Giáo án KHTN 8 Bài 31 (Cánh diều 2024): Thực hành về máu và hệ tuần hoàn

Với Giáo án Bài 31: Thực hành về máu và hệ tuần hoàn Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 8 Bài 31.

1 770 14/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 30k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 8 Bài 31 (Cánh diều): Thực hành về máu và hệ tuần hoàn

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ được GV yêu cầu trong giờ thực hành.

- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ và thực hiện được đúng nhiệm vụ được phân công trong nhóm để tiến hành các thí nghiệm.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu.

+ Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị tai biến, đột quỵ.

+ Thực hiện được các bước đo huyết áp.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được một số câu hỏi thực tế liên quan đến bài học. Vận dụng được kiến thức bài thực hành để sơ cứu nếu gặp tình huống người gặp nạn.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.

- Trung thực: Trung thực trong quá trình thực hành và báo cáo kết quả thực hành của cá nhân và nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy.

- Các dụng cụ thực hành theo SGK.

- Video, hình ảnh sơ cứu cầm máu; cấp cứu người bị đột quỵ, đo huyết áp.

2. Học sinh

- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

- Chuẩn bị một số dụng cụ thực hành theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Sơ cứu cầm máu

a) Mục tiêu:

- Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu.

b) Nội dung:

- GV sử dụng kĩ thuật hỏi đáp giúp HS tìm hiểu về cơ sở lí thuyết.

- HS nghiên cứu thông tin SGK để: Nêu thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất để tiến hành thí nghiệm.

- HS theo dõi video hướng dẫn các bước khi làm thí nghiệm.

- HS kiểm tra lại thiết bị, dụng cụ, mẫu vật và hóa chất của nhóm mình.

- HS tiến hành làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Sản phẩm của HS.

- Phiếu báo cáo kết quả thực hành.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Trước buổi thực hành:

- GV hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài thực hành, chuẩn bị một số dụng cụ theo yêu cầu.

* Trong buổi thực hành:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu thông tin SGK cho biết:

+ Đặc điểm chảy máu của mỗi dạng mạch máu khi bị tổn thương là gì?

- GV chia thành các nhóm và để thực hành.

- GV chiếu video thí nghiệm sơ cứu cầm máu.

- GV yêu cầu các nhóm kiểm tra lại thiết bị, dụng cụ, mẫu vật và hóa chất của nhóm mình.

- GV hướng dẫn các bước tiến hành theo SGK và yêu cầu HS thực hành.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo nhóm, hoàn thành thí nghiệm và ghi kết quả vào phiếu báo cáo trong thời gian quy định.

- GV quan sát và hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV cho đại diện 2 nhóm báo cáo và 2 nhóm còn lại nhận xét.

- GV hỏi HS các câu hỏi thảo luận:

Giải thích vì sao có sự khác nhau trong cách sơ cứu chảy máu mao mạch, tĩnh mạch và động mạch.

Tại sao vị trí đặt garo lại ở phía trên vết thương mà không phải phía dưới vết thương?

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời học sinh nhóm khác nhận xét và bổ sung. Các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau.

- Giáo viên chốt lại kiến thức và đánh giá các nhóm bằng bảng kiểm.

I. Sơ cứu cầm máu

1. Cơ sở lí thuyết

Mỗi dạng mạch máu khi bị tổn thương có đặc điểm chảy máu khác nhau:

Ở động mạch, máu chảy nhiều, tốc độ nhanh, có thể chảy thành tia máu.

Ở tĩnh mạch, máu chảy nhiều, tốc độ máu chảy chậm hơn so với tổn thương động mạch.

Ở mao mạch, máu sẽ chảy ít, chậm.

Vì vậy, tùy dạng chảy máu mà có cách xử lí khác nhau.

2. Các bước tiến hành

- SGK trang 148, 149.

Hoạt động 2.2: Cấp cứu người bị đột quỵ

a) Mục tiêu:

- Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị tai biến, đột quỵ.

b) Nội dung:

- HS nghiên cứu thông tin SGK để: Tìm hiểu cơ sở lí thuyết, nêu thiết bị, dụng cụ, mẫu vật để tiến hành thí nghiệm.

- HS theo dõi video thí nghiệm; thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Sản phẩm của HS. Phiếu báo cáo kết quả thực hành.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu thông tin SGK cho biết:

+ Đột quỵ là gì?

+ Nêu các dấu hiệu của đột quỵ?

- GV chiếu video thí nghiệm cấp cứu người bị đột quỵ.

- GV hướng dẫn các bước tiến hành theo SGK và yêu cầu HS thực hành.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo nhóm, hoàn thành thí nghiệm và ghi kết quả vào phiếu báo cáo trong thời gian quy định.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

- GV nêu câu hỏi thảo luận:

Giải thích tại sao cần phải để người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức.

Giải thích tại sao khi di chuyển người bệnh cần để người bệnh ở tư thế nằm và cần nhẹ nhàng, ít gây chấn động.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời học sinh nhóm khác nhận xét và bổ sung. Các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau.

- Giáo viên chốt lại kiến thức và đánh giá các nhóm bằng bảng kiểm.

II. Cấp cứu người bị đột quỵ

1. Cơ sở lí thuyết

- Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Vì vậy, lúc này cần hạn chế tối đa sự vận động của bệnh nhân.

Các dấu hiệu đột quỵ có thể bao gồm:

Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

Thị lực giảm, nhìn mờ.

Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể buồn nôn hoặc nôn.

Tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

Khó phát âm, nói không rõ chữ, dính chữ, nói ngọng bất thường (có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người đó nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người đó đang có dấu hiệu đột quỵ).

Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

2. Các bước tiến hành

SGK trang 150

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Bài 31 Cánh diều.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 32: Hệ hô hấp ở người

Giáo án Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Giáo án Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Giáo án Bài 35: Hệ nội tiết ở người

Giáo án Bài 36: Da và điều hoà thân nhiệt ở người

1 770 14/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: