Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 29 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 29
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29 - Đề số 1
Đề bài:
I - Bài tập về đọc hiểu
Mò bào ngư đáy biển
Bố giỏi nghề lặn biển. Chính bố truyền nghề cho tôi. Hằng năm, đến độ cuối xuân sang hè là mùa bào ngư (1). Bố lại lặn biển mò bào ngư. Cứ như bố nuôi vỗ nó ở góc biển này.
Và đây là lần đầu tiên tôi lặn mò bào ngư với bố.
Thoạt đầu, chân tay tôi còn chới với như con chẫu choàng giữa lưng chừng tầng nước. Sau tôi mới quen dần, quen dần.
Soi kính nhìn xuống đáy, tôi như là lạc giữa vùng hang động kì dị. Ghềnh đá kéo ra tận đây, chạy ngầm xuống biển. Đây là hình cóc nhảy, hình voi phục, kia là tượng những vị thần đáy biển, và kia nữa: mầm núi mới nhú lên giữa cát, bùn, rêu xanh và san hô lóng lánh…
Noi theo từng bước chân khẽ khàng của bố, tôi đưa tay xê dịch một rẻo đá ngầm nhỏ bằng chiếc nồi úp. Hai con bào ngư hình trái xoan, bằng miệng thìa canh dán hình mình xuống cát. Lúc những ngón tay tôi chụm lên lưng con này, con kia vội vàng chạy cuống cuồng. Bốn chân và đầu nó ló ra màu hồng trong suốt. Đây là hai con bào ngư đầu tiên tự tay tôi bắt được. Tôi sẽ giữ mãi hai chiếc vỏ của nó với màu sắc lóng lánh hồng, tía, biếc, rực rỡ, không phai.
(Nguyễn Quang Sáng)
(1) Bào ngư: ốc biển, vỏ đẹp, thịt là món ăn ngon và bổ
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Bố bạn nhỏ làm nghề gì?
a- Đánh cá trên biển
b- Lặn biển tìm san hô
c- Lặn biển mò bào ngư
2. Hình ảnh bạn nhỏ khi bắt đầu lặn xuống biển được miêu tả như thế nào?
a- Tung tăng như một con cá được thả vào nước
b- Chân tay chới với như con chẫu chàng giữa lưng chừng tầng nước
c- Khéo léo lách từ chỗ này sang chỗ khác như một chú nhái bén
3. Quan sát những sự vật kì lạ dưới đáy biển, bạn nhỏ cảm thấy thế nào?
a- Như lạc giữa vùng hang động kì dị
b- Như thấy núi chạy ngầm xuống biển
c- Như lạc vào nơi của các vị thần biển
4. Vì sao bạn nhỏ muốn giữ mãi hai chiếc vỏ bào ngư?
a- Vì đó là vỏ của hai con bào ngư có vỏ đẹp chưa từng thấy
b- Vì đó là hai con bào ngư đầu tiên tự tay bạn nhỏ bắt được
c- Vì đó là vỏ của hai con bào ngư lần đầu bạn nhỏ thấy
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1.
a) Viết lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống tr hoặc ch:
(1) Ngay…ong buổi…ào cờ đầu tuần, cô hiệu…ưởng nhà …ường đã phát động phong …ào thi đua “Nói lời hay- Làm việc tốt”.
(2) Mặt…..ời vừa tắt ánh nắng…ói…ang, những vệt khói lam ….iều đã tỏa lan….ơi vơi sau lũy …e làng.
b) Viết lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống tiếng chứa êt hoặc êch:
(1) Áo quần bạc…..………/……………………….
(2) Ăn mặc………….. nhác/………………………..
(3) Anh em đoàn…………/………………………..
(4) Ngọc không tì………../……………………….
Câu 2.
a) Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh lời giải câu đố về địa danh
(1) Ở đâu có lắm mỏ than?
(Tỉnh……………………….)
(2) Ở đâu đồng lúa bạt ngàn mênh mông?
(Đồng bằng sông…………………)
(3) Ở đâu có cảng Nhà Rồng?
(Thành phố……………………….)
(4) Ở đâu sương phủ rừng thông sớm chiều?
(Thành phố ……………………….)
(5) Ở đâu quê Bác kính yêu?
(Xã Kim Liên,……………,………….)
(6) Ở đâu gang thép rất nhiều – Đố em?
(Khu gang thép………………………..)
b) Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Khách……………………khắp nơi đều rất thích đến……………….ở vịnh Hạ Long. Từng đoàn……………ngồi trên các………………..ra thăm đảo. Nơi đây còn có hòn đảo mang tên nhà………….vũ trụ người Nga: Giéc-man Ti-tốp.
(Từ ngữ cần điền: du lịch, du hành, du khách, du ngoạn, du thuyền)
Câu 3.
a) Gạch dưới những lời đề nghị lịch sự trong số những câu sau:
(1) Dũng đứng tránh ra!
(2) Dũng làm ơn cho chị đi nhờ một tí nào!
(3) Chị bảo Dũng tránh ra!
(4) Dũng có thể tránh ra cho chị đi nhờ được không?
(5) Mẹ phải cho con đi chơi đấy!
(6) Mẹ ơi, mẹ cho con đi chơi một tí, mẹ nhé!
(7) Mẹ cho con đi chơi một tí được không, hả mẹ?
(8) Mẹ không cho con đi chơi à?
b) Ghi lại câu nói lịch sự phù hợp với mỗi yêu cầu sau:
(1) Hỏi một người qua đường đường đến bến xe.
(2) Nhắc người bạn vứt vỏ hộp sữa vào thùng rác công cộng bên đường
Câu 4. Dựa vào gợi ý, hãy lập dàn ý cho bài văn tả một con vật nuôi trong nhà mà em quan sát được.
Gợi ý: a) Mở bài (Giới thiệu con vật em chọn tả). VD: Đó là con gì, được nuôi từ bao giờ, hiện nay ra sao?....
b) Thân bài – Hình dáng: Trông cao to hay thấp bé? To nhỏ bằng chừng nào, giống vật gì? Màu da (hoặc lông) con vật thế nào? Các bộ phận chủ yếu (đầu, mình, chân, đuôi…) có nét gì đặc biệt? (VD: Có sừng hay mỏ ở đầu ra sao? Đôi tai thế nào? Mắt, mũi có gì đặc biệt?...)
- Tính nết, hoạt động: biểu hiện qua việc ăn, ngủ, đi đứng, chạy nhảy… ra sao? Điều đó gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì (về thói quen, tính nết của con vật)?
c) Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về con vật được tả.
Đáp án:
I - Bài tập về đọc hiểu
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. c- Lặn biển mò bào ngư
2. b- Chân tay chới với như con chẫu chàng giữa lưng chừng tầng nước
3. a- Như lạc giữa vùng hang động kì dị
4. b- Vì đó là hai con bào ngư đầu tiên tự tay bạn nhỏ bắt được
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1.
a)
(1) Ngay trong buổi chào cờ đầu tuần, cô hiệu…ưởng nhà …ường đã phát động phong trào thi đua “ Nói lời hay- Làm việc tốt”.
(2) Mặt trời vừa tắt ánh nắng chói chang, những vệt khói lam chiều đã tỏa làm chơi vơi sau lũy tre làng.
b)
(1) Áo quần bạc phếch
(2) Ăn mặc nhếch nhác
(3) Anh em đoàn kết
(4) Ngọc không tì vết
Câu 2:
a. (1) Ở đâu có lắm mỏ than?
(Tỉnh Quảng Ninh)
(2) Ở đâu đồng lúa bạt ngàn mênh mông?
(Đồng bằng sông Cửu Long)
(3) Ở đâu có cảng Nhà Rồng?
(Thành phố Hồ Chí Minh)
(4) Ở đâu sương phủ rừng thông sớm chiều?
(Thành phố Đà Lạt)
(5) Ở đâu quê Bác kính yêu?
(Xã Kim Liên, Nam Đàn- Nghệ An)
(6) Ở đâu gang thép rất nhiều – Đố em?
(Khu gang thép Thái Nguyên)
b. Khách du lịch khắp nơi đều rất thích đến du ngoạn ở vịnh Hạ Long. Từng đoàn du khách ngồi trên các du thuyền ra thăm đảo. Nơi đây còn có hòn đảo mang tên nhà du hành vũ trụ người Nga: Giéc-man Ti-tốp.
Câu 3:
a) Gạch dưới đề nghị 2, 4, 6 ,7
b) Ghi lại câu nói lịch sự phù hợp với mỗi yêu cầu sau:
(1) Hỏi một người qua đường đường đến bến xe: Bác ơi, bác làm ơn chỉ cho cháu đường đến bến xe buýt với ạ.
(2) Nhắc người bạn vứt vỏ hộp sữa vào thùng rác công cộng bên đường: Bạn nên vứt nó vào thùng rác công cộng để giữ cho con đường sạch sẽ
Câu 4:
I. Mở bài:
- Giới thiệu chung về đối tượng:
- Gia đình em có nuôi một chú mèo rất đẹp, ngày ngày em luôn dành thời gian chăm sóc và chơi đùa với chú mèo đáng yêu này và coi nó như một người bạn động vật đặc biệt của mình.
II. Thân bài:
a. Tả khái quát:
Chú mèo nhà em được đặt cho một cái tên rất ngộ nghĩnh: “Bún” một phần là bởi em rất yêu bún nhưng còn là bởi chú mèo nhà em có bộ lông trắng muốt trông rất đẹp.
b. Tả chi tiết:
- Chú có bộ lông mềm, dày, trắng muốt, lúc nào em cũng muốn được ôm chú vào lòng mà vuốt ve âu yếm
- Cái đầu tròn tròn với hai cái tai nhỏ xinh như hai chiếc là lúc nào cũng dựng đứng lên làm em thấy nhớ vô cùng mỗi khi xa nhà không được gặp.
- Nếu như chó có cái mũi thính thì mèo có cái mắt tinh nhạy, chú mèo nhà em cũng không phải một ngoại lệ. Đôi mắt mèo bình thường trông thật hiền nhưng đến mỗi đêm đi săn mồi, đôi mắt ấy sáng lên đầy vẻ tinh ranh.
- Bốn chân thon nhỏ của chú leo trèo thoăn thoắt, nhiều khi chính bởi cái tinh nghịch đó mà chú bị em phạt vì đã trèo lên bàn học cào sách vở của em.
- Bún nhà em tuy nghịch ngợm một tẹo nhưng lại rất biết nghe lời mọi người trong nhà, bị mắng là không dám phá phách đồ trong nhà nữa.
- Khác với nhiều chú mèo khác, Bún nhà em lại là một con mèo sợ chuột điển hình, nhà có chuột là không dám bắt, lúc nào cũng leo lên bậu cửa sổ nằm sưởi nắng, ngoe nguẩy cái đuổi trắng muốt xinh xắn, mềm mượt.
- Em rất thích ôm Bún vì nó rất ấm và mềm mại, nhiều khi lỡ ngủ quên mất trên ghế, nằm mơ những giấc mơ đẹp, ở đó có Bún đang chơi cùng em…
III. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với chú mèo
- Mới ngày nào còn lạ lùng mà giờ đây Bún đã trở thành một người bạn không thể thiếu trong gia đình em, một thành viên nghịch ngợm nhất nhưng ai cũng yêu quý.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29 - Đề số 2
Đề bài
Câu 1: Trong bài Đường đi Sa Pa, cảnh đẹp trên đường đi lên Sa Pa có gì đẹp?
1. Những đám mây trắng nhỏ |
a. tựa mây trời |
2. Thác nước trắng xóa |
b. Sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo |
3. Những rừng cây |
c. rực lên như ngọn lửa |
4. Những bông hoa chuối |
d. âm âm |
5. mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường |
e. con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ |
Câu 2: Trong bài Đường đi Sa Pa, vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên”?
A. Vì tới Sa Pa sẽ mua được rất nhiều sản vật quý hiếm làm quà đem về
B. Vì người dân ở đây vô cùng yêu thiên nhiên
C. Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạnh lùng, hiếm có.
D. Vì Sa Pa mỗi mùa khách du lịch tới thăm quan đều được dọn dẹp, cải tạo cho đẹp hơn
Câu 3: Trong mỗi khổ thơ sau, vầng trăng gắn với một đối tượng cụ thể, đó là những gì, những ai?
1. Trăng ơi … từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Bạn nào đá lên trời. |
a. đường hành quân, chú bộ đội, góc sân vàng |
2. Trăng ơi ….từ đâu đến? Hay từ lời mẹ ru Thương Cuội không được học Hú gọi trâu đến giờ! |
b. sân chơi, quả bóng |
3. Trăng ơi…. từ đâu đến Hay từ đường hành quân Trăng soi chú bộ đội Và soi vàng góc sân. |
c. lời mẹ ru, chú Cuội |
Câu 4: Ý nghĩa bài thơ Trăng ơi…từ đâu đến?
A. Thể hiện tình cảm, sự yêu mến và cái nhìn độc đáo của tác giả đối với trăng. Từ đó bộc lộ tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước của tác giả.
B. Yêu trăng theo cách độc đáo và kêu gọi mọi người hãy bảo vệ ánh trăng
C. Trăng ở quên hương tác giả là đẹp nhất
D. Ánh trăng ở quê hương tác giả thật đặc biệt, không giống như ở những nơi khác
Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết đúng chính tả?
a) Chán nản
b) Trán nản
c) Cái trán
d) Trạm trổ
e) Trạm tay
f) Chân thành
g) Chân trọng
Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào mắc lỗi chính tả?
a) Nhếch nhác
b) Trắng bệt
c) Chấm hết
d) Con rếch
e) Liên kết
f) Nết na
Câu 7: Ý nghĩa của câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng?
A. Phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
B. Phải chơi với Đại Bàng Núi mới có được đôi cánh để bay xa như vậy.
C. Chê trách Ngựa Trắng đã lớn mà vẫn còn thích dựa dẫm vào mẹ
D. Khuyên con người ta không nên chơi với loài sói, vì chúng rất gian xảo và độc ác.
Câu 8: Em hiểu Đi một ngày đàng, học một sàng khôn nghĩa là gì?
A. Đi bộ rất có ích cho việc rèn luyện sức khỏe
B. Đi nhiều nơi sẽ giúp con người ta mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, trưởng thành hơn
C. Đi đâu xa phải mua một cái sàng về thì mới khôn được
D. Đi xa không thể khiến con người ta khôn ngoan được, muốn khôn ngoan, hiểu biết rộng chỉ có cách là học tập trong sách vở
Câu 9: Trong các câu sau, câu nào giữ được phép lịch sự khi yêu cầu, đề nghị người khác giúp đỡ mình?
A. Chiều nay, chị đón em nhé!
B. Chiều nay, chị phải đón em đấy!
C. Chiều nay, đi xe tới đón em!
D. Đúng 5 giờ phải có mặt ở cổng trường!
Câu 10: Tóm tắt mẩu tin đăng trên báo Nhi đồng số 13 ra thứ 4 ngày 30-3-2005 sau bằng 1 – 2 câu:
“Ngày 20-3-2005, tại quận đoàn Tân Phú đã diễn ra vòng loại “Hội thi Chỉ huy Đội giỏi năm 2004 – 2005.” 122 Chỉ huy Đội của 7 trường cùng so tài qua phần thi kiến thức, kĩ năng, thực hành nghi thức Đội (có sửa đổi) và năng khiếu chỉ huy Đội. Qua hội thi này, Hội đồng Đội quận sẽ chọn ra những chỉ huy đội xuất sắc nhất để tham dự hội thi cấp thành phố.”
Đáp án:
Câu 1:
1 – b: Những đám mây trắng nhỏ - Sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo
2 – a: Thác nước trắng xóa - tựa mây trời
3 – d: Những rừng cây - âm âm
4 – c: Những bông hoa chuối - rực lên như ngọn lử
5 – e: mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường - con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ
Đáp án đúng: 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c, 5 – e
Câu 2:
Tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng diệu kì” của thiên nhiên vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạnh lùng, hiếm có.
Đáp án đúng: C.
Câu 3:
- Khổ 3: Vầng trăng gắn liền với sân chơi, quả bóng
- Khổ 4: Vầng trăng gắn liền với lời mẹ ru, với chú Cuội
- Khổ 5: Vầng trăng gắn liền với đường hành quân, chú bộ đội, góc sân vàng
Đáp án đúng: 1 – b, 2 – c, 3 – a
Câu 4:
Ý nghĩa bài thơ Trăng ơi…từ đâu đến?
Thể hiện tình cảm, sự yêu mến và cái nhìn độc đáo của tác giả đối với trăng. Từ đó bộc lộ tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước của tác giả.
Đáp án đúng: A.
Câu 5:
Các từ viết đúng chính tả là:
- chán nản
- cái trán
- trạm trổ
- chân thành
Sửa lại một số trường hợp viết sai chính tả: trán nản -> chán nản, trạm tay -> chạm tay, chân trọng -> trân trọng
Câu 6:
Các trường hợp mắc lỗi chính tả là:
- trắng bệt
- con rếch
Sửa lỗi: trắng bệt -> trắng bệch,con rếch -> con rết
Câu 7:
Ý nghĩa câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng đó là: Phải mạnh dạn đi đó đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
Đáp án đúng: A.
Câu 8:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn nghĩa là đi nhiều nơi sẽ giúp con người ta mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, trưởng thành hơn
Đáp án đúng: B.
Câu 9:
Trong các câu đã cho, câu giữ được phép lịch sự khi yêu cầu, đề nghị người khác giúp đỡ mình là câu:Chiều nay, chị đón em nhé! Vì câu này có từ xưng hô đầy đủ chị - em, lại có từ nhé thể hiện quan hệ thân thiết gần giữa hai người
Những câu còn lại không thể hiện được phép lịch sự trong khi giao tiếp, bởi cách nói trống không, thiếu từ xưng hô, hơn thế lại có thể từ phải mang tính chất ra lệnh, ép buộc vừa vô lễ, lại không thể hiện được phép lịch sự trong giao tiếp
Đáp án đúng: A. Chiều nay, chị đón em nhé!
Câu 10:
Ngày 20-3-2005, tại quận đoàn Tân Phú đã diễn ra vòng loại “Hội thi Chỉ huy Đội giỏi năm 2004 – 2005, có 122 Chỉ huy Đội của 7 trường tham dự. Sau hội thi Hội đồng Đội quận sẽ chọn những người giỏi nhất để tham gia hội thi cấp thành phố.
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32
Xem thêm các chương trình khác: