Câu hỏi:

21/01/2025 2

Xem lại văn bản đọc chính trong 5 bài học ở học kì I Ngữ văn lớp 9, lập bảng vào vở theo mẫu sau và ghi các thông tin cơ bản:

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Nội dung

Đặc điểm hình thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Văn bản

Tác giả

Loại, thể loại

Nội dung

Đặc điểm hình thức

Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ

Truyện truyền kì

Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ, đồng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các thủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.

- Các sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính.

- Truyện có sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo.

- Thời gian đan xen giữa ảo và thực.

- Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

Dế Chọi

Bồ Tùng Linh

Truyện truyền kì

Tác phẩm Dế chọi kể về câu chuyện gia đình Thành Danh tìm bắt, nuôi nấng dế chọi để cống nạp cho nhà vua. Đồng thời tác giả đã lên án phê phán chế độ chính trị tàn bạo đương thời đã đè nén, áp bức, gây ra bao đau thương cho những người dân hiền lành lương thiện.

- Có sự xuất hiện xen kẽ các yếu tố kì ảo và hiện thực.

Sơn Tinh – Thủy Tinh

Nguyễn Nhược Pháp

Thơ

Sơn Tinh – Thủy Tinh là câu chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm của nước ta và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thien tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

- Ngôn ngữ phong phú, đặc sắc.

- Cách xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo.

- Cốt truyện lì kì.

- Có sự xuất hiện của các yếu tố kì ảo,

Nỗi niềm chinh phụ

Đặng Trần Côn

Thơ song thất lục bát

Đoạn thơ tái hiện cảnh chia li của người chinh phụ và người chinh phu trước khi ra trận qua lời tâm sự của người chinh phụ, qua đó nhà thơ thể hiện tình cảm nhớ nhung, buồn sầu của những người phụ nữ trong thời chiến khi tiễn chồng ra trận.

- Tả cảnh ngụ tình.

- Hình ảnh ước lệ tượng trưng.

Tiếng đàn mưa

Bích Khê

Thơ song thất lục bát

Bài thơ tái hiện lại một chiều mưa xuân êm ả, thơ mộng cùng tiếng đàn du dương trong cơn mưa. Khi chứng kiến hình ảnh ấy, người khách xa quê bồi hồi, xúc động, sầu đau khi nhớ lại quê hương của mình.

- Nội dung thơ ngắn gọn.

- Ngôn ngữ giản dị, sinh động.

 

Một thể thơ độc đáo của người Việt

Dương Lâm An

Văn xuôi

Văn bản giới thiệu về thể thơ song thất lục bát (nguồn gốc, các đặc điểm về hình thức, nội dung, sự phát triển của thể thơ), đồng thời khẳng định đây là thể thơ độc đáo của người Việt.

- Lập luận logic, chặt chẽ.

Kim Kiều gặp gỡ

Nguyễn Du

Thơ lục bát

Văn bản kể về cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và chị em Thúy Kiều. Qua đó, nhà thơ thể hiện tình yêu trong sáng giữa Kim – Kiều và nỗi tương tư thầm kín của Thúy Kiều với Kim Trọng.

- Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật.

- Tả cảnh ngụ tình.

- Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.

Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu

Thơ lục bát

Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng tình nghĩa, khinh tài, Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na ân tình. Qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.

- Xây dựng hình tượng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói, đi sâu vào nội tâm.

- Ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Mang màu sắc Nam Bộ.

- Sử dụng phương ngữ (ngôn ngữ địa phương).

Tự Tình II

Hồ Xuân Hương

Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Tự Tình II thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.

- Vận dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Sử dụng ngôn từ giản dị với các động từ mạnh.

- Sử dụng hình ảnh giàu sức gợi.

Người con gái Nam Xương – bi kịch của một con người

Nguyễn Đăng Na

Văn nghị luận

Văn bản là những suy nghĩ, nhận định của tác giả với thân phận bi kịch của những nhân vật trong truyện Người con gái Nam Xương, đặc biệt là cuộc đời của Vũ Nương. Từ đó, tác giả bày tỏ những tình cảm xót thương cho thân phận con người trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ.

- Lập luận chặt chẽ, logic.

Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

Trần Văn Toàn

Văn nghị luận

Văn bản “Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi” nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của tác giả về những phẩm chất cần có của người viết truyện cho thiếu nhi thông qua việc phân tích tác phẩm Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh.

- Lập luận logic, chặt chẽ.

- Dẫn chứng thuyết phục.

Rô-mê-ô và Giu-li-ét

William Speakpear

Kịch

Vở bi kịch “Romeo và Juliet” dựa trên xung đột giữa con người với khát vọng yêu đương mãnh liệt và hoàn cảnh thù địch vây hãm. Vượt lên tất cả, Rô- mê-ô và Giu-li-ét đã đến với nhau: Mối tình của họ khẳng định sức sống, sức vươn dậy vượt lên trên mọi hoàn cảnh trói buộc con người. Mối tình đó cũng là lời kết án đanh thép, tố cáo xã hội phong kiến là mối trường thù địch với tình người, với chủ nghĩa nhân văn.

- Nội dung đa dạng, tư tưởng lớn lao.

- Hình tượng sắc nét, ngôn ngữ điêu luyện.

- Đối thoại nhân vật hấp dẫn, lôi cuốn.

Lơ xít

Cooc nây

Kịch

Văn bản đã cho người đọc thấy hành động của các nhân vật trong vở kịch thể hiện về quan niệm danh dự, nghĩa vụ của con người trong thế kỉ XVII, sự giằng xé về nội tâm của hai nhân vật chính Rô-dri-gơ và Si-men giữa một bên là danh dự, bổn phận, dòng họ một bên là tình cảm nam nữ.

- Ngôn ngữ đối thoại hấp dẫn, lôi cuốn.

- Cốt truyện với nhiều điểm thú vị, độc đáo, khai thác tính cách và tâm lí nhân vật.

- Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, so sánh.

Bi kịch của làn nước

Bảo Ninh

Văn xuôi

Câu chuyện về bí ẩn của cuộc đời người kể chuyện xưng tôi gắn với làn nước. Trong nước lũ, nhân vật Tôi tưởng cứu được con mình nhưng thực tế đứa bé ông cứu là con gái người đàn bà bị lũ cuốn. Và ông quyết định giữ bí mật ấy suốt đời và mang theo nỗi đau không nguôi được theo năm tháng. Từ đó nhà văn đặt ra vấn đề trong cuộc sống, nhiều khi con người phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn mà quyết định nào cũng dằn vặt, khổ đau.

- Cốt truyện nhiều tình huống bất ngờ, éo le.

- Kể chuyện không theo tình tự thời gian.

- Nghệ thuật trần thuật.

- Điểm nhìn ngôi thứ nhất.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong tạo lập văn bản, việc không dẫn nguồn tài liệu khi dùng lời hoặc ý của người khác và việc trích dẫn theo cách gián tiếp khác nhau như thế nào?

Xem đáp án » 20/01/2025 6

Câu 2:

Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo.

(Trần Văn Toàn, Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 7 - 9 câu) chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Xem đáp án » 20/01/2025 4

Câu 3:

Dấu hiệu nào trong các đoạn trích sau cho thấy người viết tuân thủ quy định khi tham khảo tài liệu và trích dẫn? Từ đó, em rút ra bài học gì trong việc tham khảo và trích dẫn tài liệu?

a. Vũ Nương trở về dương thế, nhưng chỉ hiện ra “ở giữa dòng mà nói vọng vào: “ - […] thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ảo ảnh chập chờn và mau chóng tan biến. Chia li là vĩnh viễn. Người chết chẳng thể nào sống lại: “trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”.

(Nguyễn Đăng Na, “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người)

b. Sau này, tâm hồn thi sĩ, ngòi bút tài hoa của Hoàng Cầm cũng khiến ta chẳng thế nào quên nụ cười của những cô gái miền quê Kinh Bắc:

Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu tỏa nắng.

