theo tâm trạng, trái tim mỗi người.
Câu 21:
20/01/2025Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 5 - 7 câu) có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây, trích dẫn ý kiến đó theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp:
Cái tài của Nguyễn Dữ là ông đã dung hòa được hiện thực với ước mơ, giữa cái tồn tại với cái ảo ảnh.
(Nguyễn Đăng Na, “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người)
Trong bài viết “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người, Nguyễn Đăng Na cho rằng tài năng của Nguyễn Dữ là dung hòa hiện thực và ước mơ, cái tồn tại và cái ảo ảnh rất khéo léo. Dù nàng Vũ Nương có xinh đẹp, đức hạnh tới đâu thì hiện thực vẫn là nàng đã chết và không thể quay trở lại. Tuy vậy bóng dáng của nàng vẫn ẩn hiện trên sông khi chồng nàng lập đàn giải oan, nàng nói vọng vào, ảo ảnh lại dần tan biến, trả lại hiện thực cay đắng. Cái có thật và không thật đan xen làm nổi bật hơn bi kịch của nhân vật, vừa phản ánh hiện thực cuộc sống vừa phần nào thể hiện mong ước của con người. Đây cũng điểm đặc biệt chỉ xuất hiện trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ. Cái tài của ông đã tạo sức hấp dẫn cho câu chuyện.
Câu 22:
20/01/2025Em đã đọc tác phẩm văn học nào viết về những con người có ngoại hình khác lạ? Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm ấy.
- Truyện cổ tích “Sọ Dừa” cũng viết về con người có ngoại hình khác lạ, với nhân vật chính, chàng Sọ Dừa, sinh ra không tay không chân, trò lông lốc như một cái sọ dừa trông vô cùng kì dị. Sau biết bao khó khăn thử thách chàng Sọ Dừa cũng nhận được cái kết hạnh phúc.
- Truyện truyền tải khát vọng của nhân dân về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc, ở hiền gặp lành, những người tài giỏi, hiền hậu ắt sẽ nhận quả ngọt không phân biệt ngoại hình xấu đẹp.
Câu 23:
20/01/2025Văn bản Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi bàn luận về vấn đề gì? Theo em, phạm vi của vấn đề bàn luận trong văn bản có gì khác với văn bản “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người?
- Văn bản bàn luận về tác phẩm Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh và từ đó bàn về những phẩm chất mà người viết truyện thiếu nhi cần có.
- Phạm vi vấn đề bàn luận trong văn bản rộng hơn so với vấn đề trong văn bản “Người con gái Nam Xương”- một bi kịch của con người.
+ Trong bài “Người con gái Nam Xương”- một bi kịch của con người tác giả chỉ bàn luận về số phận đau khổ của nhân vật trong tác phẩm.
+ Nhưng với bài viết trên, bên cạnh phân tích một tác phẩm văn học, tác giả Trần Văn Toàn bàn luận một chủ đề rộng hơn mở ra từ tác phẩm đó – phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học thiếu nhi.
Câu 24:
20/01/2025Xác định các luận điểm chính trong văn bản Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi. Các luận điểm ấy có quan hệ với nhau như thế nào?
- Các luận điểm chính trong văn bản:
+ Giải nghĩa nhan đề Thằng quỷ nhỏ.
+ Nhân dạng kì dị của Quỳnh đã quyết định vị thế của cậu và thái độ cư xử của các nhân vật khác
+ Vì nhân dạng đó mà tình cảm của Quỳnh với Nga trở thành một thứ dị hợm, kệch cỡm trong mắt người khác.
+ Quan điểm của tác giả về nhân hình và những quy chuẩn của nhân hình đã ảnh hưởng tới con người và cộng đồng.
+ Từ Thằng quỷ nhỏ, tác giả suy nghĩ về những phẩm chất cần có trong một tác phẩm viết cho thiếu nhi.
- Các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đi từ phân tích, nhận xét, đến bàn luận về chủ đề chung, bổ sung ý nghĩa cho nhau. Ví dụ như sau khi phân tích nhân dạng của Quỳnh tác giả mới rút ra đánh giá về những chuẩn mực về ngoại hình của xã hội.
Câu 25:
20/01/2025Đọc phần (1) bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi và cho biết tác giả bài nghị luận đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để phân tích nhân dạng của Quỳnh và thái độ của các nhân vật khác đối với nhân dạng ấy. Em có nhận xét gì về các lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng?
- Những lí lẽ, bằng chứng phân tích nhân dạng của Quỳnh và thái độ của các nhân vật đối với nhân dạng ấy:
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Quỳnh - người mang biệt danh thằng quỷ nhỏ. |
Hai vành tai to, mỗi khi Quỳnh có tâm trạng nó lại ve vẩy như cánh bướm; thêm vào đó là chiếc mũi to, đỏ ứng, lấm tấm mồ hôi. |
Trong mắt mọi người, Quỳnh chỉ là một thằng hề để tiêu khiển, mua vui. |
“Họ lấy anh làm trò tiêu khiển. Anh giúp họ giải buồn hoặc thỏa mãn tính hiếu kì hoặc lấp đầy những phút giây nhàn rỗi.” |
Ngay cả với Hạnh, cô lớp trưởng luôn đúng mực, người luôn đứng ra trấn áp những kẻ bày trò tai quái với Quỳnh thì giữa họ vẫn có một khoảng cách mênh mông. |
“Bàn có hai người, nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa.” |
Và cả những phẩm chất đẹp đẽ của Quỳnh dù vẫn hiện diện nhưng chẳng ai nhận thấy giá trị đích thực của nó. Tất cả đều dừng lại trước một kẻ có ngoại hình lạ lẫm, ki dị. |
“Mấy chiếc chân bàn lung lay trong lớp đã được đóng lại nhưng không ai đánh giá đúng ý nghĩa đôi bản tay khéo léo của Quỳnh. Trái tim nhân hậu của chủ bé ấy mãi mãi chỉ là những bí mật của riêng Nga – người duy nhất, vì những ngẫu nhiên, đã nhận ra và chứng kiến những gì Quỳnh làm cho bạn bè, cho những đứa trẻ nghèo quanh nhà mình.” |
Biết được tình cảm đặc biệt mà Quỳnh dành cho mình thì Nga đã thật sự hoảng sợ |
“Cứ hình dung đến cảnh phải đi chơi bên cạnh một con người có cãi mũi to tướng và hai vành tai cũng to tướng không kém, lại không ngừng ve vẩy, Nga bất giác rùng mình.”
|
- Nhận xét: Đây đều là những lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu trong truyện, thể hiện rõ về đặc điểm một nhân vật dị dạng trong truyện, góp phần phát triển và mở rộng phân tích của chủ đề tác giả đưa ra.
Câu 26:
20/01/2025Đọc phần (2) bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi và cho biết tác giả có quan điểm như thế nào về nhân dạng của con người. Em hãy dẫn ra một vài lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản giúp làm sáng tỏ quan điểm của tác giả.
- Trông phần (2) tác giả có quan điểm đa chiều, sâu sắc về nhân dạng của con người: Nhân dạng của con người, tưởng chừng như thuộc về cá nhân, nhưng thực chất lại bị áp đặt, đánhh giá bởi tiêu chuẩn của cộng đồng, nó bắt phải tuân theo không phản kháng, và nếu ai đó đi ngược lại sẽ bị coi là kì dị, khó được chấp nhận là người có tâm hồn bình thường trong mắt người khác
- Lí lẽ và bằng chứng:
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Một kẻ có nhân dạng dị thường, lạc loài khó có thể được chấp nhận có một tâm hồn bình thường trong mắt người khác. |
Mọi nông nỗi của Quỳnh đều bắt đấu từ ngoại hình dị thường, lạc loài của chú bé. |
Chuẩn mực, như thế, mang trong nó quyền lực và sức áp đặt. |
Trong trường hợp của chú bé Quỳnh, thì sự bất bình thường trong nhân dạng đã mặc nhiên ấn định cho sinh thể bé nhỏ ấy vị thế của một kẻ lạc loài trong mắt đồng loại. |
Câu 27:
20/01/2025Trong phần (2) bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, tác giả đã lí giải như thế nào về cách ứng xử của chúng ta trước một nhân dạng đặc biệt? Việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối của phần này có tác dụng gì?
- Tác giả đã lí giải bằng cách đưa ra những dẫn chứng liên quan đến nhân học: bất kì một xã hội nào cũng luôn tồn tại các quy chuẩn; chính vì vậy mà những gì thuộc về số ít được coi là kì dị, lệch chuẩn bao giờ cũng bị gạt bỏ, bãi trừ.
- Việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối phần này có tác dụng:
+ Giúp bài văn nghị luận thêm phần thuyết phục, hấp dẫn hơn, cho thấy sự chọn lựa kĩ lưỡng của tác giả.
+ Là bằng chứng làm rõ luận điểm nêu ra phía trên.
+ Góp phần khẳng định ý kiến “Có thể thấy, không chỉ nhân tính mà ngay nhân hình cũng đều được phân loại, điều chỉnh bởi những quy chuẩn, đều là hướng tạo tác mang tính văn hoá.”
Câu 28:
20/01/2025Trong phần (3) bài Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, theo tác giả, một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi cần có những phẩm chất gì? Những câu văn nào giúp em nhận ra điều đó?
- Theo tác giả một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi cần có những phẩm chất:
+ Biết nhìn nhận đa chiều, không nên áp đặt một tiêu chuẩn nhất định cho các nhân vật. Biết nhìn nhận nhân vật ở nhiều góc độ, chấp nhận cả sự xấu xí của họ, tôn trọng sự khác biệt chứ không miệt thị và loại bỏ, nuôi dưỡng tình yêu thương và sự trân trọng ấy trong trẻ.
+ Phải biết sử dụng góc nhìn đầy nhân văn của người lớn để viết truyện cho thiếu nhi.
- Những câu văn giúp em nhận ra điều đó:
+ “Trước tiên, chúng ta vẫn thường nghĩ, một tác phẩm văn học thiếu nhi phải góp một phần hình thành những chuẩn mực văn hoá của một cộng đồng trong tâm hồn của trẻ thơ. Điều này không sai, nhưng có lẽ là chưa đủ. Bởi lẽ, cũng cần nhận diện đầy đủ về những gì đã bị đặt ra ngoài chuẩn mực ấy. Không nên đối xử với những ngoại lệ, những bất thường như những gì sai lạc, như những tồn tại thứ cấp mà có lẽ cần hình dung về chúng như những tồn tại khác. Hiểu đó là một tổn tại khác sẽ giúp chúng ta biết tôn trọng những khác biệt chứ không miệt thị và xa lánh.”
+ “Thứ hai, không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.”
+ “Cuối cùng, phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải. Qua lăng kính của một người lớn đã đi qua bao bể dâu của cuộc đời, của tình người, tuổi thơ được phát hiện lại, được trục vớt từ trong những hoài niệm, được chiếu sáng từ những thao thức về giá trị.”
Câu 29:
20/01/2025Trong đoạn cuối của bài nghị luận Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, tác giả cho rằng: “phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải”. Em có suy nghĩ gì về quan điểm này?
- Đây là một quan điểm chính xác và sâu sắc.
- Theo tác giả, chỉ có lăng kính sâu sắc, nhiều chiêm nghiệm về cuộc sống của người trưởng thành mới có thể viết và truyền tải hết những ý nghĩa, những bài học nhân văn tới con trẻ. Bởi họ mới đủ vốn sống để phát hiện những nét đẹp tiềm ẩn trong những điều dị biệt và đưa chúng tới tâm trí của thiếu nhi – đối tượng đọc còn non nớt và đang học hỏi, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan cho riêng mình. Từ đó chúng sẽ học cách phát triển tâm hồn theo hướng tích cực.
- Quan điểm của tác giả là một lời nhắc nhở gửi tới các tác giả về phẩm chất không thể thiếu khi sáng tác văn học thiếu nhi.
Câu 30:
20/01/2025Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả thể hiện ở văn bản Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (cách đặt vấn đề, tổ chức luận điểm, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, ngôn ngữ…)
- Cách đặt vấn đề hay, thú vị, trải rộng trên lĩnh vực văn học.
- Luận điểm được trình bày, tổ chức theo trình tự logic, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung ý nghĩa cho nhau, liên kết thành một bài phê bình hoàn chỉnh.
- Cách lựa chọn những lí lẽ, bằng chững tiêu biểu, phù hợp với luận đề.
- Ngôn ngữ uyển chuyển mang tính khẳng định, tính lập luận. Diễn đạt mạch lạc, chau chuốt tập trung vào vấn đề, không lan man dài dòng.
Câu 31:
20/01/2025Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.
(Trần Văn Toàn, Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 7 - 9 câu) chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Trong văn bản Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, tác giả cho rằng: “Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”. Đây là một lời nhận xét vô cùng chính xác. Tác giả đề cập đến việc xây dựng ý tưởng về nhân vật trong các tác phẩm truyện cho thiếu nhi. “Những nhân vật hoàn hảo” chỉ những nhân vật có cả ngoại hình lẫn tính cách ở mức cao thượng nhất, hoàn mỹ nhất sát với những chuẩn mực xã hội chung đề ra và coi là sự hoàn hảo, như nhân vật nữ phải hiền lành, xinh đẹp, hay nhân vật có ngoại hình xấu xí thường là kẻ ác,... Tuy nhiên trong truyện thiếu nhi, không nên chỉ xuất hiện những nhân vật hoàn hảo tuyệt đối như thế, mà cần phải xây dựng tuyến nhân vật đa dạng hơn ví dụ như các nhân vật có những lối suy nghĩ và hành động độc lạ, khác thường với số đông, hay bất tuân theo tiêu chuẩn nhất định xã hội về cái đẹp. Chỉ khi có những nhân vật như vậy câu chuyện mới trở nên thực tế, không nặng tính giáo điều và trẻ em sẽ học cách yêu thương, biết nhìn sâu vào trái tim con người hơn là đánh giá qua vẻ bề ngoài. Quan điểm của tác giả chính là bài học quý báu cho những ai đang trong quá trình sáng tác một tác phẩm văn học dành cho lứa tuổi thiếu nhi.
Câu 32:
20/01/2025Trong hai cách trích dẫn tài liệu sau, cách nào đúng quy định? Dựa vào đâu em xác định như vậy?
a.
- Cách 1: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, những con người một chiều kích.
- Cách 2: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, “những con người một chiều kích” như Hơ-bớt Mác-kiu-dơ (Herbert Marcuse) đã nói.
(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc)
b.
- Cách 1: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).
(Theo Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường)
- Cách 2: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
a.
- Cách trích dẫn tài liệu đúng quy định: Cách 2
- Dấu hiệu nhận biết: câu nói của Herbert Marcuse được đặt trong dấu ngoặc kép và là lời dẫn trực tiếp, có mở ngoặc trích nguồn gốc cuối câu.
b.
- Cách trích dẫn tài liệu đúng quy định: Cách 1
- Dấu hiệu: câu nói của Nguyễn Bá Học được đặt trong dấu ngoặc kép và là lời dẫn trực tiếp, có mở ngoặc trích nguồn gốc cuối câu.
Câu 33:
20/01/2025Dấu hiệu nào trong các đoạn trích sau cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn? Từ đó, em rút ra bài học gì trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu?
a. Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ hiện ra “ở giữa dòng mà nói vọng vào: “ - […] thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ảo ảnh chập chờn và mau chóng tan biến. Chia li là vĩnh viễn. Người chết chẳng thể nào sống lại: “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.
(Nguyễn Đăng Na, “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người)
b. Sau này, tâm hồn thi sĩ, ngòi bút tài hoa của Hoàng Cầm cũng khiến ta chẳng thế nào quên nụ cười của những cô gái miền quê Kinh Bắc:
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng.
