Học phí Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021 - 2022

Học phí Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021 - 2022, mời các bạn đón xem:

1 190 lượt xem


A. Học phí Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021 - 2022

Học phí áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2021 là 3.500.000 VNĐ/tháng, tương ứng với 35.000.000 VNĐ/năm học. Riêng với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh liên kết với Đại học Troy (Mỹ), mức học phí là 11.979 USD/khóa (tương đương với 276.655.000 VNĐ/khóa, không áp dụng chính sách miễn giảm học phí).

B. Điểm chuẩn Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021

1. Điểm chuẩn trúng tuyển

Điểm chuẩn trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 như sau:

Tên ngành

Điểm chuẩn

Tiêu chí phụ

Điểm Toán

TTNV

Quản trị kinh doanh

36.2

8.2

1, 2, 3, 4, 5

Tài chính – Ngân hàng

35.75

8.6

1, 2, 3

Kế toán

35.55

8.2

1, 2, 3

Kinh tế quốc tế

36.53

8.0

1

Kinh tế

35.83

8.2

1, 2

Kinh tế phát triển

35.57

8.6

1, 2, 3, 4

Quản trị kinh doanh (Liên kết ĐH Troy, Hoa Kỳ cấp bằng)

34.85

 

1-12

Quản trị kinh doanh (Liên kết ĐH St.Fancis, Hoa Kỳ cấp bằng)

32.65

 

1-7

2. Xác nhận nhập học và hồ sơ nhập học

2.1 Tra cứu kết quả trúng tuyển

Thí sinh sử dụng CMND/CCCD để tra cứu kết quả trúng tuyển tại địa chỉ: http://nhaphoc.ueb.edu.vn

2.2. Giấy triệu tập trúng tuyển

Tại trang tra cứu kết quả trúng tuyển, thí sinh download bản scan giấy triệu tập trúng tuyển.

Thí sinh nhận bản chính tại Phòng Đào tạo khi đi học trực tiếp tại trường.

2.3 Xác nhận nhập học

(với thí sinh thuộc diện xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021)

Thí sinh cần thực hiện cả xác nhận nhập học trực tuyến và gửi hồ sơ qua chuyển phát nhanh như sau:

  • Xác nhận nhập học trực tuyến

- Thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến qua cổng thông tin của ĐHQG Hà Nội tại địa chỉ http://tuyensinh.vnu.edu.vn/

- Thời gian: Từ 8h00 ngày 17/9/2021 đến trước 17h00 ngày 26/9/2021 (xem chi tiết hướng dẫn tại Phụ lục 1)

  • Xác nhận nhập học qua hồ sơ chuyển phát nhanh

- Thời gian: Từ ngày 17/9/2021 – ngày trước 17h00 ngày 26/9/2021 (tính theo dấu bưu điện).

- Địa chỉ nhận hồ sơ:

+ Hệ chính quy – CLC: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN (nhà E4, số 144 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội).

+ Hệ Chính quy liên kết quốc tế: Thí sinh gửi hồ sơ xác nhận nhập học qua chuyển phát nhanh theo địa chỉ: Phòng Tuyển sinh Quốc tế (Phòng 106, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN (Phòng 401, nhà E4, số 144 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội).

  • Hồ sơ xác nhận nhập học chuyển phát nhanh

- Bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021;

- Thí sinh tốt nghiệp trước năm 2021: 01 bản photocopy bằng tốt nghiệp THPT có công chứng;

- Thí sinh tốt nghiệp năm 2021: Bản chính Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời;

- Giấy đề nghị mở tài khoản tại ngân hàng BIDV (theo mẫu của ngân hàng) (có Phụ lục 2 và mẫu BM 01A/2021.2/CN/TTKH&DVTK kèm theo) (không áp dụng với chính quy liên kết quốc tế)

2.4 Nhập học

  • Nhập học trực tuyến

(Sau khi thí sinh hoàn thành thủ tục xác nhận nhập học)

- Thời gian: Từ ngày 21/9/2021 đến trước 17h00 ngày 30/9/2021

- Địa chỉ nhập học trực tuyến: Nhập học trực tuyến tại địa chỉ: https://tuyensinh.vnu.edu.vn/Nhaphoc/

* Lưu ý:

- Thí sinh chỉ dùng duy nhất số CMND hoặc CCCD để đăng nhập khi làm thủ tục nộp Hồ sơ nhập học trực tuyến;

- Thí sinh nộp hồ sơ bản giấy khi đi học trực tiếp;

- Hồ sơ bản scan đính kèm (xem Hướng dẫn sử dụng phần mềm scan Hồ sơ chi tiết Phụ lục 3) bao gồm:

- Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển đại học chính quy năm 2021 (scan bản chính);

- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân (scan bản chính – trong trường hợp bị mất có thể scan bản photo công chứng);

- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2021) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021), scan bản chính;

- Học bạ THPT hoặc tương đương: (scan bản chính hoặc bản có photo có công chứng hoặc bản có dấu đỏ xác nhận của trường nơi thí sinh tốt nghiệp);

- Giấy khai sinh (scan bản sao hợp lệ);

- Hộ khẩu thường trú (scan bản gốc hoặc bản photo có công chứng);

- Bản sơ yếu lý lịch (theo mẫu tại Phụ lục 4): có dán ảnh đóng dấu giáp lai và chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc thủ trưởng cơ quan nơi bố (hoặc mẹ) công tác;

- Giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên theo đối tượng, chính sách xã hội (nếu có), (scan bản gốc hoặc bản sao có công chứng);

- Lý lịch và giấy chuyển sinh hoạt Đảng, Đoàn (nếu có);

- Phiếu báo nhân khẩu tạm vắng do cơ quan công an phường (xã) cấp kèm theo bản photocopy Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (đối với sinh viên có nhu cầu đăng ký tạm trú);

- Hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự (đối với nam, trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự) bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự (bản chính) và Giấy giới thiệu di chuyển nghĩa vụ quân sự hoặc Giấy đăng ký tạm vắng do Ban chỉ huy quân sự tại địa phương cấp;

- 02 ảnh 3×4 và 01 ảnh 6×9, chụp không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập học;

2.5 Khai thông tin cá nhân BHYT trên cổng thông tin sinh viên (bắt buộc)

- Thời gian kê khai: Từ ngày 9/10/2021 đến 14/10/2021

- Địa chỉ kê khai: http://thongtinnguoihoc.ueb.edu.vn/ (xem hướng dẫn tại đây)

2.6 Các khoản phí

- Thí sinh nộp tiền bằng hình thức chuyển khoản từ ngày 16/9/2021 đến ngày 29/9/2021 (xem hướng dẫn)

- Các khoản phí sinh viên cần nộp bao gồm:

+ Học phí học kỳ I năm học 2021-2022: 17.500.000đ/sinh viên/học kỳ

+ Tiền mua hồ sơ sức khoẻ và khám sức khoẻ: 180.000đ/sinh viên.

+ Tiền ở Ký túc xá (đối với sinh viên thuộc diện được xét vào ở ký túc xá): Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Nhập hộ khẩu tạm trú (đối với sinh viên ở trong Ký túc xá): Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Bảo hiểm Y tế HSSV (bắt buộc): 657.090.đ/ sinh viên (cho 14 tháng từ 01/11/2021 đến 31/12/2022).

+ Bảo hiểm thân thể (tự nguyện): 246.400đ/sinh viên/4 năm (Công ty Bảo Việt Hà Thành).

C. Thông tin tuyển sinh năm 2021

1. Phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT

1.1. Điều kiện xét tuyển

- Thí sinh có kết quả trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường Đại học Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế sẽ thông báo cụ thể ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Trong đó, điểm môn Tiếng Anh nhân hệ số 2 và đạt điểm tối thiểu từ 4.0 trở lên.

- Khung điểm ưu tiên đối tượng và khu vực theo quy định Điều 7 của Quy chế tuyển sinh (ban hành theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Điểm ưu tiên đối tượng và khu vực sẽ được chia 3 nhân 4.

1.2. Nguyên tắc xét tuyển

- Thí sinh đăng ký các nguyện vọng xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT

- Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách:

(1) Tiêu chí phụ 1: Xét trúng tuyển theo điểm từ cao xuống thấp của môn thi Toán.

(2) Tiêu chí phụ 2: Xét trúng tuyển theo thứ tự nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào Trường.

2. Xét tuyển kết quả thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức

- Nhà trường dự kiến dành 130 chỉ tiêu để xét tuyển kết quả thi ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức.

- Nhà trường sẽ xây dựng điều kiện và nguyên tắc xét tuyển khi ĐHQGHN ban hành hướng dẫn tổ chức kỳ thi ĐGNL.

3. Phương thức xét tuyển khác

3.1. Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

3.1.1. Điều kiện xét tuyển thẳng

- Thí sinh đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

(1) Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường).

(2) Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế (có nội dung dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp ngành thí sinh đăng ký dự thi).

(3) Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được xét tuyển thẳng theo ngành phù hợp với môn thi đạt giải (môn thi đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường).

(4) Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, được xét tuyển thẳng theo ngành phù hợp nội dung dự án, đề tài nghiên cứu khoa học mà thí sinh đã đạt giải (có nội dung dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp ngành thí sinh đăng ký dự thi).

- Đối với thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia: thí sinh phải nộp kèm nội dung dự án, đề tài nghiên cứu khoa học để Hội đồng tuyển sinh nhà trường xem xét và duyệt.

3.1.2. Nguyên tắc xét tuyển thẳng

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển thẳng tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

3.2. Xét tuyển thẳng theo Quy định của ĐHQGHN

3.2.1. Điều kiện xét tuyển thẳng

3.2.1.1. Học sinh hệ chuyên của 2 trường THPT chuyên thuộc ĐHQGHN và các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo Phụ lục 1)

Học sinh hệ chuyên của 2 trường THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế phải tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

(1) Tiêu chí 1: Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường) hoặc các Cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế (có nội dung dự án, đề tài được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp ngành thí sinh đăng ký dự thi);

(2) Tiêu chí 2: Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường);

(3) Tiêu chí 3: Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường);

(4) Tiêu chí 4: Là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường) hoặc các Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia (có nội dung dự án, đề tài được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp ngành thí sinh đăng ký dự thi);

(5) Tiêu chí 5 (xét tuyển): Có điểm trung bình chung học tập mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.

3.2.1.2. Học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN

Học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế phải tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

(1) Tiêu chí 1: Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQG;

(2) Tiêu chí 2: Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm;

(3) Tiêu chí 3 (xét tuyển): Có điểm trung bình chung học tập mỗi học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 9,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành;

(4) Tiêu chí 4: Đạt giải chính thức trong các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực và quốc tế (có nội dung dự án, đề tài được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp ngành thí sinh đăng ký dự thi). Thí sinh phải nộp kèm nội dung dự án, đề tài nghiên cứu khoa học để Hội đồng tuyển sinh nhà trường xem xét và duyệt.

3.2.1.3. Học sinh các trường THPT trên toàn quốc

- Học sinh các trường THPT trên toàn quốc được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào Trường Đại học Kinh tế phải tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt, có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

(1) Tiêu chí 1: Là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm.

(2) Tiêu chí 2: Đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, có môn đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển.

3.2.2. Nguyên tắc xét tuyển

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển thẳng/xét tuyển tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

3.3. Xét tuyển diện Ưu tiên xét tuyển

3.3.1. Điều kiện xét tuyển

- Thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của nhà trường (công bố sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT) và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

(1) Thí sinh đạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (môn thi thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường) .

(2) Thí sinh đạt giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia (có nội dung dự án, đề tài được Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế đánh giá phù hợp ngành thí sinh đăng ký dự thi).

3.3.2. Nguyên tắc xét tuyển

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển/xét tuyển thẳng tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

3.4. Xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp điểm 02 môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

3.4.1. Điều kiện xét tuyển

- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 65 trở lên theo bảng quy đổi dưới đây (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển) và đáp ứng các tiêu chí sau:

- Có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm trong kỳ thi THPT năm 2021.

3.4.2. Nguyên tắc xét tuyển

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

- Điểm xét tuyển: điểm IELTS đã quy đổi thang điểm 10 (nhân hệ số 2) + tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT.

- Nhà trường sẽ xét điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp căn cứ chỉ tiêu phân bổ từng ngành.

BẢNG QUY ĐỔI ĐIỂM CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH QUỐC TẾ SANG THANG ĐIỂM 10

STT

Trình độ Tiếng Anh

Quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo thang điểm 10

IELTS

TOEFL iBT

1

5,5

65-78

8,50

2

6,0

79-87

9,00

3

6.5

88-95

9,25

4

7,0

96-101

9,50

5

7,5

102-109

9,75

6

8,0-9,0

110-120

10,00

3.5. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ)

3.5.1. Điều kiện xét tuyển

Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển). Mã đăng ký của ĐHQGHN với Tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT).

3.5.2. Nguyên tắc xét tuyển

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

3.6. Xét tuyển dựa trên kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing)

3.6.1. Điều kiện xét tuyển

Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT đạt điểm từ 22/36, trong đó các điểm thành phần môn Toán (Mathematics) ≥ 35/60 và môn Khoa học (Science) ≥ 22/40 (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển).

3.6.2. Điều kiện xét tuyển

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

3.7. Phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge (Anh)

3.7.1. Điều kiện xét tuyển

Thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level để tổ hợp 3 môn thi (trong đó có môn Toán). Mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.

3.7.2. Điều kiện xét tuyển

- Tính đến thời điểm xét tuyển, thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

3.8. Xét tuyển sinh viên quốc tế

Trường Đại học Kinh tế tuyển sinh người nước ngoài theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT ngày 07/5/2020) và theo Quy định thu hút sinh viên quốc tế của Đại học Quốc gia Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 4848/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2017).

3.9. Xét tuyển thẳng thí sinh thuộc các trường dự bị đại học và thí sinh thuộc các huyện nghèo và dân tộc rất ít người

Nhà trường xét tuyển thẳng/xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và ĐHQGHN.

1 190 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: