Khám phá đáy biển ở Trường Sa - Tiếng Việt lớp 2 trang 122, 123, 124, 125 – Kết nối tri thức

Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tiếng Việt lớp 2 Bài 28.

1 1,936 24/10/2022
Tải về


Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa – Tiếng Việt lớp 2

Đọc: Khám phá đáy biển ở Trường Sa trang 122 - 123

* Khởi động:

Tiếng Việt lớp 2 Câu hỏi trang 122: Nói những điều em biết về biển.

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Những điều em biết về biển: Biển là một vùng nước mặn rộng lớn, nối liền các đại dương với nhau. Dưới biển có rất nhiều loài cá, san hô, rong biển,...

* Đọc văn bản:

Khám phá đáy biển ở Trường Sa

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa – Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi:

Tiếng Việt lớp 2 trang 123 Câu 1: Nhắc đến Trường Sa, người ta nhắc đến những gì?

Trả lời:

Nhắc đến Trường Sa, người ta nhắc đến biển và đảo.

Tiếng Việt lớp 2 trang 123 Câu 2: Vẻ đẹp của những loài cá được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Những loài cá đẹp rực rỡ, dày đặc hàng trăm con tạo nên một tấm thảm di động.

Tiếng Việt lớp 2 trang 123 Câu 3: San hô dưới đáy biển được so sánh với những gì?

Trả lời:

San hô được so sánh với một bức tranh khổng lồ, đẹp như những tòa lâu đài trong truyện cổ tích.

Tiếng Việt lớp 2 trang 123 Câu 4: Sau bài học, em biết thêm điều gì về biển ở Trường Sa?

Trả lời:

Sau bài học, em biết thêm về biển Trường Sa có nhiều cảnh đẹp kì thú, rực rỡ với hàng nghìn loài vật sống dưới biển.

* Luyện tập theo văn bản đọc:

Tiếng Việt lớp 2 trang 123 Câu 1: Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm trong các từ sau:

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Đáp án:

Các từ chỉ đặc điểm: rực rỡ, khổng lồ, đẹp.

Tiếng Việt lớp 2 trang 123 Câu 2: Đặt câu với từ vừa tìm được.

Trả lời:

Những khóm hoa hồng nhung nở mới đẹp làm sao!

Viết trang 123

Tiếng Việt lớp 2 trang 123 Câu 1: Nghe – viết: Khám phá đáy biển ở Trường Sa (từ Biển ở Trường Sa đến dưới đáy biển)

Trả lời:

Khám phá đáy biển ở Trường Sa

Biển ở Trường Sa có những loài cá đẹp rực rỡ và lạ mắt. Từng đàn cá đủ màu sắc, dày đặc đến hàng trăm con tạo nên một tấm thảm hoa di động. Những vỉa san hô chạy dài từ chân mỗi đảo xuống sâu dần dưới đáy biển.

Chú ý: Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm. Tập viết ra nháp những chữ dễ viết sai chính tả: Trường Sa, vỉa san hô,…   

Tiếng Việt lớp 2 trang 123 Câu 2: Chọn it hoặc uyt thay cho ô vuông.

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

a. Chú mực ống cứ thấy kẻ lạ là phun mực đen kịt cả một vùng nước xanh.

b. Tàu ngầm trông như chiếc xe buýt chạy dưới đáy đại dương.

c. Cậu bé vừa đi vừa huýt sáo.

Tiếng Việt lớp 2 trang 123 Câu 3: Chọn a hoặc b.

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

a.

- Ốc bươu sống trong ruộng lúa.

- Hội thi thả diều được tổ chức trên bãi biển.

b.

- cái kính, đèn pin, số chín, máy tính.

Luyện tập trang 124 - 125

* Luyện từ và câu:

Tiếng Việt lớp 2 trang 124 Câu 1: Nói tên các loài vật trong tranh.

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Các loài vật: rùa biển, cá hề, cá heo, sao biển, bạch tuộc, san hô, …

Tiếng Việt lớp 2 trang 124 Câu 2: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B tạo nên câu hoạt động.

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Tiếng Việt lớp 2 trang 124 Câu 3: Chọn dấu phẩy hoặc dấu chấm thay cho ô vuông.

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Cả một thế giới sinh động, rực rỡ đang chuyển động dưới đáy biển. Cá hề, cá ngựa, mực ống, sao biển, tôm, cua len lỏi giữa rừng san hô. Chú rùa biển thân hình kềnh càng đang lững lờ bơi giữa đám sinh vật đủ màu sắc.

* Luyện viết đoạn:

Tiếng Việt lớp 2 trang 124 Câu 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa – Kết nối tri thức (ảnh 1)

a. Mọi người đang ở đâu? Cảnh vật nơi đó có gì đẹp?

b. Mỗi người đang làm gì?

c. Theo em, cảm xúc của mọi người như thế nào?

Trả lời:

a. Bức tranh 1: Mọi người đang đi cắm trại ở trên núi.

Bức tranh 2: Mọi người đang đi tắm biển.

b. Bức tranh 1: dựng lều, đốt củi.

Bức tranh 2: tắm biển, chơi đùa,…

c. Mọi người rất vui vẻ, hào hứng.

Tiếng Việt lớp 2 trang 125 Câu 2: Viết 4-5 câu kể về một buổi đi chơi cùng người thân (hoặc thầy cô, bạn bè).

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Mẹ và chúng em dắt tay nhau đi dạo một vòng quanh Hồ Gươm. Hồ giống như một chiếc gương khổng lồ của thành phố Hà Nội. Tháp Rùa cổ kính, uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa mặt hồ. Hồ Gươm càng tưng bừng hơn vào ngày giáp Tết như thế này bởi những bồn hoa hàng ngày đã được xếp thành chữ đầy sắc màu. Trên đường đi mẹ còn mua cho chúng em những que kem Tràng Tiền rất ngon. Em rất vui và hào hứng mỗi khi được dạo chơi quanh Hồ Gươm.

Đọc mở rộng trang 125

Tiếng Việt lớp 2 trang 125 Câu 1: Tìm đọc truyện dân gian Việt Nam

Trả lời:

Học sinh sưu tầm, mang đến lớp sách, báo viết về các truyện dân gian Việt Nam.  

Ví dụ:

- Thạch Sanh, Tấm Cám, Quả bầu tiên,…

Tiếng Việt lớp 2 trang 125 Câu 2: Kể với bạn về nhân vật hoặc sự việc em thích trong truyện đã học.

Giải Tiếng Việt lớp 2 Tập 2 Bài 28: Khám phá đáy biển ở Trường Sa – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Em thích nhất là nhân vật cô Tấm trong truyện “Tấm Cám”. Cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền, chăm chỉ, …

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 1: Chuyện bốn mùa

Bài 2: Mùa nước nổi

Bài 29: Hồ Gươm

Bài 30: Cánh đồng quê em

Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2

1 1,936 24/10/2022
Tải về