Giáo án KHTN 8 Bài 34 (Cánh diều 2024): Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Với Giáo án Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 8 Bài 34.

1 621 14/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 30k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 8 Bài 34 (Cánh diều): Hệ thần kinh và các giác quan ở người

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tự tìm hiểu về hệ thần kinh và các giác quan ở người. Lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp, tự nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân trong quá trình học tập.

- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi, tham gia hoạt động nhóm và sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt các nội dung về hệ thần kinh và các giác quan ở người. Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân và các thành viên trong nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Nêu được chức năng của hệ thần kinh. Dựa vào hình ảnh, kể tên được hai bộ phận của hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên).

+ Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó.

+ Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh.

+ Nêu được chức năng của các giác quan nói chung và thị giác, thính giác.

+ Kể tên được các bộ phận của mắt và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận ánh sáng. Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng ở mắt.

+ Kể được tên các bộ phận của tai ngoài, tai giữa, tai trong và sơ đồ đơn giản của quá trình thu nhận âm thanh. Liên hệ được cơ chế truyền âm thanh trong thu nhận âm thanh ở tai.

+ Trình bày được một số bệnh về thị giác, thính giác và cách phòng chống các bệnh đó. Tìm hiểu được các bệnh và tật về mắt trong trường học, tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.

- Tìm hiểu tự nhiên: Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác. Liên hệ được kiến thức truyền ánh sáng trong thu nhận ánh sáng ở mắt và cơ chế truyền âm thanh trong thu nhận âm thanh ở tai. Tìm hiểu được các bệnh và tật về mắt trong trường học, tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình.

2. Về phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hệ thần kinh và các giác quan ở người.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy, các hình ảnh theo sách giáo khoa và hình ảnh liên quan đến bài học.

- Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm.

2. Học sinh

- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú học tập cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung:

­- HS trả lời câu hỏi: “Những cơ quan nào của con người tham gia vào quá trình tiếp nhận hình ảnh, âm thanh?”

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho học sinh trả lời câu hỏi: “Những cơ quan nào của con người tham gia vào quá trình tiếp nhận hình ảnh, âm thanh?”

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới.

- Câu trả lời của HS.

* Gợi ý:

- Quá trình tiếp nhận hình ảnh có sự tham gia của các cơ quan là: mắt, dây thần kinh thị giác và trung khu thị giác ở não bộ.

- Quá trình tiếp nhận âm thanh có sự tham gia của các cơ quan là: tai, dây thần kinh thính giác và trung khu thính giác ở não bộ.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về hệ thần kinh

a) Mục tiêu:

- Nêu được chức năng của hệ thần kinh. Dựa vào hình ảnh, kể tên được hai bộ phận của hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên).

- Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó.

- Nêu được tác hại của các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh. Không sử dụng các chất gây nghiện và tuyên truyền hiểu biết cho người khác.

b) Nội dung:

- GV sử dụng kĩ thuật hỏi đáp, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc thông tin SGK, sau đó thảo luận theo cặp ý kiến của mình, vừa nhận xét về câu trả lời của bạn. Sau đó, các cặp chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

1. Các bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh gồm: Bộ phận thần kinh trung ương và bộ phận thần kinh ngoại biên.

- Cấu tạo của mỗi bộ phận trong hệ thần kinh:

+ Bộ phận thần kinh trung ương gồm có não bộ và tủy sống.

+ Bộ phận thần kinh ngoại biên gồm các dây thần kinh và hạch thần kinh.

2. Khi bị tổn thương vùng vận động ở não hoặc tổn thương dây thần kinh vận động, bệnh nhân bị giảm hoặc mất đi khả năng vận động của cơ thể. Điều đó chứng tỏ hệ thần kinh có vai trò điều khiển hoạt động có ý thức của cơ thể.

+ ……

3. Một số bệnh về hệ thần kinh: Tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm, Parkinson, Alzheimer, bệnh động kinh,…

- Cách phòng bệnh về hệ thần kinh:

+ Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí.

+ Thực hiện lối sống lành mạnh như luyện tập thể thao thường xuyên, không sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích đối với hệ thần kinh,…

+ Đảm bảo giấc ngủ.

+ Thường xuyên kiểm tra sức khỏe.

+ Ngoài ra, cần suy nghĩ tích cực, tham gia nhiều hoạt động xã hội, giao tiếp và học tập.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 15 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Bài 34 Cánh diều.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 32: Hệ hô hấp ở người

Giáo án Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Giáo án Bài 35: Hệ nội tiết ở người

Giáo án Bài 36: Da và điều hoà thân nhiệt ở người

Giáo án Bài 37: Sinh sản ở người

1 621 14/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: