Cách nhận biết CuO chính xác nhất

Đồng(II) oxit có công thức hóa học là CuO. Chất này được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp gốm sứ. Bài viết dưới đây, giúp các em biết cách nhận biết được oxit này nhanh nhất.

1 1,032 18/08/2023


Cách nhận biết CuO

I. Cách nhận biết CuO

- CuO là chất rắn, dạng bột, màu đen, không tan trong nước.

Cách nhận biết CuO nhanh nhất

- Cách nhận biết:

* Cách 1: Cho bột CuO vào dung dịch axit như HCl, H2SO4 ....

Hiện tượng: Bột CuO tan ra và dung dịch có màu xanh

Phương trình hóa học:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

* Cách 2: Dẫn khí H2 (hoặc CO) qua CuO đun nóng.

Hiện tượng: Chất rắn màu đen chuyển dần sang màu đỏ.

Phương trình hóa học: 

H2 + CuO đenCách nhận biết CuO nhanh nhấtCu đỏ+ H2O

CO + CuOđenCách nhận biết CuO nhanh nhấtCu đỏ+ CO2

II. Mở rộng

CuO được ứng dụng trong sản xuất gốm, thủy tinh, đồ sứ. Do CuO không bị oxi hóa trong không khí ở nhiệt độ thường, không bị biến đổi màu, bay màu nên được sử dụng làm chất tạo màu sắc trong nghề gốm, thủy tinh, đồ sứ tạo sản phẩm có màu xanh lá trong lớp men.

III. Bài tập nhận biết CuO

Bài 1: Hãy trình bày phương pháp phân biệt hai chất rắn màu đen sau: CuO và CuS? Viết phương trình hóa học minh họa.

Hướng dẫn giải:

- Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng.

- Nhỏ từng giọt dung dịch HCl đến dư vào các mẫu thử, hiện tượng:

+ Chất rắn tan, dung dịch có màu xanh: CuO

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

+ Chất rắn không tan: CuS

Bài 2: Cho một mẫu bột Cu kim loại có lẫn tạp một ít tạp chất là bột CuO, trình bày phương pháp hóa học để thu được bột Cu tinh khiết.

Hướng dẫn giải:

Cho hỗn hợp vào lượng dư dung dịch HCl. 

CuO phản ứng, tan vào dung dịch, còn lại Cu không phản ứng. Tiến hành lọc, rửa ta thu được Cu tinh khiết.

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Cu + HCl → không phản ứng.

Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:

Cách nhận biết Fe2O

Cách nhận biết CaO 

Cách nhận biết BaO 

Cách nhận biết Fe3O

Cách nhận biết FeO 

Cách nhận biết Al2O

Cách nhận biết ZnO 

1 1,032 18/08/2023