Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 34 trang 100, 101, 102 - Kết nối tri thức

Với lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 34 trang 100, 101, 102 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 3.

1 1340 lượt xem
Tải về


Giải Hoạt động trải nghiệm lớp 3 Tuần 34 - Kết nối tri thức

HĐTN 3 trang 100 Sinh hoạt dưới cờ: Kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ

- Biểu diễn văn nghệ về chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi".

- Đại diện các khối lớp báo cáo kết quả rèn luyện, học tập và lao động chào mừng sinh nhật Bác, góp phần xây dựng trường lớp.

Trả lời:

- Nhà trường tổ chức Kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ.

- GV chuẩn bị trang trí sân khấu, loa đài, ánh sáng,...

- HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghê.

- HS biểu diễn văn nghệ về chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi".

Hát, múa: Bài :Hồ Chí Minh Đẹp Nhất Tên Người”.

- Nhà trường kể chuyện về Bác Hồ.

- Đại diện các khối lớp báo cáo kết quả rèn luyện, học tập và lao động chào mừng sinh nhật Bác, góp phần xây dựng trường lớp.

Ví dụ:

GIỮ LỜI HỨA

Hồi ở Pác Bó, Bác Hồ sống rất chan hòa với mọi người. Một hôm được tin Bác đi công tác xa, một trong những em bé thường ngày quấn quýt bên Bác chạy đến cầm tay Bác thưa:

- Bác ơi, Bác đi công tác về nhớ mua cho cháu một chiếc vòng bạc nhé! 

Bác cúi xuống nhìn em bé âu yếm, xoa đầu em khẽ nói:

- Cháu ở nhà nhớ ngoan ngoãn, khi nào Bác về Bác sẽ mua tặng cháu. 

Nói xong Bác vẫy chào mọi người ra đi. Hơn hai năm sau Bác quay trở về, mọi người mừng rỡ ra đón Bác. Ai cũng vui mừng xúm xít hỏi thăm sức khỏe Bác, không một ai còn nhớ đến chuyện năm xưa. Bỗng Bác mở túi lấy ra một chiếc vòng bạc mới tinh trao tận tay em bé – bây giờ đã là một cô bé. Cô bé và mọi người cảm động đến rơi nước mắt. Bác nói:

- Cháu nó nhờ mua tức là nó thích lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải giữ trọn niềm tin với mọi người.

(sưu tầm)

HĐTN 3 trang 100 Hoạt động giáo dục theo chủ đề: An toàn là bạn

Hoạt động trải nghiệm 3 trang 100 Hoạt động 1: Chơi trò chơi Đoán tên dụng cụ lao động

- Mỗi nhóm mô tả một dụng cụ lao động và nguy cơ không an toàn khi sử dụng dụng cụ đó để các nhóm khác đoán tên.

- Trình bày theo nhóm về những điều cần lưu ý khi sử dụng các dụng cụ sau.

Trả lời:

-  GV tổ chức tại lớp Chơi trò chơi Đoán tên dụng cụ lao động.

- GV chuẩn bị một số vật thậ, tranh ảnh,..

- GV cho HS phổ biến luật chơi và chơi thử.

- HS chơi theo nhóm.

- Mỗi nhóm mô tả một dụng cụ lao động và nguy cơ không an toàn khi sử dụng dụng cụ đó để các nhóm khác đoán tên.

+ Chiếc kim khâu: bé, nhọn dùng để khâu vá quần áo.

+ Chiếc búa: nặng làm từ sắt dùng để gõ đinh.

- Trình bày theo nhóm về những điều cần lưu ý khi sử dụng các dụng cụ sau.

+ Dùng xong phải cất gọn.

+ Có thể nhờ bố mẹ dùng giúp.

- GV nhận xét và tổng kết.

Hoạt động trải nghiệm 3 trang 100 Hoạt động 2: Thực hành lao động an toàn 

- Mỗi nhóm lựa chọn một công việc chung theo gợi ý: quét hành lang, lau lớp học, treo dây trang trí,...

– Đưa ra các bước chuẩn bị để đảm bảo an toàn cho buổi lao động.

- Thực hành lao động an toàn ở lớp học.

- Kiểm tra địa điểm lao động

Trả lời:

- Mỗi nhóm lựa chọn một công việc chung theo gợi ý: quét hành lang, lau lớp học, treo dây trang trí,...

- GV cho HS thảo luận theo nhóm.

– Đưa ra các bước chuẩn bị để đảm bảo an toàn cho buổi lao động.

+ Cần dùng gì?

+ Kéo, dao phải được đậy năp chắc chắn,...

- Thực hành lao động an toàn ở lớp học.

+ HS thử cắt bằng kéo.

+ HS dùng chổi quét nhà,...

- Kiểm tra địa điểm lao động. (bị ướt, quá bui,...)

- GV khen ngợi và tổng kết.

HĐTN 3 trang 101 Hoạt động sau giờ học

Thực hành lao động ở gia đình theo hướng dẫn của người thân như: thái rau, củ, quả; lau nhà; nhổ cỏ ngoài vườn.....

Trả lời:

- HS nhờ người thân hỗ trợ để em thực hành lao động.

+ Gia đình hướng dẫn HS sử dụng an toán đồ vật, dụng cụ nhà bếp,...

+ Người thân nhắc nhở,...

- HS thực hành lao động ở gia đình theo hướng dẫn của người thân như: thái rau, củ, quả; lau nhà; nhổ cỏ ngoài vườn.....

HĐTN 3 trang 101 Sinh hoạt lớp: Nguyên tắc đảm bảo an toàn trong lao động.

Hoạt động trải nghiệm 3 trang 101 Hoạt động 1: Chia sẻ những nguyên tắc đảm bảo an toàn khi lao động

Kể những việc em đã làm và chia sẻ với bạn những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong lao động.

Trả lời:

-  GV tổ chức tại lớp.

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm.

- HS trao đổi với nhóm về những việc em đã làm và chia sẻ với bạn những nguyên tắc đảm bảo an toàn trong lao động.

+ Kéo, dao phải được đậy năp chắc chắn,...

+ Dùng xong phải cất gọn.

+ Có thể nhờ bố mẹ dùng giúp.

- GV nhận xét và tổng kết.

Hoạt động trải nghiệm 3 trang 102 Hoạt động 2: Thực hành lao động an toàn trong khuôn viên trường học

- Lao động theo nhiệm vụ được phân công.

- Đánh giá kết quả sau khi lao động.

- Nhận xét về việc đảm bảo an toàn trong lao động của mỗi nhóm.

Trả lời:

-  GV tổ chức cho HS lao động.

- GV chia lớp thành các nhóm và phân công.

+ Lau bảng.

+ Quét lớp.

- HS lao động theo nhiệm vụ được phân công.

- Đánh giá kết quả sau khi lao động.

- Nhận xét về việc đảm bảo an toàn trong lao động của mỗi nhóm.

- GV nhận xét và tổng kết.

Ví dụ:

HĐTN 3 trang 102 Hoạt động sau giờ học

Thực hiện lao động an toàn khi ở nhà: kiểm tra các dụng cụ lao động và thống nhất vị trí cất dụng cụ trong nhà.

Trả lời:

- HS tiếp tục thực hiện thực hiện lao động an toàn khi ở nhà.

- HS kiểm tra các dụng cụ lao động và thống nhất vị trí cất dụng cụ trong nhà.

+ Dao phải đậy nắp chắc chắn.

+ Đinh cất vào hộp.

- HS nhờ người thân đánh giá lao động của mình và  tiếp thu góp ý.

Ví dụ:

HĐTN 3 trang 102 Tự đánh giá theo chủ đề

Trả lời:

-   GV tổ chức cho HS buổi tự đánh giá qua phiếu.

-   HS tự đánh giá bản thân sau chủ đề.

-   GV có một vài lời đánh giá chung cho cá lớp và khen thưởng các cá nhân xuất sắc.

Xem thêm lời giải bài tập HĐTN lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Tuần 35

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

1 1340 lượt xem
Tải về