Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 28 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 1,503 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 28

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 - Đề số 1

Đề bài:

A- Kiểm tra đọc

I- Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)

Đọc một trong số các đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học (SGK) và trả lời câu hỏi (TLCH); sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở phần II (Giải đáp – Gợi ý)

(1) Trống đồng Đông Sơn (từ Niềm tự hào đến có gạc)

TLCH: Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?

(2) Sầu riêng (từ Sầu riêng đến kì lạ)

TLCH: Hương vị của sầu riêng được miêu tả quyến rũ như thế nào?

(3) Hoa học trò (từ Nhưng hoa càng đỏ đến bất ngờ dữ vậy)

TLCH: Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

(4) Đoàn thuyền đánh cá (3 khổ thơ cuối)

TLCH: Em thích hình ảnh nào trong 3 khổ thơ trên? Vì sao?

(5) Con sẻ (từ Con chó chậm rãi đến khản đặc)

TLCH: Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?

II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Cậu bé nạo ống khói

Trước cổng trường, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng và cậu khóc nức nở.

Có hai, ba nữ sinh đi qua. Họ lại gần hỏi tại sao cậu khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi:

- Kìa nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao lại khóc?

Cậu bé bỏ tay xuống, để lộ khuôn mặt trông rất hiền hậu. Cậu bé kể lại việc cậu vừa đi nạo ống khói kiếm được ba hào nhưng chẳng may vô ý bỏ tiền vào cái túi quần bị thủng nên rơi mất. Bây giờ cậu không dám về nhà vì sợ chủ đánh. Nói rồi cậu càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng.

Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh lấy hai đồng xu trong túi ra và nói:

- Mình chỉ có hai xu, nhưng chúng ta góp nhau lại.

Một bạn khác cũng nói: “Mình cũng có hai xu đây. Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào !”. Một vài cô nữ sinh mang tiền đi mua vở và mua hoa liền vội vàng đem tiền đến….

Số tiền ba hào đã đủ nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền cũng đem cho những chùm hoa nhỏ, gọi là cũng góp phần mình.

Bác gác cổng chạy tới, nói to: “Bà hiệu trưởng đến”. Tức thì các học sinh bỏ chạy tứ tung như một đàn chim sẻ. Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố lau nước mắt. Không những hai tay cậu đầy cả xu mà trong túi áo và cả mũ của cậu có không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ.

(Theo A-mi-xi)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và làm bài tập (câu 8)

1. Dòng nào dưới đây gồm các chi tiết tả ngoại hình cậu bé nạo ống khói?

a- Người cậu đen ngòm những bồ hóng; khuôn mặt trông rất hiền hậu

b- Đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay; khóc nức nở mãi

c- Khuôn mặt trông rất hiền hậu; khóc thảm thiết, như kẻ tuyệt vọng

2. Chuyện gì xảy ra với cậu bé nạo ống khói?

a- Đi nạo ống khói và bị lạc, không tìm được đường về nhà

b- Đánh rơi mất tiền, sợ về nhà bị chủ đánh, khóc thảm thiết

c- Không kiếm được tiền vì không có ai thuê nạo ống khói

3. Các bạn nữ sinh đã làm những gì để giúp đỡ cậu bé?

a- Hỏi cậu vì sao lại đứng khóc; an ủi cậu, khuyên cậu đừng sợ

b- Quyên góp tiền để giúp cậu; đem cho cậu những chùm hoa nhỏ

c- Hỏi cậu vì sao lại đứng khóc; cho cậu những chùm hoa nhỏ

4. Câu chuyện kết thúc như thế nào?

a- Các nữ sinh ném cho cậu bé một ít tiền rồi vội vàng chạy đi

b- Cậu bé mỉm cười vui sướng; hai tay đầy xu, túi áo và mũ có nhiều hoa

c- Cậu bé lau nước mắt, hai tay cậu đầy xu, túi áo và mũ có nhiều chùm hoa.

5. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện?

a- Chung lưng đấu cật

b- Nhường cơm sẻ áo

c- Một miếng khi đói bằng một gói khi no

6. Câu “Bây giờ cậu không dám về nhà vì sợ chủ đánh.” thuộc kiểu câu nào em đã học?

a- Ai làm gì?

b- Ai thế nào?

c- Ai là gì?

7. Dòng nào dưới đây nêu đúng chủ ngữ của câu “Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh lấy hai đồng xu trong túi ra và nói”?

a- Một nữ sinh

b- Một nữ sinh đội cái mũ

c- Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh

8. Gạch dưới 3 tính từ trong dãy từ sau: khóc, hiền hậu, thảm thiết, tuyệt vọng, vội vàng, nho nhỏ, thổi, nhô

B- Kiểm tra viết

I- Chính tả nghe- viết (5 điểm)

Vườn cải

Bốn luống cải chạy đều một hàng. Màu xanh tươi tắn giãi lên trên màu đất vàng sẫm. Có luống vừa bén chân, mới trổ được đôi ba tờ lá bé. Những mảnh lá xanh rờn có khía răng cưa chu vi, khum xuống sát đất. Cũng có luống những tàu lá cải đã vổng cao, khía lá rách mạnh vào chiều sâu. Ở giữa chòm lá xòe, vươn lên một cái thân dài mụ mẫm và phấn trắng. Đầu thân lơ thơ những chùm hoa nhỏ.

(Theo Tô Hoài)

II- Tập làm văn (5 điểm)

Tả một cây hoa mà em yêu thích

Đáp án:

A- Kiểm tra đọc

I- Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (5 điểm)

Các em chú ý đọc và trả lời câu hỏi như sau:

(1) Trống đồng Đông Sơn rất đa dạng cả về hình dáng, kích thước lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.

(2) Hương vị của sầu riêng được miêu tả rất quyến rũ: mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí; xa hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã ngửi thấy mùi hương ngào ngạt; thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà ngọt cái vị của mật ong già hạn, vị ngọt đến đam mê.

(3) Vẻ đẹp của hoa phượng rất đặc biệt: hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui; buồn vì báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp xa mái trường, vui vì báo hiệu được nghỉ hè. Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như nhà nhà dán câu đối đỏ.

(4) VD: Thích hình ảnh “Ta hát bài ca gọi cá vào / Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” vì nó cho thấy cảnh đánh cá trong đêm trăng rất đẹp và vui

Thích hình ảnh “Câu hát căng buồm cùng gió khơi / Đoàn thuyền chạy đua với mặt trời” vì nó cho thấy con thuyền đi trên biển rất đẹp và mạnh mẽ.

(5) Con sẻ già lao xuống như một hòn đá rơi trước mõm con chó, lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết, nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó, lao xuống cứu con,lấy thân mình phủ kín sẻ con.

II- Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và làm bài tập (câu 8)

1. a- Người cậu đen ngòm những bồ hóng; khuôn mặt trông rất hiền hậu

2. b- Đánh rơi mất tiền, sợ về nhà bị chủ đánh, khóc thảm thiết

3. b - Quyên góp tiền để giúp cậu; đem cho cậu những chùm hoa nhỏ

4. c - Cậu bé lau nước mắt, hai tay cậu đầy xu, túi áo và mũ có nhiều chùm hoa.

5. b - Nhường cơm sẻ áo

6. b - Ai thế nào?

7. c - Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh

8. 3 tính từ cần gac gạch chân là: hiền hậu, thảm thiết, nho nhỏ

B- Kiểm tra viết

I- Chính tả nghe- viết (5 điểm)

II- Tập làm văn (5 điểm)

Loài hoa mà các bạn yêu quý là gì? Chắc hẳn ai cũng có cây trả lời của riêng mình. Đó có thể là chị huệ trắng muốt duyên dáng, là chị phong lan tím yểu điệu hay em thược dược nhỏ nhắn và lộng lẫy. Còn với em, loài hoa em yêu thích nhất là hoa hồng nhung bởi vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm đặc biệt của nó.

Cây hoa hồng được bà ưu ái trồng ngay lối đi để ai từ ngoài cũng đều quan sát thấy. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng trong các loài hoa. Thân cây nhỏ, màu xanh được chia thành nhiều nhánh, cành. Lá cây hoa hồng có màu xanh thẫm, mỗi nhánh cây có có rất nhiều lá đan xen, xung quanh có đường viền hình răng cưa. Gai là một đặc điểm dễ thấy nhất của hoa hồng. Trên lớp vỏ cây xanh rờn những chiếc gai nhọn hoắt mọc lởm chởm như những người lính giương súng sẵn sàng bảo vệ cho cây.

Đầu mỗi cành cây là một chùm nụ nhỏ xinh nhìn từ xa như những ngọn nến nhỏ được bao bọc trong lớp đài hoa xanh. Những cánh hoa mỏng tang như lụa, mềm như nhung, màu đỏ thắm. Từng cánh hoa xếp chồng lên nhau từng tầng một, ôm ấp lấy nhụy vàng ở bên trong. Hoa hồng có mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu thu hút biết bao nhiêu là cô ong, chị bướm đến hút mật, rong chơi. Hoa hồng kiêu sa giống như một cô công chúa của khu vườn. Nhất là những buổi sáng sớm tinh mơ. Em rất thích ngắm hoa hồng buổi sáng. Những giọt sương long lanh đọng trên từng cánh hoa hồng như những viên pha lê được đính trên bộ lễ phục với sắc đỏ rực rỡ của một nàng công chúa chuẩn bị dự tiệc. Mỗi khi chị gió xuân đi qua, những bông hồng trong vườn lại rung rinh như vẫy chào chị gió.

Cảm ơn tạo hóa đã ban tặng cho con người loài hoa đẹp và kiêu sa lộng lẫy như hoa hồng nhung. Em sẽ chăm sóc chúng thật tốt để chúng mãi khoe sắc tỏa hương tràn trề sức sống cho khu vườn.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1: Em hãy nối câu chuyện với nhân vật tương ứng xuất hiện trong câu chuyện đó

1. Bốn anh tài

a. con chó săn

2. Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

b. Ga-li-lê

3. Khuất phục tên cướp biển

c. Bác sĩ Ly

4. Ga-vrốt ngoài chiến lũy

d. Cẩu Khây

5. Dù sao thì trái đất vẫn quay

e. Trần Đại Nghĩa

5. Con sẻ

f. Ga-vrốt

Câu 2: Bài tập đọc nào thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất?

a) Bốn anh tài

b) Khuất phục tên cướp biển

c) Chuyện cổ tích về loài người

d) Bè xuôi sông La

e) Thắng biển

f) Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

g) Trống đồng Đông Sơn

Câu 3: Những bài tập đọc nào thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu?

a)Sầu riêng

b)Chợ Tết

c) Trống đồng Đông Sơn

d) Hoa học trò

e) Đoàn thuyền đánh cá

f) Bè xuôi sông La

Câu 4: Trong những bài tập đọc sau, bài nào không thuộc chủ điểm Những người quả cảm?

a) Bài thơ về tiểu đội xe không kính

b) Ga-vrốt ngoài chiến lũy

c) Chuyện cổ tích về loài người

d) Dù sao trái đất vẫn quay

e) Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Câu 5: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau:

a. Lan mải miếc đuổi theo chú chuồn chuồn màu xanh biết trên cánh đồng.

b. Cuột thi còn chưa bắt đầu mà đã có người bị chuốc say. Tinh thần chếnh choáng, vì không giữ được bình tĩnh mà họ đều trở thành những kẻ nuốc lời.

Câu 6: Phát hiện lỗi sai trong những câu sau:

a. Đêm tối, ở lại một nơi heo húc như thế này khiến người ta không khỏi lo lắng, bức rức không yên.

b. Bểnh tìn mải vẫn không có tiến triển khiến anh ấy mất niềm tinh vào cuộc sống.

Câu 7: Đọc đoạn văn nói về bác sĩ Ly trong Khuất phục tên cướp biển vào nối câu văn với dạng câu kể tương ứng dưới đây.

Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu. Nhưng ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển.

1. Câu kể Ai thế nào?

a. Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu.

2. Câu kể Ai là gì?

b. Ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của

tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết.

3. Câu kể Ai làm gì?

c. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển.

Câu 8: Em hãy điền dấu câu thích hợp vào trong những chỗ trống sau:

Tuần trước, tôi về thăm trường cũ. Tại nơi này, tình cờ tôi gặp lại những người bạn từ thuở thiếu thời. Lan ……….. lớp trưởng gương mẫu và Lâm …… cậu học sinh cá biệt của lớp. Lâm vui vẻ bắt chuyện……

….. Chà chàng bác sĩ tương lai, còn nhớ tôi không……..

Lan vẫn chu đáo như xưa, lấy vội chiếc ghế rồi bảo tôi……

……..Tuấn lại đây ngồi đi………

Câu 9: Con hãy nối các câu thành ngữ, tục ngữ sau đây với ý nghĩa tương ứng ở bên phải:

1. Đẹp người đẹp nết

a. Gía trị cao quý của con người

2. Người ta là hoa đất

b. Người bề ngoài đẹp, tính nết cũng tốt.

3. Vào sinh ra tử

c. Ca ngợi ý chí, nghị lực của con người vượt lên trên tất cả khó khăn, thử thách

4. Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

d. Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết

Câu 10: Hãy viết một đoạn văn kể về các bạn và những chuyện diễn ra trong một buổi sinh hoạt lớp, em có sử dụng câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?

Đáp án:

Câu 1:

Liệt kê các nhân vật xuất hiện trong các câu chuyện đã cho

- Bốn anh tài: Cẩu Khây, Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò

- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa: Trần Đại Nghĩa

- Khuất phục tên cướp biển: Bác sĩ Ly, tên cướp biển

- Ga-vrốt ngoài chiến lũy: Ga-vrốt, Ăng-giôn-ra, Cuốc-phây-rắc

- Dù sao trái đất vẫn quay: Cô-péc-ních, Ga-li-lê

- Con sẻ: Sẻ mẹ, sẻ con, con chó săn, nhân vật tôi

Từ đó soi vào bài tập ta có kết quả sau:

1 - d: Bốn anh tài – Cẩu Khây

2 – e: Anh hùng Trần Đại Nghĩa – Trần Đại Nghĩa

3 – c: Khuất phục tên cướp biển – Bác sĩ Ly

4 – f: Ga-vrốt ngoài chiến lũy – Ga-vrốt

5 – b: Dù sao thì trái đất vẫn quay – Ga-li-lê

6 – a: Con sẻ - con chó săn

Đáp án đúng: 1 – d, 2 – e, 3 – c, 4 – f, 5 – b, 6 – a

Câu 2:

Các bài tập đọc thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất là:

- Bốn anh tài

- Chuyện cổ tích về loài người

- Bè xuôi sông La

- Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa

- Trống đồng Đông Sơn

Câu 3:

Những bài tập đọc thuộc chủ điểm Vẻ đẹp muôi màu là:

- Sầu riêng

- Chợ Tết

- Hoa học trò

- Đoàn thuyền đánh cá

Câu 4:

Trong những bài tập đọc đã cho, bài tập đọc không thuộc chủ điểm Những người quả cảm đó là:

- Chuyện cổ tích về loài người

- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Câu 5:

a. Lan mải miếc đuổi theo chú chuồn chuồn màu xanh biết trên cánh đồng.

Sửa lỗi: miếc -> miết, biết -> biếc

b. Cuột thi còn chưa bắt đầu mà đã có người bị chuốc say. Tinh thần chếnh choáng, vì không giữ được bình tĩnh mà họ đều trở thành những kẻ nuốc lời.

Sữa lỗi: cuột -> cuộc, nuốc -> nuốt

Câu 6:

a. Đêm tối, ở lại một nơi heo húc như thế này khiến người ta không khỏi lo lắng, bức rức không yên.

Sửa lỗi: húc -> hút, rức -> rứt

b. Bểnhtìnmải vẫn không có tiến triển khiến anh ấy mất niềm tinh vào cuộc sống.

Sửa lỗi: Bểnh -> bệnh, tìn -> tình, tinh -> tin

Câu 7:

- Câu kể Ai thế nào?

Ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết.

- Câu kể Ai là gì?

Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu.

- Câu kể Ai làm gì?

Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển.

Câu 8:

Các dấu câu được điền vào các chỗ trống như sau:

Tuần trước, tôi về thăm trường cũ. Tại nơi này, tình cờ tôi gặp lại những người bạn từ thuở thiếu thời. Lan (–) lớp trưởng gương mẫu và Lâm (–) cậu học sinh cá biệt của lớp. Lâm vui vẻ bắt chuyện(:)

(-) Chà chàng bác sĩ tương lai, còn nhớ tôi không(?)

Lan vẫn chu đáo như xưa, lấy vội chiếc ghế rồi bảo tôi(:)

(-) Tuấn lại đây ngồi đi(!)

Câu 9:

- Đẹp người đẹp nét – Người bề ngoài đẹp, tính nết cũng tốt.

- Người ta là hoa đất – giá trị cao quý của con người

- Vào sinh ra tử - Trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, cận kề cái chết

- Nước lã mà vã nên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan - Ca ngợi ý chí, nghị lực của con người vượt lên trên tất cả khó khăn, thử thách

Câu 10:

Thứ sáu là ngày có tiết sinh hoạt của lớp em. Mở đầu, lớp trưởng Lan sẽ lên tổng kết hoạt động của lớp trong tuần vừa qua. Sau đó, cô chủ nhiệm nhận xét và thưởng phạt đối với từng trường hợp trong lớp. Đồng thời, cô cũng phổ biến cho chúng em phương hướng cũng như những hoạt động trong tuần tới. Sau khi đã giải quyết xong công việc của lớp thì sẽ đến phần giao lưu văn nghệ. Không khí sôi nổi hẳn lên. Các bạn đều hào hứng và mong chờ. Những hoạt động như thế này sẽ giúp cả lớp gắn kết với nhau hơn.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 31

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 32

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 33

1 1,503 05/03/2024
Mua tài liệu