Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 25 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 1,285 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 25

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1: Đọc lại bài Khuất phục tên cướp biển và hãy nối những chi tiết sau đây để thấy được sự đối nghịch của bác sĩ Ly và tên chúa tàu?

1. Khi tên cướp biển quát mọi người yên lặng

a. Bác sĩ thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị

2. Khi tên cướp biển quát “Có im mồm không?”

b. Bác sĩ vẫn điềm tĩnh “Anh cứ uống rượu mãi như thế

thì đến phải tống anh đi nơi khác”

3. Khi tên cướp biển rút dao, lăm lắm chực đâm

c. Bác sĩ vẫn ông tồn, chỉ cho chủ quán cách trị bệnh

4. Tên cướp biển thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng

d. Bác sĩ vẫn dõng dạc và quả quyết “Nếu anh không cất

dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới”

Câu 2: Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn?

A. Vì bác sĩ khỏe hơn tên cướp biển

B. Vì bác sĩ dọa được tên cướp biển ra tòa

C. Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải

D. Vì bác sĩ có người quen ở tòa án

Câu 3: Những hình ảnh sau nói lên điều gì về người chiến sĩ?

“Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.”

“Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi”

“Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.”

A. câu thơ nói lên điều kiện vật chất khốn khó của thời chiến

B. câu thơ thể hiện thái độ thờ ơ, bất chấp, mặc kệ tất cả của người chiến sĩ

C. câu thơ nói lên tinh thần dũng cảm, lạc quan, lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe

D. câu thơ nói lên thái độ chán nản, tuyệt vọng của các chiến sĩ nơi chiến sĩ

Câu 4: Tình cảm đồng chí của những người chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính?

A. Không có kính ừ thì ướt áo/Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời.

B. Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa/Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi.

C. Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

D. Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới/Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

Câu 5: Giải câu đố sau biết rằng tên của con vật bắt đầu bằng r, d hoặc gi

Vừa bằng hạt đỗ ăn giỗ cả làng

Đáp án là con ….

Câu 6: Giải câu đố sau biết rằng sự vật cần tìm có vần ên hoặc ênh

Có cánh mẹ chẳng biết bay

Con không cánh con bay vù vù

Con bay về núi vi vu

Con bay tít mù chẳng thấy mẹ đâu

Đáp án là cái ….

Câu 7: Ý nghĩa của truyện Những chú bé không chết?

A. Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ Quốc.

B. Ca ngợi tình yêu thiên nhiên, sông núi, biển cả của mỗi con người nơi đây

C. Phê phán nạn chặt phá rừng bừa bãi của con người nơi đây

D. Ca ngợi sự thông minh, nhanh trí và quyết đoán của tên sĩ quan Phát xít

Câu 8: Xác định chủ ngữ trong các câu kể Ai là gì? sau:

Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận.

Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng.

Hoa phượng là hoa học trò.

Câu 9: Xếp các từ đã cho sau đây vào hai nhóm “đứng trước từ dũng cảm” và “đứng sau từ dũng cảm”

Tinh thần, hành động, xông lên, người chiến sĩ, nữ du kích, em bé liên lạc, nhận khuyết điểm, cứu bạn, chống lại cường quyền, trước kẻ thù, nói lên sự thật

Những từ có thể đứng trước từ dũng cảm

Những từ có thể đứng sau từ dũng cảm

Câu 10: Viết đoạn mở bài (theo cách gián tiếp) cho bài văn tả cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em

Đáp án:

Câu 1:

1 – c: Khi tên cướp biển quát mọi người yên lặng - Bác sĩ vẫn ông tồn, chỉ cho chủ quán cách trị bệnh

2 – b: Khi tên cướp biển quát “Có im mồm không?” - Bác sĩ vẫn điềm tĩnh “Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác”

3 – d: Khi tên cướp biển rút dao, lăm lắm chực đâm - Bác sĩ vẫn dõng dạc và quả quyết “Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới”

4 – a: Tên cướp biển thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng - Bác sĩ thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị

Đáp án đúng: 1 – c, 2 – b, 3 – d, 4 – a

Câu 2:

Bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn vì:

Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải

Đáp án đúng: C.

Câu 3:

Những câu thơ đã được trích dẫn ra cho thấy tinh thần dũng cảm, lạc quan, lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe.

Đáp án đúng: C.

Câu 4:

Tình cảm đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ được thể hiện trong những câu thơ:

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

Đáp án đúng: D.

Câu 5:

Đáp án là con ruồi

Câu 6:

Con là mũi tên còn mẹ là cánh cung vậy nên đáp án là cái cung tên

Câu 7:

Ý nghĩa của truyện Những chú bé không chết:

Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ Quốc.

Đáp án đúng: A.

Câu 8:

Phân tích các thành phần chủ vị trong câu

Văn hóa nghệ thuật // cũng là một mặt trận.

CN VN

Anh chị em // là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

CN VN

Vừa buồn mà lại vừa vui // mới thực là nỗi niềm bông phượng.

CN VN

Hoa phượng // là hoa học trò.

CN VN

Các chủ ngữ xác định được trong các câu đó là: Văn hóa nghệ thuật, Anh chị em, Vừa buồn mà lại vừa vui, Hoa phượng

Câu 9:

- Những từ có thể đứng trước từ dũng cảm: tinh thần, hành động, người chiến sĩ, nữ du kích, em bé liên lạc

- Những từ có thể đứng sau từ dũng cảm: xông lên, nhận khuyết điểm, cứu bạn, chống lại cường quyền, trước kẻ thù, nói lên sự thật

Câu 10:

Mùa hạ đến bắt đầu bằng những tia nắng chói chang như muốn thiêu đốt vạn vật, sinh linh. Tiếng ve kêu inh ỏi khắp các tán lá, hàng cây. Em ngẩng đầu ngước nhìn cây phượng vĩ giữa sân trường. Tự lúc nào cây đã xuất hiện những chùm hoa nở đỏ rực rỡ. Từ khi em bước chân vào ngôi trường này, đã thấy cây phượng vĩ đứng sừng sững trước sân, nghe nói cũng được hai mươi năm rồi.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1. Điền vào chỗ trống những tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi:

Rừng đã bảng lảng thu. Những thân cây cao lưng chừng trời khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa. Không................... tĩnh lặng nồng nàn mùi đất bốc hương và mùi lá ải lên men. Chẳng biết mưa từ bao............ mà thân cây thông dại trắng mốc, nứt nẻ,........ dầu, có những vệt nước chảy ngoằn ngoèo. Trời đứng ......... nhưng đâu đó vẫn âm âm một thứ tiếng vang rền, không thật rõ......... Hay là gió đã nổi lên ở khu............. phía bên kia?

Câu 2. Điền vào chỗ trống vần ên hoặc ênh:

- Mẹ rằng: Quê mẹ, Bảo Ninh

M..... mông sóng biển, L..... đ...... mạn thuyền.

Sớm chiều, nước xuống triều l.......

Cực thân từ thuở mới l........ chín mười

- Cái gì cao lớn l....... kh.........

Đứng mà không tựa ngã k...... ngay ra?

Câu 3. Đọc các câu sau Đánh dấu X vào □ trước câu kể Ai là gì? Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.

a) □ Ruộng rẫy là chiến trường,

□ Cuốc cày là vũ khí

□ Nhà nông là chiến sĩ

□ Hậu phương thi đua với tiền phương.

b) □ Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.

Câu 4. Chủ ngữ trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành?

Câu 5. Đọc các câu sau. Đánh dấu X vào □ trước câu kể Ai là gì?. Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của từng câu.

□ Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận.

□ Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

□ Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng.

□ Hoa phượng là hoa học trò.

Câu 6. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B để tạo câu kể Ai là gì?

A

B

Bạn Lan

là tương lai của đất nước

Người

là người mẹ thứ hai của em

Cô giáo

là người Hà Nội

Trẻ em

là vốn quý nhất

Câu 7. Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp làm vị ngữ để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì?

- Bạn Bích Vân.........................

- Hà Nội ..................................

- Dân tộc ta .............................

Đáp án:

Câu 1. Điền vào chỗ trống những tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi:

Rừng đã bảng lảng thu. Những thân cây cao lưng chừng trời khẽ khàng thả xuống một chiếc lá úa. Không gian tĩnh lặng nồng nàn mùi đất bốc hương và mùi lá ải lên men. Chẳng biết mưa từ bao giờ mà thân cây thông dại trắng mốc, nứt nẻ, dãi đầu, có những vệt nước chảy ngoằn ngoèo. Trời đứng gió, nhưng đâu đó vẫn âm âm một tiếng vang rền, không thật rõ ràng. Hay là gió đã nổi lên ở khu rừng phía bên kia?

Câu 2. Điền vào chỗ trống ên hoặc ên:

- Mẹ rằng: Quê mẹ, Bảo Ninh

Mênh mông sóng biển, lênh đênh mạn thuyền.

Sớm chiều, nước xuống triều lên

Cực thân từ thuở mới lên chín mười.

- Cái gì cao lớn lênh khênh

Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra?

Câu 3. Đọc các câu sau. Đánh dấu X vào trước câu kể Ai là gì?

Gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong từng câu vừa tìm được.

a) Ruộng rẫy là chiến trường.

Cuốc cày là vũ khí.

Nhà nông là chiến sĩ.

b) Kim Đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của Đội ta.

Câu 4. Chủ ngữ trong các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành? Chủ ngữ trong các câu trên do những danh từ tạo thành.

Câu 5. Đọc các câu sau. Đánh dấu X vào trước câu kể Ai là gì?.

Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của từng câu.

[x] Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận.

x Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

x Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực sự là nỗi niềm bông phượng.

x Hoa phượng là hoa học trò.

Câu 6.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 25 có đáp án (5 phiếu) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 4 có đáp án

Câu 7. Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp làm vị ngữ để hoàn chỉnh câu kể Ai là gì?

- Bạn Bích Vân là một lớp trưởng gương mẫu.

- Hà Nội là thủ đô của nước ta.

- Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 26

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 27

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 28

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 29

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 30

1 1,285 05/03/2024
Mua tài liệu