Cách nhận biết stiren chính xác nhất
Bài tập nhận biết và phân biệt stiren là bài tập thường gặp và thường gây khó với học sinh. Bài tập thường hỏi về cách nhận biết và phân biệt stiren với các hiđrocacbon khác đặc biệt là những hiđrocacbon thơm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết, phân biệt stiren.
Cách nhận biết stiren
I. Cách nhận biết stiren (C6H5-CH=CH2)
- Để nhận biết stiren ta sử dụng dung dịch brom (Br2) hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4) ở điều kiện thường.
- Nhận biết stiren bằng dung dịch brom:
+ Hiện tượng: Khi stiren phản ứng với dung dịch brom ở nhiệt độ thường thấy màu nâu đỏ của dung dịch brom nhạt dần, nếu stiren dư dung dịch mất màu.
+ Phương trình hóa học minh họa:
C6H5-CH=CH2 + Br2(nâu đỏ)→ C6H5-CHBr-CH2Br(không màu)
+ Giải thích: Do dung dịch brom tham gia phản ứng cộng ̣̣(phá vỡ liên kết π trong C=C ở nhánh).
- Nhận biết stiren bằng dung dịch thuốc tím (KMnO4).
+ Hiện tượng: Khi stiren phản ứng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường thấy màu dung dịch KMnO4 nhạt dần và có kết tủa đen MnO2.
+ Phương trình hóa học minh họa:
3C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CH(OH)-CH2(OH) + 2KOH +2MnO2 ↓
+ Giải thích: Do xảy ra phản ứng oxi hóa không hoàn toàn giữa stiren và dung dịch KMnO4
II. Bài tập nhận biết stiren
Bài 1: Để nhận biết 3 chất lỏng bị mất nhãn: Benzen, toluen, stiren chỉ cần dùng một thuốc thử là
A.quỳ tím
B.dung dịch NaOH
C.dung dịch AgNO3/NH3
D.dung dịch KMnO4
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Để nhận biết 3 chất lỏng bị mất nhãn:Benzen, toluen, stiren chỉ cần dùng một thuốc thử là dung dịch KMnO4.
- Stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 ngay ở nhiệt độ thường
3C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CH(OH)-CH2(OH) + 2MnO2 ↓ đen+2KOH
- Toluen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường nhưng làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng.
C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + 2MnO2 ↓ đen + KOH + H2O
- Benzen không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường và cả khi đun nóng.
Bài 2: Sử dụng thuốc thử nào để nhận biết được các chất sau: stiren, toluen và pent-1-in
A. Dung dịch brom
B. Dung dịch AgNO3
C. Dung dịch HCl và dung dịch brom.
D. Dung dịch AgNO3/NH3 và KMnO4.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Trích mẫu thử của mỗi chất và đánh số thứ tự.
Nhỏ dung dịch AgNO3/NH3 vào các mẫu thử, mẫu thử xuất hiện kết tủa vàng là: pent-1-in
CH ≡ C-CH2-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC ≡ C- CH2-CH2-CH3↓vàng + NH4NO3
Nhỏ dung dịch KMnO4 vào 2 mẫu còn lại, mẫu nào làmdung dịch KMnO4 mất màu ngay ở nhiệt độ thường là stiren.
3C6H5-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3C6H5-CH(OH)-CH2(OH) + 2MnO2 ↓ đen +2KOH
Mẫu thử không làm mất màu thuốc tím ở nhiệt độ thường là toluen.
Chú ý: Toluen làm mất màu thuốc tím khi đun nóng.
C6H5CH3 + 2KMnO4 C6H5COOK + 2MnO2 ↓ đen+ KOH + H2O
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
Cách nhận biết ancol bậc 1, 2, 3
Cách nhận biết ancol đa chức có nhóm OH liền kề
Cách nhận biết axit cacboxylic
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Tổng hợp về các tác giả văn học
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn có đáp án
- Tổng hợp kiến thức Ngữ Văn
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2024) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2024)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2024)