Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 13 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 3,930 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 13

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 - Đề số 1

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ.

- Em học tìm hiểu về cách viết đơn và viết đơn.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Nghề gốm cổ truyền của người Chăm (trích)

Nguyên liệu làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc là: đất sét, cát, nước ngọt trong đó đất sét ở làng Bàu Trúc với độ kết dính đặc biệt, một chất liệu đặc biệt để chế tác sản phẩm gốm Bàu Trúc.

Để tạo hình sản phẩm gốm, nghệ nhân phải thực hiện qua các quy trình cơ bản như làm đất, tạo dáng, nung gốm nhưng để tạo hình gốm thì không thể bỏ qua khâu chọn nguyên liệu. Một yếu tố tạo nên chất nghệ thuật của gốm Bàu Trúc nằm công đoạn tạo dáng. Tạo dáng gốm gồm: nặn hình, trang trí, miết láng và tu sửa gốm.

Từ một khối đất người thợ gốm Bàu Trúc sẽ nặn, tạo hình thành nhiều loại sản phẩm khác nhau như: Hình tháp Chăm, tượng vũ nữ Áp-sa-ra sinh động, những cô gái Chăm đội nước duyên dáng, hay những vật dụng trong cuộc sống thường nhật... Sau khâu tạo dáng là khâu trang trí những hoa văn, các hoa văn chính có hình sóng nước, hình tam giác, tứ giác, hình vuông hay tròn, hình trăng khuyết, hình xoắn, hình cây, hình que, hoa lá, hoa văn chữ S, vỏ sò, ốc, hoặc những hoa văn hình hoa lá cách điệu.

Nghệ thuật rắc màu lên áo gốm là cách thức tự do và ngẫu nhiên nhất, bởi vậy gốm Bàu Trúc được trang trí bằng sắc màu rất lạ, rất sống động.

Thanh Bình

Câu 1. Nguyên liệu làm gốm của người Chăm làng Bàu Trúc gồm có những gì?

A. Đất sét, cát, nước ngọt, gốm thô.

B. Cát, nước ngọt, đất ở làng Bàu Trúc.

C. Cát, nước, xi măng, gốm.

D. Đất sét, cát, nước ngọt.

Câu 2. Công đoạn tạo dáng thể hiện điều gì của gốm Bàu Trúc?

A. Chất nghệ thuật.

B. Sự cẩn thận.

C. Tính thẩm mĩ.

D. Sự tỉ mỉ.

Câu 3. Khoanh tròn vào đáp án viết đúng quy trình làm gốm của người Chăm:

A. Làm đất, tạo dạng, nung gốm, và trang trí.

B. Nặn hình, trang trí, miết láng và tu sửa gốm.

C. Tạo hình (làm đất, tạo dáng, nung gốm) và trang trí (hoa văn, rắc màu áo gốm).

D. Trang trí hoa văn và rắc màu lên áo gốm tự do, ngẫu nhiên.

Câu 4. Người Chăm làng Bàu Trúc đã sáng tạo cách trang trí gốm độc đáo như thế nào?

A. Tạo hình nhiều loại sản phẩm khác nhau: Hình tháp Chăm, những cô gái chăm đội nước duyên dáng, tượng vũ nữ Áp-sa-ra,...

B. Nghệ nhân rắc màu lên áo gốm một cách tự do và ngẫu nhiên khiến gốm Bàu Trúc có màu sắc lạ, sống động.

C. Trang trí những tạo hình khác nhau như: hình sóng nước, hình tam giác,...

D. Phục vụ cải tạo hệ thống thủy lợi ở vùng núi.

................................

................................

................................

Để xem và mua trọn bộ tài liệu vui lòng click: Link tài liệu

ĐỀ THAM KHẢO MIỄN PHÍ

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 - Đề số 2

I – Bài tập về đọc hiểu

Cậu bé Niu-tơn

Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Anh, năm 12 tuổi, cậu bé Niu-tơn mới được ra thành phố đi học. Thoạt đầu, cậu chỉ là một học trò bình thường. Cuối năm học thứ hai thì một chuyện bất thường xảy ra, đánh dấu một bước ngoặt trên con đường học tập của Niu-tơn.

Hôm ấy, trong giờ nghỉ, Niu-tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp nhưng kiêu căng, ngỗ nghịch chế nhạo. Tức giận, Niu-tơn quyết chí học thật giỏi để chiếm lấy vị trí đứng đầu lớp. Bằng cách ấy, cậu sẽ làm cho người bạn xấu tính kia hết kiêu căng, hợm hĩnh. Niu-tơn tự đề ra cho mình một kế hoạch học tập rất tích cực. Cậu miệt mài làm hết các bài tập thầy giáo ra, mải mê đến quên ăn quên ngủ. Quả nhiên, chỉ mấy tháng sau, cậu đã vượt lên, trở thành học trò xuất sắc nhất lớp, được các bạn nể phục, thầy giáo ngợi khen.

Năm 16 tuổi, đang khao khát học giỏi, Niu-tơn buộc phải bỏ học, về nông thôn giúp mẹ lo việc buôn bán. Nhưng Niu-tơn không hứng thú công việc làm ăn. Cậu thường tìm mua sách rồi say sưa, mải miết học. Chú của Niu-tơn thấy cháu có năng khiếu đặc biệt đã khuyên chị nên cho cháu học tiếp. Thế là năm 17 tuổi, Niu-tơn được vào học đại học. Trong trường, cậu đã đọc hầu hết công trình khoa học của các nhà bác học trước đó. Vì thế, sau này Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị lớn như kính thiên văn nhìn thấu các vì sao, giúp con người nghiên cứu vũ trụ bao la.

Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới như thế đấy.

(Theo Tsi-chi-a-kốp)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Lúc mới ra thành phố đi học, Niu-tơn là một học trò thế nào?

a- Là một học trò bình thường

b- Là một học trò giỏi nhất lớp

c- Là một học trò xuất sắc nhất

Câu 2: Lí do nào khiến Niu-tơn quyết học thật giỏi để chiếm vị trí đứng đầu lớp?

a- Niu-tơn muốn tất cả các bạn trong lớp phải nể phục mình

b- Niu-tơn muốn được thầy giáo khen ngợi mình trước cả lớp

c- Niu-tơn muốn cậu học sinh giỏi nhất lớp hết kiêu căng, hợm hĩnh

Câu 3: Niu-tơn làm thế nào để trở thành học trò xuất sắc nhất lớp ?

a- Tự đề ra kế hoạch học tập rất tích cực; say sưa đọc thêm nhiều sách

b- Miệt mài làm hết các bài tập; học thật kĩ, nắm thật chắc bài học

c- Cả hai ý nêu trên

Câu 4: Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện?

a- Nhờ được ra thành phố để học tập từ nhỏ, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới.

b- Nhờ có ý chí, nghị lực và năng khiếu, Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới

c- Nhờ chăm chỉ, miệt mài học tập, Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1: Chép lại các câu tục ngữ sau khi điền vào chỗ trống:

a) l hoặc n

…ói ..ời thì giữ …ấy…ời

Đừng như con bướm đậu rồi…ại bay.

…………………………………………………………

…………………………………………………………

b) i hoặc

(1) Lúa ch…..m lấp ló đầu bờ

Hễ nghe t….ng sấm phất cờ mà lên.

………………………………………………………..

………………………………………………………..

(2) Ch…im trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

………………………………………………………..

…………………………………………………………

Câu 2: a) Ghi lại 1 từ đồng nghĩa với từ quyết chí :………………………….

b) Ghi lại 5 từ trái nghĩa với từ quyết chí ( biết rằng có 3 từ có tiếng chí và 2 từ có tiếng nản) :

(1)……………… (2)……………

(3)……………… (4)……………

(5)……………

Câu 3: Gạch dưới 3 câu hỏi có trong đoạn sau và ghi vào băng theo mẫu:

(1) Chợt bé Chuối để ý đến một bác có thân người bù xù, đầy những gai góc tua tủa. (2) Bé Chuối thấy ngộ quá liền hỏi mẹ :

(3) – Mẹ ơi, cái bác gì bù xù, đầy những gai nhọn, lại đứng chắn ngang lối vào góc vườn nhà mình, hở mẹ ?

(4) - À, đó là bác bồ kết, con ạ!

(5) – Bồ kết là thế nào cơ hả mẹ ? (6) Sao mình bác ấy mọc nhiều gai thế ?

Câu hỏi Câu hỏi của ai Để hỏi ai Từ nghi vấn

Câu số………

……………..

…………….

…………….

Câu số………

……………..

……………..

…………….

Câu số………

……………..

……………..

……………..

Câu 4: Chọn một câu chuyện trong SGK Tiếng Việt nói về đề tài “thật thà, trung thực” trong đời sống (VD :Một người chính trực, Một nhà thơ chân chính, Những hạt giống, Ba lưỡi rìu (SGK Tiếng Việt 4); Ai ngoan sẽ được thưởng – SGK Tiếng Việt 2…) sau đó trả lời câu hỏi :

a) Tên câu chuyện:………………………………………….

b) Trả lời câu hỏi:

(1) Câu chuyện có những nhân vật nào?

………………………………………………………………………

(2) Tính cách của nhân vật được thể hiện ở những chi tiết nào? (Chọn 1 nhân vật )

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

(3) Câu chuyện nói với em điều gì ?

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

(4) Câu chuyện được mở đầukết thúc theo những cách nào em đã học ?

…………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………..

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I-

Câu 1.a

Câu 2.c

Câu 3.c

Câu 4.b

Phần II-

Câu 1.

a) Nói lời thì giữ lấy lời

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay

b) Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên

c) Chim trời ai dễ đếm lông

Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

Câu 2: a) VD: quyết tâm

b) VD: nản chí, nhụt chí, thoái chí, chán nản, nản lòng

3: Giải đáp

Câu hỏi

Câu hỏi của ai

Để hỏi ai

Từ nghi vấn

Câu số (3)

Bé Chuối

mẹ

gì, hở

Câu số (5)

Bé Chuối

mẹ

thế nào, hả

Câu số (6)

Bé Chuối

mẹ

sao

Câu 4. VD:

a) Tên câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng

b) (1) Câu chuyện có các nhân vật: Bác Hồ, em Tộ và các bạn nhỏ

(2) Tính cách của nhân vật được thể hiện ở các chi tiết (chọn 1 nhân vật)

- Bác Hồ (hiền từ, rất yêu thương và quan tâm đến các cháu nhỏ): đến thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa… của các cháu; trò chuyện vui vẻ và chia kẹo cho các cháu ; khen ngợi em tộ biết nhận lỗi.

- Em Tộ (thật thà, trung thực):không dám nhận kẹo của Bác vì biết mình có mỗi không vâng lời cô.

(3) Câu chuyện có ý nghĩa : Tính thật thà, trung thực thật đáng quý.

(4) Cách mở đầu và kết thúc của câu truyện :

- Mở bài theo cách trực tiếp ( kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện)

- Kết thúc theo cách không mở rộng (chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13 - Đề số 3

Đề bài:

Câu 1. Tìm các từ:

a. Nói lên ý chí, nghị lực của con người.

M: quyết chí, ................

b. Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người.

M: khó khăn, ................

Câu 2. Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1:

a. Từ thuộc nhóm a ................

b. Từ thuộc nhóm b ................

Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công:

Câu 4. Đề bài nào trong 3 đề bài sau thuộc văn kể chuyện? Đánh dấu X vào ô trước ý trả lời đúng. Giải thích vì sao đề bài đó thuộc loại văn kể chuyện.

Lớp em vừa có một bạn theo gia đình chuyển đi xa. Em hãy viết thư thăm bạn và kể tình hình học tập của lớp cho bạn em biết.

Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể

Em hãy tả chiếc áo hoặc chiếc váy em mặc đến trường hôm nay.

Đáp án:

Câu 1. Tìm các từ

a) Nói lên ý chí, nghị lực của con người

M: quyết chí, quyết tâm, kiên tâm, kiên cường, vững dạ, kiên nhẫn, bền gan, kiên trì

b) Nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người.

M: khó khăn, thách thức, thử thách, gian nan, gian khó, gian khổ, gian lao, chông gai

Câu 2. Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở bài tập 1 :

a) Từ thuộc nhóm a

- Trong học tập cần phải có lòng kiên trì mới hi vọng đạt được kết quả cao.

- Lớp 4A quyết tâm phấn đấu đạt kết quả thật tốt trong kì thi sắp tới.

b) Từ thuộc nhóm b

- Công việc ấy rất khó khăn, vất vả.

- Trên con đường đi tới sự thành công, chúng ta phải vượt qua rất nhiều thử thách.

Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công:

Ở gần nhà em có anh Lộc học rất giỏi, mỗi lần nhắc đến anh mọi người không thể không nể phục vì lòng quyết tâm của anh. Anh đã kiên cường vượt qua những khó khăn của bản thân để đến được với tri thức. Năm một tuổi, anh bị sốt bại liệt, vì gia đình quá nghèo, cha mẹ anh phải đầu tắt mặt tối lo chạy ăn từng bữa, vì vậy ít có thời gian quan tâm đến anh, anh phải ở nhà với bà nội. Khi bệnh tình của anh đã chuyển sang giai đoạn nguy kịch thì mọi cố gắng cứu chữa cũng đã muộn. Từ đó, anh bị liệt đôi chân. Nhà nghèo nên cơ thể anh lại càng gầy gò, ốm yếu, nhưng anh rất ham học và học rất giỏi. Hằng ngày, để đến lớp anh phải đi bộ hàng ba, bốn cây số. Với đôi nạng gỗ, anh kiên tâm vượt qua tất cả. Gian khổ không làm anh lùi bước ... Trong kì thi tuyển sinh đại học vừa qua, anh đã đậu thủ khoa của một trường danh tiếng. Tấm gương vượt khó học tập của anh luôn được mọi người đưa ra nhắc nhở con em của mình.

Câu 4. Đề bài nào trong 3 đề bài sau thuộc loại văn kể chuyện ? Ghi dấu X vào ô trước ý trả lời đúng. Giải thích vì sao đề bài đó thuộc loại văn kể chuyện?

Chọn: Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.

Giải thích: Đề bài này yêu cầu phải kể lại một câu chuyện đầy đủ nội dung cụ thể với nhân vật, cốt truyện đầy đủ.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18

1 3,930 05/03/2024
Mua tài liệu