(Lê Quang Hưng, “Nắng mới” - sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng)

c. Từ hơn nửa thế kỉ trước đây, Nguyễn Tuân đã sớm cảm thấy cái sức truyền cảm tuy kín đáo nhưng khó cưỡng lại ấy trong văn chương của Thạch Lam khi viết một câu văn đúng và đẹp lạ lùng: “Đọc ‘Hai đứa trẻ”, thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín” (Nguyễn Tuân, “Thạch Lam”, trích lại trong “Thạch Lam, văn và đời”)

(Đỗ Kim Hồi, Thạch Lam - Đôi điều cảm nhận)

Xem đáp án » 20/01/2025 4

Câu 4:

Bà ru cháu bằng những câu Kiều, mặc dù cháu còn rất nhỏ, chưa thể hiểu được. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?

Xem đáp án » 20/01/2025 4

Câu 5:

Bài thơNgày xưa  cho thấy Truyện Kiều đã được tiếp nhận theo những cách nào?

Xem đáp án » 20/01/2025 4

Câu 6:

Bài thơ Ngày xưa gợi cho em suy nghĩ gì về sức sống của Truyện Kiều trong lòng người dân Việt Nam?

Xem đáp án » 20/01/2025 4

Câu 7:

Em có nhận xét gì về hình thức nghệ thuật của bài thơ Ngày xưa (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, cách tổ chức, sắp xếp ý thơ,…)?

Xem đáp án » 20/01/2025 4

Câu 8:

Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện luận đề, hệ thống luận điểm và những lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu của mỗi luận điểm của hai văn bản: “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Xem đáp án » 20/01/2025 4

Câu 9:

Trong đoạn cuối của bài nghị luận Từ Thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi, tác giả cho rằng: “phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải”. Em có suy nghĩ gì về quan điểm này?

Xem đáp án » 20/01/2025 3

Câu 10:

Trong hai cách trích dẫn tài liệu sau, cách nào đúng quy định? Dựa vào đâu em xác định như vậy?

a.

- Cách 1: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, những con người một chiều kích.

- Cách 2: Một nền giáo dục phiến diện, có thể sản sinh ra những người nông cạn về tinh thần, “những con người một chiều kích” như Hơ-bớt Mác-kiu-dơ (Herbert Marcuse) đã nói.

(Huỳnh Như Phương, Hãy cầm lấy và đọc)

b.

- Cách 1: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học).

(Theo Đoàn Công Lê Huy, Câu chuyện về con đường)

- Cách 2: Nhưng có một điều chắc chắn, để đi đến đích, em sẽ phải trải qua không ít thử thách, gian nan. Những lúc như vậy, hãy luôn nhớ rằng, đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.

Xem đáp án » 20/01/2025 3

Câu 11:

Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách đặt vấn đề và cách tổ chức luận điểm của hai văn bản Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người và Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi. Từ đó, em rút ra bài học gì khi thực hành viết bài văn nghị luận văn học?

Xem đáp án » 20/01/2025 3

Câu 12:

Kể tên một vài tác phẩm văn học Việt Nam viết về số phận bi kịch của con người.

Xem đáp án » 20/01/2025 3

Câu 13:

Những nét đặc sắc nào trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ được làm rõ ở phần (4) Phân tích sự xuất hiện của Vũ Nương để làm nổi bật bi kịch gia đình như thế nào?

Xem đáp án » 20/01/2025 3

Câu 14:

Đọc phần (3) Phân tích bi kịch của Vũ Nương và lí giải nguyên do bi kịch xảy ra qua chi tiết cái bóng và phần (5) Ý nghĩa của toàn bài viết, cho biết tác giả đã làm nổi bật nét độc đáo trong truyện truyền kì của Nguyễn Dữ bằng cách nào. Những câu văn nào giúp em hiểu rõ về nét độc đáo đó?

Xem đáp án » 20/01/2025 3

Câu 15:

Nêu chủ đề của bài thơ Tự tình (Bài 2). Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả?

Xem đáp án » 20/01/2025 2

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »