Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 7 trang 22, 23, 24 - Kết nối tri thức

Với lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 7 trang 22, 23, 24 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 3.

1 2,190 30/10/2022
Tải về


Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 7 - Kết nối tri thức

HĐTN lớp 3 trang 22 Sinh hoạt dưới cờ: Hội chợ trao đổi đồ dùng, đồ chơi

- Tham gia hội chợ

- Trao đổi đồ dùng, đồ chơi với các bạn.

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 7 trang 22, 23, 24 | Kết nối tri thức

 Trả lời:

- Nhà trường tổ chức chương trình “Hội chợ trao đổi đồ dùng, đồ chơi”.

- GV chuẩn bị trang trí khu vực hội chợ, loa đài, ánh sáng,...

- GV và Phụ huynh HS hỗ trợ em trưng bày.

- HS tham gia hội chợ để trao đổi đồ dùng, đồ chơi với các bạn.

HĐTN lớp 3 trang 22 Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Ứng xử với đồ cũ

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 trang 22 Hoạt động 1: Tham gia tiểu phẩm Nỗi buồn của quần áo cũ

- Sắm vai quần áo trong tủ nói chuyện với nhau.

- Tưởng tượng và nói ra tâm sự của

+ Chiếc áo không được dùng tới.

+ Chiếc quần mới mặc vài lần đã bị bỏ quên.

+ Đối tất (vớ) bị rơi dưới gầm tủ, bụi bám đầy.

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 7 trang 22, 23, 24 | Kết nối tri thức

 Trả lời:

- GV tổ chức buổi biểu diễn.

- HS chuẩn bị kịch bản và luyên tập.

- HS biểu diễn tiểu phẩm về Nỗi buồn của quần áo cũ.

+ Sắm vai quần áo trong tủ nói chuyện với nhau.

+ Tưởng tượng và nói ra tâm sự.

- HS đưa ra lời khuyên cho HS ứng xử với đồ cũ.

- GV nhận xét và tổng kết.

Ví dụ: 

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 trang 23 Hoạt động 2Thảo luận về đỗ cũ nên dùng tiếp hay bỏ đi

- Kể các lí do em muốn loại bỏ hoặc tiếp tục sử dụng một số đồ vật cũ của em.

 - Đưa ra cách sửa chữa một số đồ cũ bị hỏng để có thể tiếp tục dùng được gắn, buộc, dán lại. 

- Thảo luận những cách chia tay với đồ cũ của em

+ Bỏ đi

+ Cho tầng

+ Những cách khách

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 7 trang 22, 23, 24 | Kết nối tri thức

Trả lời:

- GV cho HS kể các lí do em muốn hoặc tiếp tục sử dụng một số đồ vật cũ của em.

- HS đưa ra cách sửa chữa một số đồ cũ bị hỏng để có thể tiếp tục dùng được:

+ Búp bê bị rách và bẩn váy: Em dùng quần áo cũ của mình làm cho búp bê váy mới.

+ Con gấu bông bị rách một bên tai: Em nhờ mẹ khâu lại và thắt một chiếc nơ lên tai gấu.

- GV có thể hỗ trợ và chỉ cách cho HS một số đồ mà HS chưa tìm ra cách sửa chữa.

- HS thảo luận những cách chia tay với đồ vật cũ của em:

+ Tặng cho các bạn nhỏ mồ côi sách giáo khoa cũ.

+ Cho các bác lao công các thùng giấy, lon nước.

- GV nhận xét và tổng kết.

HĐTN lớp 3 trang 23 Hoạt động sau giờ học

- Kiểm tra lại đồ dùng cá nhân của em để tìm ra những món đồ đã cũ 

- Phân loại đồ cũ.

+ Đồ quá cũ, không còn dùng được.

 + Đồ cũ còn tốt, vẫn sử dụng được.

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 7 trang 22, 23, 24 | Kết nối tri thức

 Trả lời:

- HS về nhà nhờ người thân kiểm tra lại đồ dùng cá nhân của em để tìm ra những món đồ đã cũ.

- Phụ huynh hướng dẫn HS cách phân loại đồ cũ:

+ Quần áo rách: làm dẻ lau nhà và bếp.

+ Sách cũ: quyên góp cho người khó khăn.

HĐTN lớp 3 trang 24 Sinh hoạt lớp: Phân loại đồ cũ

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 trang 24 Hoạt động 1: Chia sẻ về việc phân loại đồ cũ của em ở nhà

- Kể những khó khăn khi tìm và phân loại đồ cũ.

- Chia sẻ cách xử lí đồ cũ sau khi phân loại: 

+ Bỏ đi đối với những đồ quá cũ

+ Mang tặng những đồ cũ còn tốt

 Trả lời:

- GV cho HS kể những khó khăn khi tìm và phân loại đồ cũ.

- GV giúp đỡ HS khắc phục những khó khăn khi tìm và phân loại đồ cũ.

- HS chia sẻ cách xử lí đồ cũ sau khi phân loại:

+ Tái chế giấy đã viết.

+ Tặng quần áo cũ cho các bạn  ở trại trẻ mồ côi.

- GV có thể hỗ trợ và chỉ cách cho HS nào chưa tìm ra cách xử lí.

- GV nhận xét và tổng kết.

Hoạt động trải nghiệm lớp 3 trang 24 Hoạt động 2:

Làm giỏ đựng đồ cũ ở lớp

- Chuẩn bị hai chiếc giỏ hoặc thùng giấy để đựng đồ cũ.

- Trang trí, dán nhãn và đặt giỏ vào góc lớp để nhận đồ cũ còn dùng được. 20220408111126_wm_shs-hoat-dong-trai-nghiem-3

 Trả lời:

- GV tổ chức HS thực hiện làm giỏ đựng đồ cũ ở lớp.

- HS chuẩn bị hai chiếc giỏ hoặc thùng giấy để đựng đồ cũ. (thùng mì tôm, hộp bánh kem,...)

- HS thực hiện trang trí, dán nhãn và đặt giỏ vào góc lớp để nhận đồ cũ còn dùng được.

- Cả lớp quan sát và nhận đồ cũ còn dùng được vào giỏ của mình.

- GV nhận xét và tổng kết.

Ví dụ:

HĐTN lớp 3 trang 24 Hoạt động sau giờ học

- Cùng người thân sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, tiện sử dụng.

- Trao đổi với người thân về những món đồ cần thiết.  

20220408111126_wm_shs-hoat-dong-trai-nghiem-3

 

Trả lời:

- HS về nhà cùng người thân sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, tiện sử dụng.

+ Sách cũ xếp cuốn to ở dưới, cuốn nhỏ ở trên và cùng chiều gáy vở để dễ đọc tên sách khi tìm.

+ Quần áo cũ gấp gọn và xếp quần riêng và áo riêng thành từng chồng.

- HS trao đổi với người thân về những món đồ cần thiết.

Ví dụ: 

Xem thêm lời giải bài tập HĐTN lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Tuần 8

Tuần 9

Tuần 10

Tuần 11

Tuần 12

1 2,190 30/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: