Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 9 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 2,772 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 9

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 - Đề số 1

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (4 điểm)

Bài Điều kì diệu - Trang 8

Câu hỏi: Bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ?

Trả lời:

Khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ bạn nhỏ đã phát hiện ra rằng vườn hoa của mẹ rất lung linh dù có nhiều loài hoa khác nhau, bông hoa nào cũng xinh, cũng đẹp. Điều đó cũng giống như chúng minh, dù mỗi người một vẻ nhưng ai cũng đều đáng yêu, đáng mến.

2. Đọc hiểu (6 điểm)

Mùa xuân về bản

Tôi gặp mùa xuân trên bản Vua Bà vào một buổi sớm. Trời vẫn còn lạnh lắm và những cây vẫn còn run rẩy. Nhưng đã có một con chim vàng anh bay đến. Vàng anh cất tiếng hót. Ngắn thôi, nhưng réo rắt. Rồi nó vù bay, vội vã chợt đi như chợt đến. Riêng tiếng hót thì ở lại, âm thanh mãi trong lòng. Tôi ngẩn ngơ luyến tiếc con vàng anh mãi. Tiếng hót đó đã đánh thức tôi đang co ro chìm đắm trong rét mướt của mùa đông giật mình chạy lại với mùa xuân.

Có lẽ con vàng anh đã đánh thức cây đào như đánh thức tôi dậy. Mà không phải chỉ cây đào, nó đánh thức cả đại ngàn, cả không gian và mặt đất. Vừa mới hôm trước đại ngàn còn rên rĩ gió bấc, mặt trời còn trắng bệch ẩn sau những tầng mây ngổn ngang như ẩn sau những tấm chăn bông ủ ấm, vậy mà ngày một ngày hai, trời đã trong dần. Những bụi mưa hoa long lanh không rơi xuống đất được mà cứ bay lửng lơ. Những chuỗi cườm nhỏ xíu, lõi bằng mạng nhện, hạt bằng các giọt mưa ngũ sắc ở đâu thả xuống đầy ngọn cỏ, lá cây.

Mùa xuân ở bản Vua Bà thật là vui. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu chuốt trong lòng những ống trúc quý dìu dặt suốt đêm. Bóng đêm mùa xuân thật đen óng ánh ảo huyền, và càng khuya càng ngào ngạt mùi thơm của hương lá, hương cây. Đêm xuân, những con chim hót đến khiếp. Chúng ngây ngất cái gì. Không chịu ngủ, cứ hót thâu đêm suốt sáng. Có những con chim mái, sau mùa xuân người rạc đi chi còn cái xác ve, lúc bấy giờ mới chịu lui lủi, lặng lẽ đi kiếm ăn cùng chồng con...

Theo Nguyễn Phan Hách

Câu 1. Hình ảnh nào cho thấy tiếng hót của chim vàng anh báo hiệu mùa xuân đến? (0,5 điểm)

A. Con chim vàng anh bay đến, cất tiếng hót ngắn thôi nhưng réo rắt.

B. Tiếng hát đó đã đánh thức tối đang có ra chìm đắm trong rét mướt của mùa đông giật mình chạy lại với mùa xuân.

C. Tiếng hót của chim vàng anh ở lại, âm vang mãi trong lòng làm cho tôi ngắn ngơ luyến tiếc.

D. Chim vàng anh vù bay, vội vã chợt đi như chợt đến.

Câu 2. Con chim vàng anh đã đánh thức những gì? (0,5 điểm)

A. Tác giả, cây đảo, đại ngàn, không gian, mặt đất.

B. Tác giả, cây đào, đám mây, hạt mưa và mặt đất.

C. Tác giả, đại ngàn, hạt mưa, bầu trời và mặt đất.

D. Tác giả, đại ngàn, hạt mưa, bụi cây và mặt đất.

Câu 3. Những bụi mưa xuân được miêu tả như thế nào? (0,5 điểm)

A. Những hạt mưa xuân long lanh rơi từng giọt, từng giọt trên cành cây, ngọn cỏ.

B. Những làn mưa bụi rơi lất phất như những tấm mạng nhện giăng.

C. Những bụi mưa xuân long lanh không rơi xuống đất được mà cứ bay lửng lơ.

D. Những giọt mưa xuân đang chìm đắm trong hương thơm của những cành đào.

Câu 4. Mùa xuân ở bản Vua Bà có những âm thanh, mùi hương nào? (0,5 điểm)

A. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu, tiếng chim vỗ cánh, hương hoa lan tỏa.

B. Tiếng chim vỗ cánh, tiếng chim hót, hương cây, hoa lan tỏa.

C. Tiếng tiêu, tiếng chim hót, tiếng hát, tiếng khèn bè.

D. Tiếng khèn bè, tiếng tiêu, tiếng chim hót, mùi hương của cây, lá.

................................

................................

................................

