Giáo án KHTN 8 Bài 32 (Cánh diều 2024): Hệ hô hấp ở người

Với Giáo án Bài 32: Hệ hô hấp ở người Khoa học tự nhiên lớp 8 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 8 Bài 32.

1 945 14/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 30k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 8 Bài 32 (Cánh diều): Hệ hô hấp ở người

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp, các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp. Tự lập và thực hiện được kế hoạch học tập, lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để nêu cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp; các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp. Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp, chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Nêu được chức năng của hệ hô hấp. Kể tên, nêu được chức năng và sự phối hợp các cơ quan của hệ hô hấp.

+ Nêu được một số bệnh về hô hấp và cách phòng chống. Trình bày được vai trò của việc chống ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh về hô hấp.

+ Tranh luận trong nhóm và đưa ra quan điểm nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá. Thiết kế được áp phích tuyên tuyền không hút thuốc lá.

- Tìm hiểu tự nhiên: Điều tra được một số bệnh về đường hô hấp trong trường học hoặc tại địa phương, nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh. Thực hiện được tình huống giả định hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức bài học để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình.

2. Về phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ hoàn thành nhiệm vụ và quan sát hiện tượng, rút ra kết luận.

- Trung thực, cẩn thận trong hoạt động nhóm, ghi chép kết quả.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy.

- Các hình ảnh và dụng cụ liên quan đến bài học.

- Phiếu học tập.

- Phiếu trả lời câu hỏi của nhóm.

2. Học sinh

- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà, tìm hiểu cấu tạo và chức năng hệ hô hấp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Kích thích tạo tâm lí hứng thú tìm hiểu, khám phá nội dung bài học.

b) Nội dung:

- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời: “Em cảm thấy như thế nào sau khi chạy 100m? Giải thích.”GV ghi lên bảng các ý kiến của HS, nhận xét, đánh giá, kết luận và dẫn dắt vào bài học.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho học sinh trả lời câu hỏi: “Em cảm thấy như thế nào sau khi chạy 100m? Giải thích.”

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

- Sau khi chạy nhanh 100 m, nhịp thở nhanh hơn so với lúc bình thường.

- Giải thích: Khi chạy, cơ thể cần nhiều năng lượng cho sự hoạt động liên tục của cơ xương dẫn đến cường độ hô hấp tế bào tăng lên. Mà quá trình hô hấp tế bào cần O2 và thải ra khí CO2. Do đó, nhịp thở tăng lên để đáp ứng nhu cầu trao đổi khí (lấy O2, đào thải khí CO2) của cơ thể.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp

a) Mục tiêu:

- Nêu được chức năng của hệ hô hấp.

- Kể tên, nêu được chức năng và sự phối hợp các cơ quan của hệ hô hấp.

b) Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 32.1 và 32.2 SGK, tìm hiểu thông tin từ đó cho biết về cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp. Học sinh quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập 1.

c) Sản phẩm:

- Đáp án phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP 1

1. Quan sát hình 32.1 và cho biết hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Mỗi cơ quan có chức năng gì?

Tên cơ quan

Chức năng

Xoang mũi

Làm sạch, làm ẩm, làm ấm không khí.

Hầu (họng)

Dẫn khí.

Thanh quản

Dẫn khí, phát âm.

Khí quản

Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phế quản

Dẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.

Phổi

Trao đổi khí.

2. Khi hít vào và thở ra, không khí sẽ di chuyển qua các cơ quan là: xoang mũi, hầu (họng), thanh quản, khí quản, phế quản, phổi.

3. Chức năng của hệ hô hấp là:

Hệ hô hấp thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường.

- Giúp cơ thể lấy O2 từ môi trường sống cung cấp cho hô hấp tế bào, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Đào thải CO2 sinh ra từ hô hấp tế bào vào môi trường, đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 16 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Bài 32 Cánh diều.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên lớp 8 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 33: Môi trường trong cơ thể và hệ bài tiết ở người

Giáo án Bài 34: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Giáo án Bài 35: Hệ nội tiết ở người

Giáo án Bài 36: Da và điều hoà thân nhiệt ở người

Giáo án Bài 37: Sinh sản ở người

1 945 14/01/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: