Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 23 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 2,026 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 23

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1: Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?

Câu 2: Ý nghĩa bài văn Hoa học trò?

A. Phượng là loài cây mang vẻ đẹp vô cùng độc đáo, hơn thế nó còn gắn bó và thân thuộc đối với tuổi học trò.

B. Phượng là loài cây vô cùng có ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế nước nhà

C. Nỗi niềm nhớ nhung bạn bè, mái trường của các cô cậu học trò mỗi độ phượng nở, hè về

D. Giải thích cơ chế sinh sống của cây phượng

Câu 3: Em hiểu thế nào là “những em bé lớn trên lưng mẹ”?

A. là những em bé cả đời chỉ sống trên lưng mẹ

B. là những em bé từ nhỏ đã phải theo mẹ lên nương rẫy, cùng mẹ làm việc.

C. chỉ những em bé cả đời chỉ quanh quẩn bên mẹ, không bao giờ dám đi đâu xa

D. những người phụ nữ miền núi có tập quán đi đâu hoặc làm gì cũng sẽ địu con trên lưng

Câu 4: Em hiểu như thế nào về câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”?

Câu 5: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào viết đúng chính tả

a) Xôn xao

b) Sâu xắc

c) Sáo trộn

d) Sức xống

Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào mắc lỗi chính tả

a) Nức nở

b) Mức gừng

c) Nứt nẻ

d) Hừng hựt

Câu 7: Đoạn văn sau đây là cuộc nói chuyện giữa một bạn học sinh và bố của mình về tình hình học tập của bạn ấy nhưng đã bị bỏ sót một số dấu câu.Em hãy điền các dấu câu còn thiếu vào chỗ trống

Tuần đầu tiên của năm học mới, tôi học tập vô cùng chăm chỉ. Cuối tuần được cô giáo tuyên dương trước lớp về sự cố gắng vượt bậc. Trong bữa cơm hôm ấy, bố hỏi tôi

Con gái bố tuần này học hành thế nào

Tôi vui vẻ nói với bố:

…. Con được một điểm 9, một điểm 10 và còn được cô giáo khen ngợi trước lớp nữa bố ạ.

- Vậy sao, con gái tiếp tục cố gắng nhé! …Bố nhìn tôi trìu mến và nói.

Câu 8: Chọn nghĩa thích hợp với mỗi câu tục ngữ sau

1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

2. Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu

3. Cái nết đánh chết cái đẹp

4. Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo thì lòng mới ngon

Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài

Hình thức thường thống nhất với nội dung

Câu 9: Em hãy điền từ thích hợp để hoàn thành những câu sau

Những cung điện nguy nga ……….

Thủ đô được trang trí …….. trong ngày lễ.

Tính nết ………., dễ thương

Cô bé càng lớn càng …………….

(từ gợi ý: xinh xắn, lộng lẫy, huy hoàng, thùy mị)

Câu 10: Hãy viết một bài văn tả một loài cây mà em yêu thích

Đáp án:

Câu 1:

Tác giả gọi phượng là “hoa học trò” bởi vì loài cây này rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường, hoa nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn liền với rất nhiều kỉ niệm của học trò và mái trường.

Câu 2:

Ý nghĩa bài văn Hoa học trò:

Phượng là loài cây mang vẻ đẹp vô cùng độc đáo, hơn thế nó còn gắn bó và thân thuộc đối với tuổi học trò.

Đáp án đúng: A.

Câu 3:

“Những em bé lớn trên lưng mẹ” có nghĩa là chỉ: những người phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu theo con, những em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ vậy nên có thể nói các em là những em bé lớn trên lưng mẹ.

Đáp án đúng: D. những người phụ nữ miền núi có tập quán đi đâu hoặc làm gì cũng sẽ địu con trên lưng

Câu 4:

Mặt trời vô cùng quan trọng với cây bắp, cây bắp có lớn lên được từng ngày là nhờ có mặt trời chiếu sáng. Cũng như vậy, người con cũng vô cùng quan trọng với người mẹ. Con ngày ngày nằm trên lưng mẹ, con là mặt trời của mẹ. Có con thì mẹ mới có thêm động lực và sức mạnh để làm việc, để sống và để yêu thương con.

Câu 5:

Trong các trường hợp đã cho, những trường hợp viết đúng chính tả đó là:

- Xôn xao

- Sức sống

Sửa lại nhưng trường hợp mắc lỗi: sâu xắc -> sâu xắc, sáo trộn -> xáo trộn

Câu 6:

Trong các trường hợp đã cho những trường hợp mắc lỗi chính tả là:

- Mức gừng

- Hừng hựt

Sửa lỗi: mức gừng -> mứt gừng, hừng hựt -> hừng hực

Câu 7:

Tuần đầu tiên của năm học mới, tôi học tập vô cùng chăm chỉ. Cuối tuần được cô giáo tuyên dương trước lớp về sự cố gắng vượt bậc. Trong bữa cơm hôm ấy, bố hỏi tôi:

- Con gái bố tuần này học hành thế nào?

Tôi vui vẻ nói với bố:

- Con được một điểm 9, một điểm 10 và còn được cô giáo khen ngợi trước lớp nữa bố ạ.

- Vậy sao, con gái tiếp tục cố gắng nhé! –Bố nhìn tôi trìu mến và nói.

Câu 8:

- Giải nghĩa các câu thành ngữ:

1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Phẩm chất bên trong quan trong hơn những gì hào nhoáng bên ngoài. Giống như gỗ phải xem chất gỗ bên trong chứ không phải chỉ dựa vào lớp sơn bên ngoài vì lớp sơn ấy cũng sẽ rất dễ bong tróc.

2. Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu

Người thanh lịch thì tiếng nói cũng thanh, như chuông có tốt thì đánh bên thành cũng kêu vang. Người và sự vật ở bên trong như thế nào thì cũng sẽ biểu hiện ra bên ngoài như thế.

3. Cái nết đánh chết cái đẹp

Phẩm chất tốt đẹp bên trong quan trọng hơn diện mạo bề ngoài

4. Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo thì lòng mới ngon

Nhìn vẻ bề ngoài có thể đoán biết được phần nào phẩm chất bên trong

Vậy nên ta có thể sắp xếp các thành ngữ vào các nhóm như sau:

- Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài: Cái nết đánh chết cái đẹp; Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Hình thức thường thống nhất với nội dung: Người thanh tiếng nói cũng thanh/Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu; Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo thì lòng mới ngon

Đáp án đúng

Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài

Hình thức thường thống nhất với nội dung

Cái nết đánh chết cái đẹp

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Người thanh tiếng nói cũng thanh/Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu

Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo thì lòng mới ngon

Câu 9:

Những cung điện nguy nga lộng lẫy.

Thủ đô được trang trí huy hoàng trong ngày lễ.

Tính nết thùy mị, dễ thương

Cô bé càng lớn càng xinh xắn

Câu 10:

Trong sân trường của chúng tôi có rất nhiều loại cây xòe tán rộng che bóng mát như bằng lăng, phượng vĩ,.... Mỗi loài cây một dáng, một sắc, một vẻ điểm tô cho ngôi trường nhưng cây bàng vẫn luôn ghi một dấu ấn vô cùng khó phai trong lòng tôi.

Cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Nhìn từ xa thật giống một chiếc ô màu xanh khổng lồ. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Cây bàng đã trải qua biết bao năm tháng nắng mưa, dấu vết của thời gian đều hằn in trên thân cây bàng.

Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Lá bàng xanh mơn mởn tỏa bóng mát rượi. Lũ học trò như chúng tôi rất thích ngồi dưới gốc cây học bài hoặc cùng nhau vui chơi.

Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.

Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Biết bao lần cùng nhau học tập,vui chơi cũng dưới gốc cây. Cây bàng như là chứng nhân cho những năm tháng học tập dưới mái trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có thầy cô bè bạn và có cây bàng sững sững tỏa bóng mát ôm ấp chúng em một thời ngây ngô.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23 - Đề số 2

Đề bài

I- Bài tập về đọc hiểu

Cảnh đẹp Sa Pa

Sa Pa nằm lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. Giống như Đà Lạt của Tây Nguyên, Sa Pa là vườn hoa và trái lạnh giữa thiên nhiên Việt Nam nóng và ẩm, là đất rừng thông, rừng già và chim thú, lắm thác và mây, một nơi nghỉ mát kì thú.

Sa Pa một năm có thể thấy khá rõ bốn lần chuyển mùa, bốn lần thiên nhiên thay sắc áo. Nhưng mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng tiếng sấm động tháng tư, để thể hiện bộ mặt thiên nhiên như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng, Sa Pa lại có không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho cỏ cây tắm gội, cho các suối dạt dào nước, cho các búp hoa xòe nở, cho cảnh vật biếc xanh.

Sa Pa, thiên nhiên đặc sắc đang được con người Việt Nam tái tạo, cứ từng ngày được trau chuốt để xứng đáng là viên ngọc vùng biên giới.

(Theo Lãng Văn)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Sa Pa nằm ở đâu?

a- Ở chân núi Hoàng Liên Sơn

b- Ở lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn

c- Ở đỉnh núi Hoàng Liên Sơn

2. Sa Pa giống như Đà Lạt của Tây Nguyên ở hai điểm nào dưới đây?

a- Có vườn hoa, trái lạnh giữ trời nóng ẩm của Việt Nam

b- Đều nằm ở trên cao, lưng chừng của ngọn núi

c- Có rừng thông, rừng già và chim thú, nhiều thác và mây

3. Hai chi tiết nào dưới đây nói lên sức quyến rũ của mùa hè Sa Pa?

a- Thiên nhiên bốn lần thay sắc áo mau lẹ, bất ngờ

b- Suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng, hoa tưng bừng nở

c- Không khí trong lành mát rượi trong những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng

4. Các điệp từ trong câu văn tả cơn mưa rào Sa Pa có tác dụng gì?

a- Nhấn mạnh sự dữ dội cuẩ những cơn mưa

b- Nhấn mạnh sự phong phú của cảnh vật Sa Pa

c- Nhấn mạnh lợi ích của cơn mưa và vẻ đẹp của cảnh vật Sa Pa trong mưa

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống

a) Tiếng có âm đầu s hoặc x

Bức tranh vẽ cảnh dòng…….dập dờn………..vỗ, những rặng tre……..biếc nghiêng mình……….gương nước, đàn cò trắng…………cánh bay về tổ khi hoàng hôn buông ……….

b) Tiếng có vần ưc hoặc ưt

Cảnh sống cơ………trong bão to lũ lớn ở miền Trung khiến nhân dân cả nước day……khôn nguôi, ai cũng muốn đóng góp công……..để chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung.

Câu 2. Nối từng ô nêu tác dụng của dấu gạch ngang ở bên trái với ví dụ thích hợp ở bên phải:

a)Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại

(1) Tuấn Anh – lớp trưởng 4A – vừa đoạt giải Nhất

cuộc thi học sinh giỏi môn Toán cấp Thành Phố

b) Đánh dấu phần chú thích trong câu

(2) Nhiệm vụ của chúng ta là:- Học tập tốt - Lao động

tốt

c) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

(3)- Hôm nay ai trực nhật?- Bạn Lan Phương

Câu 3. a) Nối thành ngữ, tục ngữ ở cột A với lời giải thích hợp ở cột B:

A

B

a) Đẹp người đẹp nết

(1) Đẹp lộng lẫy, nhan sắc tuyệt vời

b) Đẹp như Tây Thi

(2) Nết na quý hơn sắc đẹp

c) Cái nết đánh chết cái đẹp

(3) Người con gái hoàn hảo, được cả người lẫn tính nết

b) Chọn từ ghép có tiếng đẹp điền vào chỗ trống ;

- (1) Hôm qua là một ngày ……

- (2) Ông cụ nhà chị Hòa rất …………..

- (3) Vợ chồng anh Thắng chị Lâm thật ………….

- (4) Toàn đã từng lập được nhiều bàn thắng……………..

c) Gạch dưới câu tục ngữ được em chọn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

Cô giáo em vừa xinh đẹp vừa dịu dàng, hòa nhã. Có hôm cô đến thăm gia đình em, trao đổi về việc học hành của em. Khi cô về, bà em nhận xét:

Cô giáo con nói năng thật dễ thương. Đúng là…………………………

- (1) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- (2) Cái nết đánh chết cái đẹp

- (3) Đẹp như tiên

- (4) Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả bộ phận nổi bật của cây ăn quả mà em thích:

Gợi ý

- Có thể viết câu mở đoạn để nêu ý chung

- Thân đoạn cần nêu cụ thể, chân thực về một số nét tiêu biểu của quả(chùm quả…) ; dùng từ ngữ gợi tả, sử dụng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.

- Câu kết đoạn có thể nêu nhận xét, cảm nghĩ của em về bộ phận đã tả.

Đáp án:

I- Bài tập về đọc hiểu

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1.b- Ở lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn

2. a- Có vườn hoa, trái lạnh giữ trời nóng ẩm của Việt Nam

và c- Có rừng thông, rừng già và chim thú, nhiều thác và mây

3. b- Suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng, hoa tưng bừng nở

và c- Không khí trong lành mát rượi trong những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng

4. c- Nhấn mạnh lợi ích của cơn mưa và vẻ đẹp của cảnh vật Sa Pa trong mưa

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1.

a) Bức tranh vẽ cảnh dòng sông dập dờn sóng vỗ, những rặng tre xanh biếc nghiêng mình soi gương nước, đàn cò trắng sải cánh bay về tổ khi hoàng hôn buông xuống

b) Cảnh sống cơ cực trong bão to lũ lớn ở miền Trung khiến nhân dân cả nước day dứt khôn nguôi, ai cũng muốn đóng góp công sức để chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Trung.

Câu 2.

Nối như sau:

(a)- (3)

(b) – (1)

(c) – (2)

Câu 3.

a) Nối (a) – (3) (b) - (1) (c) – (2)

b) (1) đẹp trời (2) đẹp lão (3) đẹp đôi (4) đẹp mắt

c) (4)

Câu 4:

Nắng tháng bảy gay gắt cũng là lúc cây vú sữa ông tôi trồng bắt đầu chín quả. Những quả vú sữa căng tròn,bóng mịn chứa những giọt sữa mát lành ở bên trong, bên ngoài phủ một lớp áo xanh màu ngọc bích. Tôi thích nhất là được thưởng thức dòng sữa trắng đục mát lạnh, thấm vào đầu lưỡi như dòng sữa mẹ. Tách đôi quả vú sữa, tôi thấy một lớp thịt xốp trắng thơm ngậy cùi dừa. Ở giữa là một lớp nhân như lòng trắng trứng, ăn vừa giòn, vừa béo. Mỗi khi ăn trái vú sữa đầu mùa, tôi như cảm nhận được tình thương của ông đã dành cho tôi.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 24

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27

1 2,026 05/03/2024
Mua tài liệu