Để xem và mua trọn bộ tài liệu vui lòng click: Link tài liệu

ĐỀ THAM KHẢO MIỄN PHÍ

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 - Đề số 2

Đề bài:

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) (35 phút)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cây sồi và cây sậy

Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.

Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:

- Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?

Cây sậy trả lời:

- Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.

Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.

Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau:

1. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)

A. Vì sồi thấy mình vĩ đại.

B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.

C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.

D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.

2. Dựa vào bài tập đọc, khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”: (0,5 điểm)

Thông tin

Trả lời

A. Cây sồi sống thân thiện với đám cây sậy.

Đúng / Sai

B. Cây sậy nhỏ bé nên mới không bị bão thổi đổ .

Đúng / Sai

3. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm)

A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão

B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.

C. Cây sồi bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầu phù sa.

D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.

4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? (0.5 điểm)

A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.

B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.

C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.

D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.

5. Nêu nội dung câu chuyện?(1 điểm)

6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)

7. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy?(0,5 điểm)

A. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi

B. dữ dội, đảo điên, yếu ớt

C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn

D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.

8. Câu: “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông” danh từ là: (1 điểm)

9. Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì?(0,5 điểm)

A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích

B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần trích dẫn.

C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

D. Báo hiệu việc liệt kê sau nó.

10. Tìm từ đơn và từ phức trong câu văn sau: (1 điểm)

Trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội

B. Kiểm tra viết

1. Chính tả: Nghe – viết bài: “Người ăn xin”- Từ (Lúc ấy...nhường nào) (Sách Tiếng Việt 4 tập 1, trang 30) (2 điểm).

2. Tập làm văn: Hãy viết một bức thư gửi người thân (người bạn) ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua. (8 điểm)

Đáp án:

A. Kiểm tra đọc hiểu: (10 điểm)

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

- Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 9.

- Hình thức:

+ Giáo viên ghi tên bài, số trang và câu hỏi vào phiếu.

+ Gọi học sinh lên bốc thăm và về chuẩn bị trong khoảng 2 phút.

+ Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 75 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc đã nêu trong phiếu.

* Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 1 điểm

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng: 1 điểm

c. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu: (7 điểm)

Câu 1: B (0,5 điểm)

Câu 2: A. Sai (0,25 điểm) B. Sai (0,25 điểm)

Câu 3: A (0,5 điểm)

Câu 4: C (0,5 điểm)

Câu 5: (1 điểm) Nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể lại chuyện cây sồi to lớn coi thường đám cây sậy nhỏ bé, yếu ớt. Nhưng khi gặp dông bão cây sồi lại bị quật đổ xuống sống. Không nên coi thường người khác

Câu 6: (1 điểm) HS có thể viết: Em không nên coi thường người khác.

+ Đoàn kết là sức mạnh giúp chiến thắng những thử thách to lớn.

+ Không nên coi thường những người bé nhỏ, yếu đuối hơn chúng ta.

Câu 7: A (0,5 điểm)

Câu 8: (1 điểm): Danh từ là: Cây sồi, bão, gốc, sông.

Câu 9: (0,5 điểm) C

Câu 10: (1 điểm)

- Từ đơn: trời, bỗng, nổi, trận (0,5 điểm)

- Từ phức: cuồng phong, dữ dội (0,5 điểm)

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)

1. Chính tả nghe – viết: (2 điểm) (15 phút)

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn: (8 điểm) (25 phút)

Đánh giá, cho điểm

- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả người.

Lưu ý : Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9 - Đề số 3

I – Bài tập về đọc hiểu

Hòn Đá và Chim Ưng

Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, Chim Ưng làm tổ. Sớm chiều, nó thường đứng bên Hòn Đá to lớn, nhìn xuống những dải mây xa, nhìn xuống biển xanh tít tắp dưới sâu.

Bỗng một hôm, Hòn Đá cất tiếng nói:

- Hỡi Chim Ưng, ta đây cao không kém gì ngươi, nhưng đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi bay xuống dưới sâu kia, thì xem ai tới trước.

Chim Ưng kinh ngạc hỏi:

- Đá không có cánh, làm sao bay được?

- Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi ta tự biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi. Nào, ngươi hãy giúp ta đi!

Chim Ưng lưỡng lự. Hòn Đá nói khích:

- Chẳng lẽ ngươi sợ thua ta hay sao? Chẳng lẽ dòng giống chim ưng thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao ?

Sau một lúc phân vân, Chim Ưng áp sát thân mình rắn chắc vào Hòn Đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn Đá từ từ chuyển động, lăn lộc cộc vài bước khô khốc rồi reo lên:

- A, ta sắp bay rồi! Nào Chim Ưng, ngươi hãy cất cánh cùng ta bay!

Vụt một cái, Hòn Đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim Ưng lao vút theo nhưng không sao theo kịp Hòn Đá. Hòn Đá như không nhìn thấy biển ở dưới, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển tóe lên cao, thế là hết.

Từ đấy, sớm sớm chiều chiều, Chim Ưng thường bay lượn trên đỉnh núi cao, nhìn xuống biển sâu, tưởng nhớ người bạn cũ. Còn Hòn Đá thì mòn mỏi vì năm tháng và sóng đánh cát mài, suốt đời cầu khẩn được trở lại với ngọn núi mẹ yêu quý.

(Theo Vũ Tú Nam)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Vì sao Hòn Đá thách thức Chim Ưng bay xuống dưới sâu?

a- Vì Hòn Đá thích được thi tài bay liệng với Chim Ưng

b- Vì Hòn Đá biết chắc mình bay nhanh hơn Chim Ưng

c- Vì Hòn Đá đã chán cảnh đứng mãi trên núi cao

Câu 2: Vì sao Chim Ưng lưỡng lự không muốn thi tài với Hòn Đá?

a- Vì Chim Ưng sợ thua tài của Hòn Đá

b- Vì Chim Ưng nghĩ Hòn Đá chỉ nói cho vui

c- Vì Chim Ưng nghĩ Hòn Đá không bay được

Câu 3: Hòn Đá bay bằng cách nào?

a- Tự chuyển mình

b- Nhờ Chim Ưng đẩy

c- Nhờ luồn gió thổi

Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì?

a- Không nên kiêu căng thách đố người khác

b- Phải nghĩ kĩ trước khi hành động để khỏi ân hận

c- Không coi thường khả năng của người khác

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Tìm và viết đúng chính tả:

a) – 2 từ láy âm đầu l (M: long lanh)

……………………………………………………

- 2 từ láy âm đầu n (M: nở nang)

……………………………………………………

b) – 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn (M: buôn bán)

……………………………………………………

- 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông (M: ruộng nương)

……………………………………………………

Câu 2: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:

Người ta ai cũng phải có………………Những……………sẽ chắp cánh cho con người vượt qua bao ghềnh thác khó khăn, giúp con người làm nên bao điều kì diệu. Nhưng những……………sẽ níu kéo người ta lại, làm cho con người trở thành nhỏ bé, yếu hèn.

(Từ cần điền: ước muốn tầm thường, ước mơ, ước mơ cao đẹp)

Câu 3: Gạch dưới các động từ trong mỗi dãy từ sau:

a) cho, biếu, đẹp, tặng, sách, mượn, lấy

b) ngồi, ghế, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh

c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp, nhẹ nhàng

Câu 4:

a) Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể lại suy nghĩ của một trong hai nhân vật trong câu chuyện “Hòn Đá và Chim Ưng” sau khi kết thúc câu chuyện :

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

b) Viết đoạn văn (khoảng 5 câu) nhằm thuyết phục bố (hoặc mẹ) đồng ý cho em tham gia lớp học bơi do nhà trường tổ chức trong dịp nghỉ hè.

Gợi ý: Việc học bơi đem lại những lợi ích gì thiết thực (về tinh thần và sức khỏe, về phòng tránh tai nạn đuối nước…)? Người bơi giỏi sẽ có tương lai thế nào? … (Chú ý dùng từ xưng hô phù hợp khi nói với bố, mẹ)

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

I - 1. c 2. c 3. b 4. b

II.

Câu 1: VD:

a) – 2 từ láy âm đầu l: lung linh, lóng lánh

- 2 từ láy âm đầu n: nóng nảy, nôn nao

b) – 2 từ ghép có tiếng chứa vần uôn: buôn làng, mong muốn

- 2 từ ghép có tiếng chứa vần uông: ăn uống, chiều chuộng

Câu 2: Thứ tự cần điền : ước mơ, ước mơ cao đẹp, ước muốn tầm thường

Câu 3: Gạch dưới các động từ :

a) cho, biếu, tặng, mượn, lấy

b) ngồi, nằm, đi, đứng, chạy

c) phấn khởi, lo lắng, hồi hộp

Câu 4: Gợi ý:

a) Tôi nằm lại dưới đáy biển sâu cho sóng đánh cát mài không biết đã bao nhiêu năm tháng. Tôi ân hận vô cùng. Vì kiêu ngạo và ngu ngốc, tôi đã đòi bay nên bây giờ phải nằm lại nơi này. Tôi khát khao trở lại nơi ngọn núi mẹ yêu quý, khát khao gặp lại người bạn cũ Chim Ưng. Nhưng đã quá muộn rồi.

b) Việc học bơi đem lại nhiều lợi ích thiết thực lắm mẹ ạ. Mỗi lần đi bơi về, tinh thần của con sẽ được sảng khoái, thể lực cũng thêm khỏe mạnh. Cô giáo con nói rằng: ai biết bơi thì người đó sẽ tránh được tai nạn đuối nước. Người bơi giỏi còn có thể trở thành vận động viên bơi lội, giành Huy chương Vàng nữa, mẹ ạ. Mẹ đồng ý cho con tham gia vào lớp bơi trong dịp hè này, mẹ nhé!

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14

1 2,772 05/03/2024
Mua tài liệu