(Lê Quang Hưng, “Nắng mới” - sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng)
c. Từ hơn nửa thế kỉ trước đây, Nguyễn Tuân đã sớm cảm thấy cái sức truyền cảm tuy kín đáo nhưng khó cưỡng lại ấy trong văn chương của Thạch Lam khi viết một câu văn đúng và đẹp lạ lùng: “Đọc ‘Hai đứa trẻ”, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín” (Nguyễn Tuân, “Thạch Lam”, trích lại trong “Thạch Lam, văn và đời”)
(Đỗ Kim Hồi, Thạch Lam - Đôi điều cảm nhận)
Câu |
a |
b |
c |
Dấu hiệu nhận biết |
Người viết đặt lời nói trực tiếp của Vũ Nương và lời dẫn truyện của Nguyễn Dữ vào dấu ngoặc kép |
Người viết tuân thủ quy tắc trích dẫn thơ: trước khi trích phải có dấu hai chấm, trích dẫn y như nguyên tác, đảm bảo cách xuống dòng giống như nguyên tác bài thơ. |
Người viết chọn đúng tài liệu liên quan đến lời nhận xét của Nguyễn Tuân về Thạch Lam, lời của Nguyễn Tuân được đặt trong dấu ngoặc kép, cuối lời trích dẫn có nêu tên và nguồn trích dẫn. |
Bài học |
Khi tham khảo và trích dẫn tài liệu cần chọn nguồn tài liệu uy tín, chuẩn xác; khi trích cần trích đúng so với nguyên tác; đặt câu trích dẫn trong dấu ngoặc kép hoặc làm đúng theo cách trình bày của tác giả gốc; ghi rõ nguồn tham khảo ở cuối cùng trong ngoặc đơn. |
Câu 34:
20/01/2025Trong tạo lập văn bản, việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác và việc trích dẫn theo cách gián tiếp khác nhau như thế nào?
Không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác |
Việc trích dẫn theo cách gián tiếp |
Thể hiện sự thiếu tôn trọng với tác giả, vi phạm quyền sở hữu tài liệu của tác giả. Thông tin không có nguồn gốc có thể dẫn đến sai lệch về nội dung. |
Thể hiện sự tôn trọng với tác giả. Thông tin được trích dẫn có nguồn gốc để đối chiếu, kiểm tra vậy nên sẽ đảm bảo độ chính xác hơn. |
Bài làm sẽ bị tính là đạo văn do không có xuất xứ tài liệu và không chứng minh được đó là tài liệu gốc chính xác. |
Bài làm sẽ không bị tính là đạo văn, sao chép do đã trích dẫn tài liệu đầy đủ. |
Câu 35:
20/01/2025Bà ru cháu bằng những câu Kiều, mặc dù cháu còn rất nhỏ, chưa thể hiểu được. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- Việc bà ru cháu bằng những câu Kiều dù cháu còn nhỏ chưa hiểu được đã gợi ra suy nghĩ về việc lưu truyền những giá trị văn hóa của đất nước ta từ thế hế trước tới thế hệ mầm non tương lai.
- Đứa trẻ khi ấy không thể hiểu được ý nghĩa của Truyện Kiều nhưng đã được nghe hát ru và thấm nhuần những câu Kiều đó, để rồi khi lớn lên sẽ l và ngâm nga theo những câu hát ru đó, rồi tìm hiểu, yêu thích và tiếp tục gìn giữ, bảo tồn những giá trị quý giá của văn học nước nhà.
Câu 36:
20/01/2025Bài thơNgày xưa cho thấy Truyện Kiều đã được tiếp nhận theo những cách nào?
- Truyện Kiều được tiếp nhận theo những cách truyền miệng:
+ Qua lời ru của bà.
+ Qua câu chuyện của thế hệ trước kể lại.
Câu 37:
20/01/2025Bài thơ Ngày xưa gợi cho em suy nghĩ gì về sức sống của Truyện Kiều trong lòng người dân Việt Nam?
Bài thơ thể hiện sức sống mạnh mẽ, lâu dài của Truyện Kiều trong dòng chảy lịch sử và trong lòng người dân Việt Nam. Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều từ rất lâu, cách ngày này cả trăm năm. Nhưng cho đến nay, mọi người vẫn thuộc Truyện Kiều. Đến cả lời ăn tiếng nói hàng ngày, người ta cũng dùng Kiều để trò chuyện như hình thức lẩy Kiều hay bói Kiều. Mọi người không chỉ nhớ đến cốt truyện, mà còn đồng cảm, thương xót cho số phận của nàng Kiều, đồng thời cảm phục tài năng của Nguyễn Du khi sáng tác được một tác phẩm có giá trị vượt thời gian, là di sản văn hóa dân tộc.
Câu 38:
20/01/2025Em có nhận xét gì về hình thức nghệ thuật của bài thơ Ngày xưa (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, cách tổ chức, sắp xếp ý thơ,…)?
- Nhận xét về hình thức nghệ thuật của bài thơ:
+ Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.
- Ngôn ngữ thơ nhẹ nhàng, giản dị, gần gũi.
+ Lời thơ tựa những lời trò chuyện đầy cảm xúc giữa những người thân trong gia đình, thân thuộc với người đọc.
- Hình ảnh thơ mộc mạc, lấy từ những hình ảnh bình dị trong đời sống: Bà ru cháu ngủ, mẹ trò chuyện cùng con.
- Cách ý thơ hợp lý, dễ hiểu, giúp thể hiện được nội dung chính muốn truyền đạt.
Câu 40:
20/01/2025Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách đặt vấn đề và cách tổ chức luận điểm của hai văn bản Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi. Từ đó, em rút ra bài học gì khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học?
|
Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người |
Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi. |
Tương đồng |
- Đặt vấn đề trực tiếp. - Đi từ suy ngẫm, phân tích nhân vật, chi tiết để dẫn đến kết luận cuối cùng, bàn luận về vấn đề đặt ra ở đầu. - Các luận điểm được tổ chức theo trật tự phù hợp, chặt chẽ, rõ ràng, có sự liên kết và bổ sung cho nhau. |
|
Khác biệt |
- Cách đặt vấn đề: Đặt vấn đề có trong nội dung của chính tác phẩm đang bàn luận. - Cách tổ chức luận điểm: Các luận điểm trong bài có vị trí, vai trò ngang bằng nhau. Sau mỗi luận điểm đều có các dẫn chứng, lí lẽ làm sáng tỏ luận điểm.
|
- Cách đặt vấn đề: Từ một vấn đề trong một tác phẩm văn học, tác giả suy nghĩ về một vấn đề chung và khái quát hơn. - Cách tổ chức luận điểm: Trong bài có các luận điểm lớn, trong mỗi luận điểm lớn lại có những luận điểm nhỏ hơn giúp luận điểm chính thêm rõ ràng, bổ sung thêm ý nghĩa. Đi với mỗi luận điểm nhỏ là các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. |
- Bài học khi thực hành bài văn nghị luận:
+ Cần đặt vấn đề trực tiếp, dễ hiểu, có liên quan với tác phẩm đang được bàn tới, tránh đặt vấn đề lan man, rời xa so với tác phẩm.
+ Trong bài làm có thể trình bày các luận điểm chính, sau đó đến luận điểm phụ; dùng lí lẽ, bằng chứng xác đáng để thuyết phục người đọc.
+ Lí lẽ phải mạch lạc, rõ ràng, các lí lẽ phải có tính suy luận, liên kết với nhau; dẫn chứng tiêu biểu, được chọn lựa kĩ lưỡng.
Bài thi liên quan
-
Tổng hợp câu hỏi môn Ngữ Văn (phần 1)
-
100 câu hỏi
-
0 phút
-
-
Tổng hợp câu hỏi môn Ngữ Văn (phần 3)
-
0 câu hỏi
-
0 phút
-