Cuốn sách của em - Tiếng Việt lớp 2 trang 63, 64, 65 – Kết nối tri thức
Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 Bài 15: Cuốn sách của em sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà môn Tiếng Việt lớp 2 Bài 15.
Bài 15: Cuốn sách của em – Tiếng Việt lớp 2
Video giải Tiếng Việt lớp 2 Bài 15: Cuốn sách của em
Đọc: Cuốn sách của em trang 63 - 64
* Khởi động:
Tiếng Việt lớp 2 Câu hỏi trang 63:
Quan sát bìa sách bên và cho biết các thông tin có trên bìa sách.
Trả lời:
Các thông tin có trên bìa sách: tên tác giả, tên sách và nhà xuất bản.
* Đọc văn bản:
Cuốn sách của em
* Trả lời câu hỏi:
Tiếng Việt lớp 2 trang 64 Câu 1: Chọn từ ngữ ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B.
Trả lời:
Tiếng Việt lớp 2 trang 64 Câu 2: Qua tên sách, em có thể biết được điều gì?
Trả lời:
Qua tên sách, em có thể biết được sách viết về điều gì.
Tiếng Việt lớp 2 trang 64 Câu 3: Sắp xếp các thông tin theo đúng trình tự trong bài đọc:
a. Tác giả
b. Mục lục
c. Tên sách
d. Nhà xuất bản
Trả lời:
1-c, 2-a, 3-d, 4-b.
Tiếng Việt lớp 2 trang 64 Câu 4: Đọc mục lục trên và cho biết:
a. Phần 2 có những mục nào?
b. Để tìm hiểu về cây xương rồng, em đọc trang nào?
Trả lời:
a. Phần 2 của cuốn sách có các mục: Xương rông, Thông. Đước.
b. Để tìm hiểu về cây xương rồng, em đọc trang 25.
* Luyện tập theo văn bản đọc:
Tiếng Việt lớp 2 trang 64 Câu 1: Sắp xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp:
Trả lời:
- Từ ngữ chỉ người, chỉ vật: tác giả, cuốn sách, bìa sách.
- Từ ngữ chỉ hoạt động: đọc sách, ghi.
Tiếng Việt lớp 2 trang 64 Câu 2: Nói tiếp để hoàn thành câu:
a. Tên sách được đặt ở (...)
b. Tên tác giả được đặt ở (...)
Trả lời:
a. Tên sách được đặt ở khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng rất nhiều ý nghĩa.
b. Tên tác giả được đặt ở phía trên của bìa sách.
Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Câu 1: Viết chữ hoa G
Trả lời:
- Quan sát mẫu chữ G: gồm 2 phần
+ nét thắt phối hợp với nét móc gần giống chữ C hoa và nét khuyết dưới.
- Cách viết:
+ nét 1: viết tương tự như chữ C hoa, nhưng không có nét lượn xuống ở cuối mà dừng lại ở giao điểm giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 5.
+ nét 2: từ điểm kết thúc nét 1, viết tiếp nét 2 (nét khuyết dưới). Điểm dưới cùng của nét khuyết cách đường kẻ ngang 1 là 3 đơn vị. Điểm dừng bút là giao điểm giữa dòng kẻ ngang 2 và dòng kẻ dọc 6.
Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Câu 2: Viết ứng dụng: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Trả lời:
- Viết chữ hoa G đầu câu, chú ý cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.
Nói và nghe: Kể chuyện Họa mi, vẹt và quạ trang 65
Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Câu 1: Nghe kể chuyện
Họa mi, vẹt và quạ
(Theo 100 truyện ngụ ngôn về đạo đức)
Trả lời:
Tiếng Việt lớp 2 trang 65 Câu 2: Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh.
Trả lời:
- Tranh 1: Ngày xửa, ngày xưa, họa mi, quạ và vẹt đều không biết hát. Một hôm, các bạn bàn nhau đến gặp hoàng oanh để nhờ cậu ấy dạy hát vì hoàng oanh hát rất hay.
- Tranh 2: Cả 3 đến gặp chim hoàng oanh và nói mong muốn của mình. Hoàng oanh đồng ý ngay và nói với các bạn học hát rất vất vả, các bạn phải chịu khó.
- Tranh 3: Quạ không kiên nhẫn, chán nản bay đi không học hát nữa.
- Tranh 4: Chỉ có họa mi và vẹt là vẫn chăm chỉ đến nhà hoàng oanh học nên đã hát được với giọng êm ái. Còn quạ thì chỉ biết phát ra âm thanh buồn bã: quạ…quạ…quạ…
* Vận dụng:
Tiếng Việt lớp 2 Câu hỏi trang 65: Kể cho người thân nghe câu chuyện: Họa mi, vẹt và quạ.
Trả lời:
Ngày xửa, ngày xưa, họa mi, quạ và vẹt đều không biết hát. Một hôm, các bạn bàn nhau đến gặp hoàng oanh để nhờ cậu ấy dạy hát vì hoàng oanh hát rất hay. Cả 3 đến gặp chim hoàng oanh và nói mong muốn của mình. Hoàng oanh đồng ý ngay và nói với các bạn học hát rất vất vả, các bạn phải chịu khó. Quạ không kiên nhẫn, chán nản bay đi không học hát nữa. Chỉ có họa mi và vẹt là vẫn chăm chỉ đến nhà hoàng oanh học nên đã hát được với giọng êm ái. Còn quạ thì chỉ biết phát ra âm thanh buồn bã: quạ…quạ…quạ…
Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác: