Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 4 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 4
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 - Đề số 1
1. Kiến thức trọng tâm
- Em học luyện từ và câu: Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức.
- Em học về lập dàn ý và viết báo cáo thảo luận nhóm.
2. Đọc hiểu - Luyện tập
Chim công và họa mi (trích)
Hôm ấy là một buổi sáng đẹp trời sau vài ngày mưa dầm dề. Chim công cảm thấy vô cùng vui vẻ nên bước ra thảm lá nhảy một bài thật đẹp. Thích chí, công liền nhắm mắt lại và say sưa cất giọng hát. Khi giai điệu tới đoạn cao trào, chợt chim công nghe có tiếng ho húng hắng, mở mắt ra thì nhìn thấy bác gấu. Bác bảo:
- Ta đang ngủ mà cháu làm ta giật mình tỉnh giấc. Ta nghĩ là cháu chỉ nên nhảy múa thôi chim công ạ!
Sóc chui vào hang từ khi công bắt đầu hát, ló đầu ra nói:
- Ừ, mình cũng chỉ thích nhìn cậu nhảy múa thôi, chứ hát thì phải có giọng như họa mi ấy. Yên nào, hình như bạn ấy đang hát kìa.
Quả là chim họa mi vừa cất giọng hát. Tiếng hát véo von, lay động, muông thú đều lắng nghe. Bỗng nhiên, chim công ấm ức khóc:
- Họa mi có giọng hát hay khiến ai nấy đều ngưỡng mộ. Còn giọng hát của tôi thì lại khủng khiếp đến mức ai cũng không muốn nghe. Ôi! Tôi thật bất hạnh!
Đúng lúc ấy, chúa tể của muôn loài xuất hiện, ngài hỏi chim công:
- Chim công này, họa mi có nhảy múa đẹp như con không?
- Dạ không ạ! - Chim công đáp.
Chúa tể mỉm cười:
- Đấy, ta đã ban cho mỗi loài một khả năng riêng. Chim công múa đẹp, họa ni hót hay, đại bàng có sức mạnh... Các con nên vui với những gì mình có hơn là khóc than vì điều mình không có nhé!
Sưu tầm
Câu 1. Khi nghe giọng hát của chim công, bác gấu và sóc đã có phản ứng gì?
A. Khó chịu chui vào hang.
B. Giật mình tỉnh giấc, chui vào
C. Giật mình hoảng hốt chui vào hang.
D. Hoảng hốt chui vào hang.
Câu 2. Chim họa mi có giọng hát như thế nào?
A. Giọng hát véo von, lay động, muông thú đều lắng nghe.
B. Giọng hát trong trẻo, lay động, muông thú đều lắng nghe.
C. Giọng hát thánh thót, trong trẻo, say đắm lòng người.
D. Giọng hát ấm áp như những tia nắng mùa hè.
Câu 3. Trong câu chuyện, chim công đã khóc than điều gì?
A. Sao bác gấu và sóc lại chê giọng hát của mình.
B. Sao hoạ mi lại có giọng hát hay, còn mình lại có giọng hát khủng khiếp đến nỗi chẳng ai muốn nghe.
C. Sao hoạ mi lại hát hay đến mức tất cả các con vật đều muốn nghe họa mi hát.
D. Sao các con vật khác chỉ thích nghe họa mi hát mà không thích nghe mình hát.
Câu 4. Chúa tể của muôn loài đã nói điều gì với chim công?
A. Con nên cảm thấy vui vẻ và tự hào về những gì mình đang có.
B. Con nên vui vì ta đã ban cho con một bộ lông đẹp để con nhảy múa.
C. Con nên vui vì con nhảy múa đẹp hơn tất cả các con vật trong khu rừng này.
D. Ta ban cho mỗi loài một khả năng riêng, con nên vui với những gì mình có hơn là khóc than vì điều mình không có.
................................
................................
................................
Để xem và mua trọn bộ tài liệu vui lòng click: Link tài liệu
ĐỀ THAM KHẢO MIỄN PHÍ
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 - Đề số 2
I – Bài tập về đọc hiểu
Cậu bé người Nhật
Tối 16-3, tôi được phái tới trường tiểu học phụ giúp việc phân phát thực phẩm cho người bị nạn sau trận động đất khủng khiếp ở Nhật Bản. Trong hàng người xếp hàng rồng rắn, một cậu bé chừng 9 tuổi mong manh chiếc áo thun và quần đùi đang co ro trong gió rét căm căm. Cậu bé xếp hàng cuối cùng nên tôi sợ đến phiên nó thì chẳng còn thức ăn nên đi đến hỏi thăm.
Cậu bé kể lúc động đất và sóng thần ập đến, cậu đang học thể dục. Cha làm việc gần đấy. Từ ban công lầu 3 của trường, cậu bé nhìn thấy người cha mắc kẹt trong chiếc xe bị cuốn phăng theo dòng nước. Nhà nằm sát bờ biển nên mẹ em chắc cũng không kịp thoát thân. Cậu bé quay người, lau vội dòng nước mắt, giọng run run khi nhắc đến người thân.
Thấy cậu bé lạnh run lập cập, tôi cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người cậu rồi đưa khẩu phần ăn tối cho cậu bé. Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn.
Tôi nghĩ chắc nó sẽ ngấu nghiến ăn ngay. Nhung cậu bé ôm túi lương khô, để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng. Trước ánh mắt sững sờ của tôi, cậu bé trả lời: “Chắc có nhiều người còn đói hơn con. Con bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!”.
(Hà Minh Thành)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1:Tác giả chú ý điều gì trong hàng người xếp hàng nhận thực phẩm?
a- Các học sinh của trường tiểu học
b- Hàng người xếp hàng rồng rắn
c- Cậu bé chừng 9 tuổi co ro trong gió rét
Câu 2: Khi động đất và sóng thần ập đến, cậu bé đã chứng kiến chuyện gì xảy ra với người thân trong gia đình?
a- Người cha mắc kẹt trong chiếc xe, bị cuốn phăng theo dòng nước
b- Nhà cậu ở ven biển nên mẹ và em cậu không kịp thoát thân
c- Cả hai ý trên
Câu 3:Khi người cảnh sát đưa cho túi lương khô (khẩu phần ăn tối), cậu bé đã làm gì?
a- Để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng
b- Ngấu nghiến ăn những miếng lương khô một cách ngon lành
c- Khom người cảm ơn, nhận túi lương khô rồi tiếp tục xếp hàng
Câu 4:Câu nói của cậu bé ở đoạn cuối câu chuyện (“Chắc có nhiều người…cho công công bằng chú ạ !”) cho thấy điều gì ?
a- Cậu sợ người khác phản đối vì bị đối xử không công bằng
b- Cậu luôn nghĩ về người khác, muốn sống thật công bằng
c- Cậu bé chưa cảm thấy đói bụng bằng những người khác.
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1: Điền vào chỗ trống:
a) r, d hoặc gi
Cánh ….iều no…ó
Nhạc trời…..éo vang
Tiếng…iều xanh lúa
Uốn cong tre làng.
(Theo Trần Đăng Khoa)
b) ân hoặc âng
Thủy Tinh d… nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại n………..đồi núi cao lên bấy nhiêu. Thủy tinh d….d….. đuối sức, cuối cùng phải rút lui.
Câu 2: Dựa vào tiếng cho trước, tìm 1 từ ghép, 1 từ láy để ghi vào ô trống trong bảng:
Tiếng | Từ ghép | Từ láy |
---|---|---|
mới |
………………………. |
………………………….. |
đẹp |
……………………… |
…………………………. |
sáng |
………………………… |
…………………………. |
Câu 3: Xếp các từ ghép dưới đây bào hai nhóm:
Học lỏm, học hành, học tập, học vẹt, bạn học, bạn hữu, anh em, anh trai
a) Từ ghép có nghĩa phan loại:…………………………………………
b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp:…………………………………………
Câu 4: Dựa vào hướng dẫn ở cột A, hãy lập dàn ý (ở cột B) cho câu chuyện về người con hiếu thảo, theo cốt truyện sau:
Ngày xưa, có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Khi người mẹ sắp qua đời, bà chỉ mong được ngắm một bông hoa lan rừng có màu xanh ngọc bích. Người con đi vào rừng sâu, vượt qua bao trở ngại khó khăn để về biếu mẹ bông hoa như ý.
A | B |
---|---|
a) Mở bài (Giới thiệu): Chuyện xảy ra từ bao giờ? Nói về ai, về việc gì? b) Thân bài - Sự việc mở đầu câu chuyện thế nào? (Người mẹ sắp qua đời…) - Diễn biến những sự việc tiếp theo ra sao? (Người con đi tìm hoa lan rừng, những khó khăn phải vượt qua….) - Sự việc kết thúc thế nào? (Người con mang bông hoa về biếu mẹ, người mẹ đón nhận bông hoa…) c) Kết bài Nêu kết cục cuả câu chuyện người mẹ ra sao, người con thế nào…- có thể kết hợp nêu suy nghĩ về người con hiếu thảo) |
a) Mở bài …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. b) Thân bài …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. c) Kết bài …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. |
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
I- 1.c 2.a 3.a (4).b
II-1.
a)
Cánh diều no gió
Nhạc trời réo vang
Tiếng diều xanh lúa
Uốn cong tre làng.
b)
Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại nâng đồi núi cao lên bấy nhiêu. Thủy tinh dần dần đuối sức, cuối cùng phải rút lui.
2. Gợi ý :
Tiếng | Từ ghép | Từ láy |
---|---|---|
mới |
mới tinh |
mới mẻ |
đẹp |
đẹp tươi |
đẹp đẽ |
sáng |
sáng rực |
sáng sủa |
3. a) Từ ghép có nghĩa phân loại: học lỏm, học vẹt, bạn học, anh trai
b) Từ ghép có nghĩa tổng hợp: học hành, học tập, bạn hữa, anh em
4. Gợi ý (cột B)
a) Mở bài:
- Chuyện xảy ra từ ngày xửa, ngày xưa
- Nói về một người con có tấm lòng hiếu thảo, yêu thương mẹ, dũng cảm vượt qua bao trở ngại, khó khăn để đem niềm vui đến với mẹ.
b) Thân bài
- (Sự việc mở đầu): Người mẹ ốm nặng, sắp qua đời. Bà chỉ khát khao được ngắm một bông hoa lan rừng có màu xanh ngọc bích.
- (Diễn biến những sự việc tiếp theo): Người con đi tìm bông hoa lan rừng…
+ Đi mãi vào rừng rậm, gai cào rách cả da thịt…
+ Phải chiến đấu với thú dữ (hổ, báo…)
+ Phải vượt qua núi cao, suối sâu…
+ Phải tìm cách leo lên ngọn cây cao, bên bờ vực thẳm để lấy khóm lan rừng màu xanh ngọc bích.
+ Chịu đựng đói khát, mệt mỏi, quyết tâm mang khóm lan đẹp về biếu mẹ ….
- (Sự việc kết thúc): Người con mang bông hoa về biếu mẹ. Người mẹ đón nhận bông hoa lan màu xanh ngọc bích, miệng nở nụ cười mãn nguyện. Bông hoa như có phép lạ, truyền sức sống cho mẹ, xua tan bệnh tật…
c) Kết bài
Người mẹ trở nên khỏe mạnh và sống hạn phúc bên con. Thật kì lạ, bông hoa lan rừng cứ tươi mãi màu xanh ngọc bích, đẹp như tấm lòng hiếu thảo của người con.
A | B |
---|---|
a) Mở bài (Giới thiệu): Chuyện xảy ra từ bao giờ? Nói về ai, về việc gì? b) Thân bài - Sự việc mở đầu câu chuyện thế nào? (Người mẹ sắp qua đời…) - Diễn biến những sự việc tiếp theo ra sao? (Người con đi tìm hoa lan rừng, những khó khăn phải vượt qua….) - Sự việc kết thúc thế nào? (Người con mang bông hoa về biếu mẹ, người mẹ đón nhận bông hoa…) c) Kết bài Nêu kết cục cuả câu chuyện người mẹ ra sao, người con thế nào…- có thể kết hợp nêu suy nghĩ về người con hiếu thảo) |
a) Mở bài …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. b) Thân bài …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. c) Kết bài …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. …………………………………………. |
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4 - Đề số 3
Đề bài:
Câu 1:
Ý nghĩa của câu chuyện Một người chính trực?
A. Phê phán sự thối nát, suy đồi của triều đình phong kiến thời xưa
B. Phê pháp thái độ ăn chơi xa hoa, hưởng lạc của một số quan lại, lộng thần thời xưa
C. Ca ngợi tấm lòng yêu thương con hết mực của bà thái hậu họ Đỗ
D. Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
Câu 2:
Đọc lại bài thơ “Tre Việt Nam” và cho biết em thấy được những phẩm chất tốt đẹp nào của người dân Việt Nam được hiện lên thông qua hình ảnh cây tre?
A. Cần cù, đoàn kết
B. Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng
C. Cần cù, đoàn kết, nhân hậu, thông minh
D. Nhân hậu, thông minh
Câu 3:
Giải câu đố sau biết rằng tên sự vật có chứa vần ân hoặc âng
Đi nằm, đứng nằm, nằm thì đứng
Đáp án là cái ….
Câu 4: Điền vào chỗ trống r, d hay gi để hoàn chỉnh những câu sau:
…a ngõ gặp anh hùng
Tránh vỏ …ưa gặp vỏ …ừa
Câu 5:
Tìm các từ ghép và từ láy trong đoạn thơ sau:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Câu 6:
Em hãy phân loại những từ sau đây vào hai nhóm đã cho ở bên dưới
Bánh trái, bánh rán, cây chanh, cây ổi, bánh nếp, xe cộ, xe đạp, chim chóc, chim sẻ, chim bồ câu, xe máy, máy móc, máy cày, máy in, máy kéo, cây cối, cây cam, bánh gai
Từ ghép tổng hợp |
Từ ghép phân loại
|
|
|
Câu 7:
Cho các từ láy sau đây, em hãy sắp xếp chúng vào các nhóm phù hợp
Khấp khểnh, lập lòe, ngay ngắn, đầy đặn, xám xịt, nặng nề, ầm ầm, sôi nổi, lôi thôi, lanh chanh, lách cách, tí tách, xa xa, ào ào, xanh xanh, tim tím
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu |
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần |
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu và vần |
|
|
|
Câu 8:
Các từ dưới đây là từ ghép hay từ láy? Vì sao?
(tươi tốt, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, đi đứng)
Câu 9:
Em hãy ghi lại các sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Câu 10:
Ý nghĩa của câu chuyện Một nhà thơ chân chính?
A. Ca ngợi sự thông minh, cơ trí và kiên quyết của nhà vua đã tìm ra được nhà thơ chân chính, độc nhất tại vương quốc
B. Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền
C. Phê phán thái độ gian dối, hèn nhát của những nhà thơ và nghệ nhân đã khuất phục trước cường quyền
D. Phê phán tên vua bạo ngược, hống hách khiến dân chúng khốn khổ
Câu 11:
Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên
Đáp án:
Câu 1:
Ý nghĩa của câu chuyện Một người chính trực:
Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
Đáp án đúng: D.
Câu 2:
Thông qua hình ảnh cây tre, thấy được những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam đó là: Cần cù, đoàn kết, ngay thẳng
Đáp án đúng: B.
Câu 3:
Đáp án là cái chân
Câu 4:
Ra ngõ gặp anh hùng
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Câu 5:
- Từ ghép: cửa bể, chiều hôm, cánh buồm, ngọn nước, nội cỏ, chân mây, mặt đất
- Từ láy: xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh
Câu 6:
Từ ghép tổng hợp |
Từ ghép phân loại |
bánh trái, chim chóc, xe cộ, máy móc, cây cối |
bánh rán, chim sẻ, chim bồ câu, xe đạp, xe máy, máy cày, máy in, máy kéo, cây cam, cây chanh, cây bổi, bánh nếp, bánh gai
|
Câu 7:
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu |
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần |
Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu và vần |
khấp khểnh, lập lòe, ngay ngắn, đầy đặn, xám xịt, nặng nề, tí tách |
sôi nổi, lôi thôi, lanh chanh, lách cách |
tim tím, xanh xanh, ào ào, xa xa, ầm ầm
|
Câu 8:
Các từ này đều là từ ghép, vì hai tiếng trong từng từ đều có nghĩ, quan hệ giữa các tiếng trong mỗi từ đều là quan hệ về nghĩa. Các từ này có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống từ láy, chứ không phải từ láy.
Câu 9:
Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu bên tảng đá khóc
Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt
Sự việc 3: Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện
Sự việc 4: Gặp bọn nhện , Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm hại Nhà Trò
Sự việc 5: Bọn nhện sợ hãi phải nghe theo, Nhà Trò được tự do
Câu 10:
Ý nghĩa của câu chuyện Một nhà thơ chân chính:
Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền
Đáp án đúng: B.
Câu 11:
Hướng dẫn giải
- Người mẹ ốm như thế nào?
-> Ốm rất nặng, đã thử nhiều loại thuốc, cầu cạnh nhiều vị danh y nhưng vô phương cứu chữa
- Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
-> Người con thương và lo lắng cho mẹ, chăm sóc mẹ tận tụy đêm ngày
- Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
-> Phải tìm một loại thuốc quý hiếm, phải đi tìm tận rừng sâu
- Người con đã vượt qua khó khăn, hiểm trở như thế nào?
-> Người con lăn lội vượt qua rừng thiêng nước độc để tìm được vị thuốc quý
- Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào?
-> Cảm động trước sự quyết tâm và lòng hiếu thảo của người con, bà tiên đã hiện lên tặng cho con vị thuốc quý để cứu mẹ
Đáp án đúng
Tham khảo bài văn sau
Ở một ngôi làng nọ, có hai mẹ con đùm bọc rau cháo nuôi nhau sống qua ngày. Người mẹ không may lâm bệnh nặng. Cô con gái hiếu thảo thương mẹ nên không quản ngại vất vả mà chăm sóc đêm ngày. Thế nhưng bệnh tình của người mẹ vẫn không thuyên giảm. Có người bày cho cô rằng muốn chữa khỏi bệnh cho mẹ phải vào tận rừng sâu, băng qua một vùng đầm lầy nhiều rắn rết, vượt qua một con suối sâu, băng qua một ngọn núi hiểm trở để tới được nơi có trồng một vườn hoa màu trắng, ngắt lấy một bông đem về sắc lấy thuốc cho mẹ thì bệnh tình tự nhiên khỏi. Nghe vậy cô bé quyết tâm lên đường đi tìm vị thuốc quý. Băng qua bao nhiêu khó khăn nguy nan, vượt qua muôn trùng hiểm trở, có lúc tưởng như đã bỏ cuộc nhưng vì nghĩ đến mẹ cô bé lại lau nước mắt và cắn răng đi tiếp. Cuối cùng cô cũng bước tới được cánh đồng hoa màu trắng và ngắt lấy một bông. Cụ già chăm sóc vườn hoa cảm động trước sự hiếu thảo của cô bé, bèn hô biến một cỗ xe ngựa biết bay đưa cô bé an toàn về tới tận nhà. Có được vị thuốc quý, cô gái sắc lấy thuốc để mẹ uống, chẳng bao lâu thì bệnh tình mẹ thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Hai mẹ con cảm động, lạy tạ cảm ơn trước sự giúp đỡ của cụ già. Từ đó họ lại sống đùm bọc, yêu thương lẫn nhau cho tới khi già.
Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5
Xem thêm các chương trình khác: