Giáo án KHTN 8 Bài 40 (Cánh diều 2024): Quần xã sinh vật

Với Giáo án Bài 40: Quần xã sinh vật Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 8 Bài 40.

1 567 14/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 30k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 8 Bài 40 (Cánh diều): Quần xã sinh vật

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Xác định được mục tiêu học tập các nội dung về quần xã sinh vật sinh vật, chủ động tìm kiếm nguổn tài liệu liên quan đến nội dung bài học để tự học, tự nghiên cứu; Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm quần xã sinh vật, cho ví dụ minh họa, các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói vể các nội dung của bài học; Lắng nghe, phản hổi và tranh biện vể nội dung được giao trong hoạt động nhóm và trong tập thể lớp.

- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học về quần xã sinh vật để giải thích và vận dụng hiểu biết để nêu một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.

+ Nêu được một số đặc điểm cơ bản của quần xã (đặc điểm về độ đa dạng: số lượng loài và số cá thể của mỗi loài; đặc điểm về thành phần loài: loài ưu thế, loài đặc trưng). Lấy ví dụ minh họa.

+ Nêu được một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát hình lấy ví dụ minh họa về một quần xã sinh vật, phân tích các đặc trưng cơ bản về độ đa dạng và thành phần loài của quần xã

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

2. Về phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về quần xã sinh vật.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá về quần xã sinh vật trong tự nhiên.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy.

- Các hình ảnh theo sách giáo khoa.

- Phiếu học tập.

2. Học sinh

- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Ôn tập lại kiến thức đã học đồng thời dẫn dắt giới thiệu vấn đề bài học quần xã sinh vật.

b) Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi lật tranh. Với bộ câu hỏi:

Câu 1. Quần thể sinh vật là

A. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

B. tập hợp các các thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

C. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định.

D. những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Câu 2. Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật?

A. Tập hơp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau.

B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao.

C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao.

Câu 3. Mật độ quần thể là

A. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích.

B. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.

C. số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích.

D. số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.

Câu 4. Tỉ lệ giới tính có thể khác nhau ở?

A. Trước và sau mùa sinh sản. B. Điều kiện sống.

C. Các loài khác nhau. D. Tất cả các ý trên.

Câu 5. Khai thác nguồn sống tiềm tàng của môi trường là ý nghĩa của kiểu phân bố nào?

A. Phân bố ngẫu nhiên. B. Phân bố theo nhóm.

C. Phân bố đồng đều. D. Phân bố riêng lẽ.

Câu 6. Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên. Xét về mặt lí thuyết, cách nào trong số các cách nêu dưới dây đem lại hiệu quả kinh tế cáo nhất?

A. Thu nhặt, tiêu hủy càng nhiều ổ trứng của chúng càng tốt.

B. Tìm hiểu và tiêu diệt ở tuổi trưởng thành.

C. Nhân giống thiên địch (nếu có) và thả vào tự nhiên nơi có ốc bưu vàng sinh sống.

D. Hạn chế nguồn thức ăn của chúng.

c) Sản phẩm:

- Các phương án trả lời của HS.

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV mời học sinh tham gia trò chơi được chia thành 2 đội.

+ Mỗi đội sẽ tham gia trả lời câu hỏi để lật mở 1 bức tranh liên quan đến bài học mới, các đội viết đáp án trả lời trong 30 giây.

+ Mỗi câu trả lời đúng đội chơi sẽ được 10 điểm và lật mở tranh.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện 1 số HS tham gia trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

- Nhận xét, khen ngợi, từ đó dẫn dắt vào bài học.

- Các câu trả lời của HS.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 16 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Bài 40 Cánh diều.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 37: Sinh sản ở người

Giáo án Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Giáo án Bài 39: Quần thể sinh vật

Giáo án Bài 41: Hệ sinh thái

Giáo án Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

1 567 14/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: