Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 6 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 6
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 - Đề số 1
1. Kiến thức trọng tâm
- Em học luyện từ và câu: Luyện tập về động từ.
- Em học về viết bài văn thuật lại một sự việc.
- Em học về tìm hiểu cách viết bài văn kể lại một câu chuyện.
2. Đọc hiểu - Luyện tập
Bảo tàng Dân tộc học
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam giữa Thủ đô Hà Nội là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em. Khu nhà hai tầng có hình dáng như chiếc trống đồng khổng lồ. Đây là nơi trưng bày những bộ sưu tập về từng dân tộc như Thái, Hmông, Ê-đê, Chăm, Khmer,...
Đến đây, ta có thể thấy những đồ vật rất gần gũi với đời sống hằng ngày của các dân tộc. Đây là những con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn. Đây là căn nhà sàn người Thái thấp thoáng những cô gái cồng chiêng, giáo mác cổ kính. Những bức tượng nhà mồ nổi bật nét đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên.
Ngồi trong bảo tàng, ta có thể xem những cuốn phim về lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông hay đám ma của người Mường... Đi thăm khắp bảo tàng, ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung - ngôi nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Theo Hương Thủy
* Dân tộc học: khoa học nghiên cứu về các dân tộc.
Câu 1. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm ở đâu?
A. Nằm ở giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Nằm ở giữa Thủ đô Hà Nội.
C. Nằm ở vùng đồi núi.
D. Nằm ở vùng Tây Bắc.
Câu 2. Những đồ vật nào gần gũi với đời sống hằng ngày của các dân tộc?
A. Con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn, căn nhà sàn.
B. Con dao, cái gùi, chiếc khổ, cồng chiêng, cái chổi rơm.
C. Con dao, cái gùi, chiếc khăn phiêu, giáo mác, tượng nhà mồ.
D. Con dao, cái gùi, pho tượng, cồng chiêng, cây đao.
Câu 3. Khi đi thăm bảo tàng mọi người đã cảm nhận được điều gì?
A. Được sống trong không khí sum vầy, đầm ấm của một ngôi nhà chung.
B. Được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung.
C. Được sống trong không khí vui vẻ, đông đúc của một ngôi nhà chung.
D. Được sống trong không khí hân hoan, đông đúc của một ngôi nhà chung.
Câu 4. Ngồi trong bảo tàng, ta có thể xem được những cuốn phim gì?
A. Các chàng trai Mông ngồi thổi kèn trên vách núi, cô gái Thái ngồi dệt vải.
B. Cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người Mường.
C. Lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cô gái Thái ngồi dệt vải thổ cẩm.
D. Lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người Mường.
................................
................................
................................
Để xem và mua trọn bộ tài liệu vui lòng click: Link tài liệu
ĐỀ THAM KHẢO MIỄN PHÍ
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 - Đề số 2
Đề bài:
Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Ý nghĩa của cuộc sống
Có ba người đàn ông mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống vui vẻ.
- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? – Nhà hiền triết hỏi.
Người đầu tiên nói:
- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.
Người thứ hai nói:
- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.
Người thứ ba nói:
- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.
Nhà hiền triết lắc đầu nói:
- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi, vì các ông sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ, chứ không vì lí tưởng.
(Theo Quà tặng cuộc sống)
a. Tại sao ba người đàn ông lại tìm đến nhà hiền triết?
b. Sau khi ba người trình bày mong muốn của mình, nhà hiền triết đã nói gì?
c. Qua câu chuyện trên, theo em để cuộc sống của mình luôn vui vẻ thì nên làm gì?
Câu 2: Hãy tìm và viết lại danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau vào bảng:
Nhiều người vẫn nghĩ loài cây bao báp kì diệu chỉ có ở Châu Phi. Nhưng thực ra tại châu lục đen chỉ có duy nhất một loài bao báp. Còn trên đảo Ma-đa-ga-xca ở Ấn Độ Dương có tới bảy loài bao báp. Một loài trong số đó còn được trồng thành đồn điền, vì từ hạt của nó có thể chế được loại bơ rất ngon và bổ dương.
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu thành ngữ, tục ngữ nói đến tính trung thực và lòng tự trọng.
(thẳng, rách, ngay, chết, đắng, đói)
a. Ăn … ở thẳng.
b. … như ruột ngựa.
c. Thuốc … dã tật.
d. Cây ngay không sợ … đứng.
e. … cho sạch, … cho thơm.
Câu 4: Tìm các từ đồng nghĩa với từ tự trọng.
Câu 5: Tìm các từ ghép và từ láy nói về tính trung thực của con người và điền vào bảng sau:
Câu 6: Viết một đoạn văn kể về một việc làm thể hiện tính trung thực của một người mà em biết.
Đáp án:
Câu 1:
a. Vì họ muốn hỏi nhà hiền triết làm thế nào để bản thân sống được vui vẻ.
b. Nhà hiền triết đã nói họ sống không được vui vẻ vì họ sống chỉ vì sợ hãi, chờ đợi, trách nhiệm bất đắc dĩ chứ không vì lí tưởng.
c. Chúng ta nên sống vui vẻ, lạc quan, sống có lí tưởng.
Câu 2:
Danh từ chung |
Danh từ riêng |
Người, loài cây, bao báp, châu lục, loài, đảo, đồn điền, hạt, loại, bơ. |
Châu Phi, Ma-đa-ga-xca, Ấn Độ Dương. |
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu thành ngữ, tục ngữ nói đến tính trung thực và lòng tự trọng.
(thẳng, rách, ngay, chết, đắng, đói)
a. Ăn ngay ở thẳng.
b. Thẳng như ruột ngựa.
c. Thuốc đắng dã tật.
d. Cây ngay không sợ chết đứng.
e. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 4: - Tự tôn, tự tin, trung thành, trung thực, trong sáng, hiên ngang, bất khuất.
Câu 5:
Từ ghép có chứa tiếng thẳng |
Từ láy có chứa tiếng thẳng |
Ngay thẳng, |
Thẳng thắn, |
Câu 6:
Bài tham khảo
Câu chuyện xảy ra vào đúng ngày hôm ấy khi lớp tôi có bài kiểm tra 15 phút môn lịch sử. Vì cô cho thi bất ngờ nên có nhiều bạn không kịp ôn lại bài cũ trong đó có cả tôi. Đang loay hoay không biết làm thế nào với bài thi này vì tôi rất sợ bị mẹ la nếu điểm kém. Nhìn sang bên cạnh thấy Hoàng cũng đang cắn bút suy nghĩ. Có vẻ như cậu ấy cũng chưa kịp học bài cũ. Tôi nảy ra ý định sẽ quay cóp bài ở quyển vở trong ngăn bài. Tôi nháy Hoàng cùng chép nhưng cậu ấy nhất định không chép. Mặc kệ cậu ấy tôi cố chép thật nhanh cho kịp kẻo hết giờ. Hôm sau thầy trả bài, cậu ấy được chỉ được có 2 điểm, tôi được tận 8 nhưng sao tôi cứ cảm thấy ân hận và xấu hổ về hành vi quay cóp bài của mình. Tôi cảm thấy mình không xứng đáng với điểm cao đó. Tôi đã quyết định thú nhận tất cả với cô giáo và xin cô cho làm lại bài kiểm tra cũng như chịu phạt về hành vi của mình. Sau sự việc lần ấy tôi thấy Hoàng chăm chỉ hơn, thêm yêu quý bạn ấy hơn về đức tính trung thực, ngay thẳng, thật thà.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6 - Đề số 3
Đề bài:
Câu 1:
Đọc lại câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” và cho biết An-đrây-ca là cậu bé như thế nào?
a) An-đrây-ca rất yêu thương ông,chính bởi vì vậy mà em vẫn mãi luôn dằn vặt bản thân mình về cái chết của ông
b) An-đrây-ca là cậu bé mải chơi, ham vui và vô trách nhiệm trước sự sống chết của người khác
c) An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của chính bản thân mình
d) An-đrây-ca là cậu bé hèn nhát, yếu đuối, bao nhiêu năm qua vẫn không quên được cái chết của ông
Câu 2:
Ý nghĩa của câu chuyện Chị em tôi?
A. Câu chuyện là lời khuyên học sinh nên biết sống tiết kiệm, không nên mải chơi, tốn kém tiền bạc của bố mẹ.
B. Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.
C. Câu chuyện là lời khuyên học sinh nên sống nhân hậu, yêu thương và sống chan hòa với những người xung quanh mình.
D. Câu chuyện là lời khuyên học sinh nên biết bảo vệ môi trường, bởi vì môi trường đang ngày ngày bị hủy hoại bởi những hoạt động của con người
Câu 3:
Điền vào chỗ trống những tiếng có chứa âm đầu là s hoặc x để hoàn thiện đoạn văn sau:
Mùa thu phương bắc có vẻ đẹp yêu kiều của mặt hồ phẳng lặng, nước trong veo, …. biêng biếc. Còn ở đây, miền quê châu thổ …. Cửu Long, gió …. hiu hiu, mặt nước lao xao …. bóng nắng.
Câu 4:
Điền vào chỗ trống những tiếng có chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã để hoàn thiện đoạn văn sau:
Đến phiên chợ Tết, … con thường thích theo mẹ đi chợ. Ở đó thật hấp …., ngoài các đồ chơi, còn có nhiều tranh….rất ngộ ….
Câu 5:
Cho các danh từ sau đây em hãy sắp xếp chúng vào hai loại danh từ chung và danh từ riêng
Sông, Cửu Long, vua, Lê Lợi, thành phố, Hồ Chí Minh, tỉnh, Hải Dương, bạn gái, Ngọc Lan
Danh từ chung |
Danh từ riêng |
|
|
Câu 6:
Trong các câu ca dao dưới đây các danh từ riêng đều chưa được viết hoa, em hãy phát hiện các danh từ riêng chưa được viết hoa đó
a.
đồng đăng có phố kì lừa
có nàng tô thị có chùa tam thanh
b.
Sâu nhất là sông bạch đằng
Ba lần giặc đến,ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi lam sơn
Có ông lê lợi trong ngàn bước ra
Câu 7:
Em hãy điền các từ gợi ý vào chỗ trống để được một câu hoàn chỉnh
Nhóm hài lớp em luôn là ……. của sự chú ý
Các chiến sĩ Việt Nam luôn …….. với Tổ quốc.
Phạm Hồng Thái là một chiến sĩ cách mạng ………
………. là dịp mà trẻ con háo hức mong chờ nhất trong năm
(Từ gợi ý: trung tâm, Trung thu, trung thành, trung kiên)
Câu 8:
Ghép các nghĩa ở bên trái với các từ ở bên phải sao cho phù hợp
Nghĩa |
Từ |
1. Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó |
a. Trung thành |
2. Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi |
b. Trung hậu |
3. Một lòng một dạ vì việc nghĩa |
c. Trung kiên |
4. Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một |
d. Trung thực |
5. Ngay thẳng, thật thà |
e. Trung nghĩa |
Câu 9:
Em hãy sắp xếp các sự việc sau đây theo đúng thứ xuất hiện trong truyện Ba lưỡi rìu
(1) Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng.
(2) Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng cho chàng cả ba lưỡi rìu.
(3) Một chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.
(4) Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc
(5) Một cụ già hiện ra hứa sẽ vớt giúp.
(6) Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt.
Câu 10:
Lựa chọn một bức tranh trong truyện “Ba lưỡi rìu” sau đó kể lại thành một đoạn văn
Trả lời:
Câu 1:
Câu chuyện cho ta thấy:
a) An-đrây-ca rất yêu thương ông,chính bởi vì vậy mà em vẫn mãi luôn dằn vặt bản thân mình về cái chết của ông
c) An-đrây-ca rất có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với lỗi lầm của chính bản thân mình
Câu 2:
Ý nghĩa của câu chuyện Chị em tôi:
Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối. Nói dối là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, sự tôn trọng của mọi người đối với mình.
Đáp án đúng: B.
Câu 3:
Mùa thu phương bắc có vẻ đẹp yêu kiều của mặt hồ phẳng lặng, nước trong veo, xanh biêng biếc. Còn ở đây, miền quê châu thổ sông Cửu Long, gió sớm hiu hiu, mặt nước lao xao bóng nắng.
Câu 4:
Đến phiên chợ Tết, trẻ con thường thích theo mẹ đi chợ. Ở đó thật hấp dẫn, ngoài các đồ chơi, còn có nhiều tranh vẽ rất ngộ nghĩnh.
Câu 5:
Danh từ chung |
Danh từ riêng |
sông, vua, thành phố, tỉnh, bạn gái
|
Cửu Long, Lê Lợi, Hồ Chí Minh, Hải Dương, Ngọc Lan |
Câu 6:
a.
đồng đăng có phố kì lừa
có nàng tô thị có chùa tam thanh
Sửa lại: Đồng Đăng, Kì Lừa, Tô Thị, Tam Thanh
b.
Sâu nhất là sông bạch đằng
Ba lần giặc đến,ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi lam sơn
Có ông lê lợi trong ngàn bước ra
Sửa lại: Bạch Đằng, Lam Sơn, Lê Lợi
Câu 7:
Nhóm hài lớp em luôn là trung tâm của sự chú ý
Các chiến sĩ Việt Nam luôn trung thành với Tổ quốc.
Phạm Hồng Thái là một chiến sĩ cách mạng trung kiên
Trung thu là dịp mà trẻ con háo hức mong chờ nhất trong năm
Câu 8:
1 – a: Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó: Trung thành
2 – c: Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi: Trung kiên
3 – e: Một lòng một dạ vì việc nghĩa: Trung nghĩa
4 – b: Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một: Trung hậu
5 – d: Ngay thẳng, thật thà: Trung thực
Đáp án đúng: 1 – a, 2 – c, 3 – e, 4 – b, 5 – d
Câu 9:
Trình tự các sự việc trong Ba lưỡi rìu:
(3) Một chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.
(5) Một cụ già hiện ra hứa sẽ vớt giúp.
(1) Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng.
(4) Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc
(6) Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt
(2) Cụ già khen chàng trai thật thà và tặng cho chàng cả ba lưỡi rìu.
Câu 10:
a) Tranh 1
Xưa ở một khu rừng nọ có chàng tiều phu nghèo, quanh năm suốt tháng chăm chỉ đốn củi mưu sinh. Gia sản của chàng chỉ có duy nhất một lưỡi rìu bằng sắt là đáng giá. Sáng hôm ấy, chàng tiều người để trần, thân hình vạm vỡ, quấn khăn mỏ rìu đang hăng say đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị tuột khỏi cán văng xuống sông. Anh chàng buồn rầu than rằng: “Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay mất rìu thì sống thế nào đây?”
b) Tranh 2:
Chàng tiều phu ngồi than trách số phận của mình thì bỗng nhiên có một cụ già râu tóc bạc phơ, đôi mắt sáng và hiền hậu hiện lên. Cụ mỉm cười và từ tốn hỏi anh chàng:
- Cháu có chuyện gì mà buồn bã vậy?
- Thưa cụ, nhà cháu nghèo lắm, cháu chỉ có một lưỡi rìu làm kế sinh nhai, kiếm sống qua ngày vậy mà giờ cũng không còn nữa. Vì cháu sơ ý nên đã làm văng lưỡi rìu xuống sông rồi.
- Tưởng chuyện gì, cháu đừng buồn nữa, ta sẽ giúp cháu vớt lưỡi rìu lên.
Chàng trai mừng mỡ, chắp tay cảm tạ ông cụ hiền lành lại tốt bụng.
c) Tranh 3:
Nói vậy, cụ già bèn lặn xuống sông tìm lưỡi rìu cho chàng trai. Một lát sau cụ già ngoi lên trên tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng sáng chói lóa.
- Lưỡi rìu của con đây phải không?
Chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu trên tay ông cụ, gương mặt buồn bã, thật thà xua tay đáp:
- Đây không phải lưỡi rìu của con ạ.
d) Tranh 4:
Lần thứ hai, cụ già lại lặn xuống dưới sông tìm rìu. Lần này, ông cụ ngoi lên với một lưỡi rìu bằng bạc sáng lấp lánh trên tay.
- Lưỡi rìu này của con chứ?
Nhìn lưỡi rìu bằng bạc, chàng trai vẫn xua tay, giọng buồn rầu đáp:
- Lưỡi rìu này cũng không phải của con ạ.
e) Tranh 5:
Lần thứ ba cụ già ngoi lên mặt nước với một lưỡi rìu sắt, mỉm cười hỏi chàng trai:
- Lưỡi rìu này của con phải không?
Chàng trai lúc này mới mừng rỡ reo lên:
- Đây mới chính là lưỡi rìu của con
f) Tranh 6:
Ông cụ đưa cho chàng cả ba lưỡi rìu, xoa đầu chàng tiều phu nghèo khổ, ánh mắt trìu mến nói với chàng trai rằng:
- Con là một chàng trai trung thực và thật thà. Ta tặng cho con cả ba lưỡi rìu này.
Chàng trai cảm tạ ông cụ, đỡ lấy ba lưỡi rìu. Khi chàng còn đang cúi xuống cảm tạ ông cụ thì ông cụ đã biến mất từ khi nào.
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 7
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 8
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 9
Xem thêm các chương trình khác: