Cách nhận biết axit cacboxylic chính xác nhất
Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro. Vậy nhận biết axit cacboxylic có giống với cách nhận biết axit vô cơ đã được học? Hiện tượng ra sao? Phương trình hóa học viết như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
Cách nhận biết axit cacboxylic
I. Cách nhận biết axit cacboxylic
- Để nhận biết axit cacboxylic ta có thể dùng quỳ tím. Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
+ Tổng quát: Trong dung dịch axit cacboxylic phân li thuận nghịch
RCOOH ⇄ H+ + RCOO-
+ Hiện tượng: Quỳ tím hóa đỏ.
- Axit cacboxylic là axit yếu, tuy nhiên nó cũng mang các phản ứng hóa học đặc trưng của một axit. Do đó có thể dùng kim loại đứng trước H, hoặc muối của axit yếu hơn (ví dụ: muối cacbonat …) để nhận biết.
+ Hiện tượng: Sủi bọt khí.
+ Phương trình hóa học minh họa:
2RCOOH + Mg → (RCOO)2Mg + H2 ↑
2RCOOH + Na2CO3 → 2RCOONa + CO2 ↑ + H2O
II. Mở rộng
+ Riêng axit fomic (HCOOH) tham gia phản ứng tráng gương.
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
+ Axit fomic HCOOH làm mất màu nước brom và tạo khí.
HCOOH + Br2 → CO2↑ + 2HBr
+ Các axit cacboxylic không no làm mất màu dung dịch nước brom.
Ví dụ:
CH2=CH-COOH + Br2 → CH2Br-CHBr-COOH
III. Bài tập nhận biết axit cacboxylic
Bài 1: Nêu phương pháp nhận biết: axit axetic, metanol, glixerol, phenol
Hướng dẫn giải
Trích mẫu thử của các dung dịch ra ống nghiệm và đánh số thứ tự.
- Nhúng giấy quỳ tím lần lượt vào 4 mãu thử.
+ Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là axit axetic.
+ Các dung dịch còn lại không làm quỳ tím đổi màu.
- Nhỏ dung dịch brom lần lượt vào các mẫu thử còn lại.
+ Mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là phenol.
C6H5OH + 3Br2 → + 3HBr
+ Không thấy có hiện tượng gì là metanol và glixerol.
- Điều chế một lượng nhỏ Cu(OH)2/OH- ra hai ống nghiệm. Nhỏ metanol, gilexol vào mỗi ống nghiệm.
+ Xuất hiện phức màu xanh lam là glixerol. Không có hiện tượng gì là metanol
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu(xanh lam) + 2H2O
Bài 2:Sử dụng thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được 3 dung dịch: axit acrylic, axit axetic, axit fomic?
A. Quỳ tím.
B. NaHCO3.
C. Nước Br2.
D. AgNO3 trong dung dịch NH3 (to).
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Trích mẫu thử của ba dung dịch ra ống nghiệm và đánh số thứ tự.
Nhỏ vài giọt nước brom vào từng mẫu thử.
- Mẫu thử vừa làm mất màu Br2, vừa có khí thoát ra là HCOOH.
HCOOH + Br2 → CO2↑ + 2HBr
- Mẫu thử chỉ làm mất màu Br2 là CH2=CH-COOH.
CH2=CH-COOH + Br2 → CH2Br-CHBr-COOH
- Mẫu thử không làm mất màu nước brom là CH3COOH.
→ Chọn đáp án C
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
Cách nhận biết ancol bậc 1, 2, 3
Cách nhận biết ancol đa chức có nhóm OH liền kề
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)