Giáo án KHTN 8 Bài 43 (Cánh diều 2024): Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

Với Giáo án Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 8 Bài 43.

1 713 14/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 30k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 8 Bài 43 (Cánh diều): Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái niệm sinh quyển và các khu sinh học chủ yếu.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để phát biểu khái niệm sinh quyển. Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi tìm hiểu về các khu sinh học chủ yếu.

- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết các vấn để liên quan trong học tập và trong thực tiễn.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm Sinh quyển. Nêu được đặc điểm chính của các khu sinh học.

- Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu được các khu sinh học trên Trái Đất.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về sinh quyển, các khu sinh học chủ yếu trên Trái Đất để đề xuất các biện pháp bảo vệ sinh quyển.

2. Về phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu vể chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học.

- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, kiên nhẫn thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.

- Tranh ảnh hoặc video có liên quan đến bài học.

2. Học sinh

- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đén nội dung bài học và dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Tạo sự hứng thú cho HS tìm hiểu về sinh quyển và các khu vực sinh học.

b) Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi: “Theo em, hệ sinh thái nào là lớn nhất trên Trái Đất? Vì sao?”

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ “Theo em, hệ sinh thái nào là lớn nhất trên Trái Đất? Vì sao?”

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

- GV dẫn dắt vào bài học.

- GV sử dụng hình ảnh để giới thiệu về sinh quyển.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

Hệ sinh thái lớn nhất trên Trái Đất là sinh quyển. Vì sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và các nhân tố vô sinh của môi trường, sinh quyển chính là hệ sinh thái khổng lồ bao gồm tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về sinh quyển

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm sinh quyển và các thành phần cấu trúc của sinh quyển.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục I SGK trang 198, quan sát hình ảnh mô hình về sinh quyển, trả lời câu hỏi sau:

1. Nêu khái niệm và các thành phần cấu trúc của sinh quyển.

- GV khẳng định bản chất của sinh quyển “là một hệ sinh thái khổng lồ”. Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi về nội dung này.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

- Sinh quyển là tập hợp sinh vật và các nhân tố môi trường vô sinh trên Trái Đất hoạt động như một hệ sinh thái lớn nhất.

- Các thành phần cấu trúc của sinh quyển gồm: Khí quyển, địa quyển và thủy quyển.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin mục I SGK trang 198, quan sát hình ảnh mô hình về sinh quyển, trả lời câu hỏi sau:

1. Nêu khái niệm và các thành phần cấu trúc của sinh quyển.

Giáo án KHTN 8 Bài 43 (Cánh diều 2023): Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học (ảnh 1)

- GV khẳng định bản chất của sinh quyển “là một hệ sinh thái khổng lồ”.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời ngẫu nhiên HS báo cáo câu trả lời.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung về khái niệm sinh quyển.

I. Sinh quyển

- Sinh quyển là toàn bộ sinh vật trên Trái Đất và các nhân tố vô sinh của môi trường. Sinh quyển là một hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất.

- Trong Sinh quyển, sinh vật và các nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hóa, hình thành nên hệ thống tự nhiên trên phạm vi toàn cầu.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Bài 43 Cánh diều.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Giáo án Bài 39: Quần thể sinh vật

Giáo án Bài 40: Quần xã sinh vật

Giáo án Bài 41: Hệ sinh thái

Giáo án Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

1 713 14/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: