Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 16 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 1,342 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 16

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 - Đề số 1

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang.

- Em học về viết bài văn miêu tả con vật.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Em mơ

Em mơ làm mây trắng

Bay khắp nẻo trời cao

Nhìn non sông gấm vóc

Quê mình đẹp biết bao!

Em mơ làm nắng ấm

Đánh thức bao mầm xanh

Vươn lên từ đất mới

Đem cơm no áo lành.

Em mơ làm gió mát

Xua bao nỗi nhọc nhằn

Bác nông dân cày ruộng

Chú công nhân chuyên cần.

Em còn mơ nhiều lắm

Mơ những giấc mơ xanh

Nhưng bây giờ còn bé

Nên em chăm học hành

Mai Thị Bích Ngọc

Câu 1. Bạn nhỏ trong bài thơ mơ làm những gì?

A. Gió mát, bồ câu trắng, giọt sương.

C. Nắng ấm, mưa, bồ câu trắng.

B. Mây trắng, non sông, mầm xanh.

D. Mây trắng, nắng ấm, gió mát.

Câu 2. Vì sao bạn nhỏ trong bài thơ mơ làm mây trắng?

A. Vì bạn nhỏ muốn được ngắm đất nước rõ hơn.

B. Vì bạn nhỏ muốn được bay trên bầu trời như cánh chim.

C. Vì bạn nhỏ muốn được đi khắp mọi miền đất nước.

D. Vì bạn nhỏ muốn bay khắp nẻo trời cao để ngắm nhìn non sông đất nước

Câu 3. Vì sao bạn nhỏ mơ làm nắng ấm?

A. Vì bạn nhỏ muốn cây xanh nảy mầm và phát triển.

B. Vì bạn nhỏ muốn đánh thức các mầm xanh, đem đến cho người dân lao động cuộc sống ấm no.

C. Vì bạn nhỏ muốn trồng thật nhiều cây xanh để tạo bóng mát.

D. Vì bạn nhỏ muốn hạt lúa nảy mầm, đem đến hạt cơm cho người dân lao động.

Câu 4. Em hiểu gì về câu thơ: “Em mơ làm gió mát/ Xua tan nỗi nhọc nhằn”

A. Bạn nhỏ muốn được làm gió mát bay đi khắp cánh đồng.

B. Bạn nhỏ muốn quạt mát cho các bác nông dân làm việc chuyên cần.

C. Bạn nhỏ muốn xua tan đi nỗi nhọc nhằn của chú công nhân chuyên cần.

D. Bạn nhỏ muốn xua tan đi nỗi vất vả của bác nông dân và chú công nhân.

................................

................................

................................

Để xem và mua trọn bộ tài liệu vui lòng click: Link tài liệu

ĐỀ THAM KHẢO MIỄN PHÍ

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 - Đề số 2

Rèn chữ: Chép lại đoạn 1 (5 dòng đầu) bài “Cánh diều tuổi thơ”. (Vở luyện Tiếng Việt)

Bài 1:Viết vào bảng phân loại tên các trò chơi sau:

Chơi ô ăn quan, thi nhảy dây, thi đặt câu hỏi, rước đèn ông sao, chơI tú lơ khơ, cùng chơI đoán từ, kể chuyện tiếp sức, bịt mắt bắt dê

Trò chơi học tập Trò chơi giải trí

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

……………………………

………………………………

b) Viết tiếp 5 từ nói về những khó khăn, thử thách, đời hỏi con người phải có ý chí, nghị lực vượt qua để đạt được mục đích:

Thử thách, …………………………………………………………………………..............

c) Viết tiếp 5 từ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực:

Nản lòng, ………………………………………………………………............

Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau:

a) Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son.

………………………………………………………………………………………………..

b) Chú bé Đất muốn trở thành người xông pha, làm được nhiều việc có ích.

………………………………………………………………………………………………..

c) Thuở đị học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

………………………………………………………………………………………………..

Bài 3: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó:

a) Tiếng mưa rơi lộp độptrên mái nhà.

b) Đường phố lúc nào cũng nườm nượp người đi lại.

c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.

d) Người yêu em nhất chính là mẹ

e) Giờ ra chơi các bạn gái thường nhảy dây.

g) Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa.

Ở đâu?

Thế nào?

Làm gì?

Là ai

Bài 4: Viết vào chỗ chấm một câu câu hỏi với mục đích khác cho mỗi tình huống sau:

a)Khen một người bạn có lòng tốt đã giúp đỡ mình một việc quan trọng:

………………………………………………………………………………………………..

b) Khẳng định một điều mình biết về thành tích học tập của một người bạn:

………………………………………………………………………………………………..

c) Muốn bạn giúp mình một việc cụ thể nào đó:

………………………………………………………………………………………………..

Bài 5: Gạch chân từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi sau:

a) Cậu có biết chơi cờ vua không?

b) Anh vừa mới đi học về à?

c) Mẹ sắp đi chợ chưa?

d) Làm sao bạn lại khóc?

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16 - Đề số 3

I – Bài tập về đọc hiểu

Kiến Mẹ và các con

Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:

- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con

Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.

Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :

- Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!

Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.

(Theo Chuyện của mùa Hạ)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Mỗi buổi tối, Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con?

a- Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con

b- Đếm lại cho đủ những đứa con yêu

c- Sắp xếp chỗ ngủ cho từng đứa con

Câu 2: Điều gì làm Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ?

a- Chờ các con đi kiếm ăn ở xa về tổ cho đầy đủ

b- Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết các con

c- Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm kiến con

Câu 3: Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi?

a- Bảo các chú kiến con xếp hàng lần lượt đến hôn Kiến Mẹ

b- Giúp sức cùng Kiến Mẹ lần lượt hôn tất cả các chú kiến con

c- Nhờ kiến con lần lượt chuyển cái hôn của mẹ đến kiến bên cạnh

Câu 4. Có thể dùng tên gọi nào dưới đây phù hợp nội dung chính của câu chuyện ?

a- Kiến Mẹ vĩ đại

b- Cú Mèo thông minh

c- Nụ hôn của mẹ

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) r,d hoặc gi

Trong vòm lá mới chồi non

Chùm cam bà…..ữ vẫn còn đung đưa

Quả ngon….ành tận cuối mùa

Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào.

…..iêng, hai….ét cứa như …..ao

Nghe tiếng chào mào chống gậy …..a trông

Nom Đoài …..ồi lại ngắm Đông

Bề lo sương táp, bề phòng chim ăn

Quả vàng nằm …ữ cành xuân

Mải mê góp mật, chuyên cần tỏa hương.

(Theo Võ Thạnh An)

b) ât hoặc âc

Cuộc sống quanh ta th…. đẹp. Có cái đẹp của đ…..trời : núi cao ch…. ng…, nắng chan hòa như rót m….xuống quê hương, những bông hoa lóng lánh sương mai. Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên : mái chùa cổ kính nổi b….giữa làng quê, những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca c… lên nghe rạo rực lòng người. Nhưng quý nh… vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn của con người.

(Theo Hòa Bình)

Câu 2: Khoanh tròn từ ngữ không thuộc nhóm nghĩa với các từ ngữ còn lại trong mỗi dãy từ sau:

(1) đèn ông sao, nhảy dây, quân cờ, diều, cờ tướng,dây thừng, bộ xếp hình, khăn bịt mắt, que chuyền, các viên sỏi.

(2) kéo co, chơi ô ăn quan, bịt mắt bắt dê, cờ tướng, chơi chuyền, chồng nụ chồng hoa, lắp ghép hình, rước đèn, nhảy dây, thả diều.

b) Đặt tên cho mỗi nhóm từ (bài 2a) :

(1)………………………………………………………………

(2)………………………………………………………………

Câu 3.

a) Chia các câu kể (đã được đánh số) trong đoạn văn sau thành hai nhóm : kể về sự vật và tả về sự vật

(1) Gà của anh Bốn Linh nhón chân bước từng bước oai vệ, ức ưỡn ra đằng trước. (2) Bị chó vện đuổi, nó bỏ chạy. (3) Con gà của ông Bảy Hóa hay bới bậy. (4) Nó có bộ mào khá đẹp, lông trắng, mỏ như búp chuối, mào cờ, hai cánh như hai vỏ trai úp nhưng lại hay tán tỉnh láo khoét. (5) Sau gà ông Bảy Hóa, gà bà Kiên nổi gáy theo. (6) Gà bà Kiên là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn.

Câu kể về sự vật Câu tả về sự vật

Các câu………………………

Các câu………………………..

Chú ý : Chỉ ghi số thứ tự câu vào hai cột

b) Mỗi câu trên kể hoặc tả sự việc gì ?

M : Câu 1 : Tả cách đi đứng của gà anh Bốn Linh

Câu 2 :…………………………………………..

Câu 3 :…………………………………………..

Câu 4 :…………………………………………..

Câu 5 :…………………………………………..

Câu 6 :…………………………………………..

Câu 4.

a) Dựa vào gợi ý, em hãy viết đoạn văn (khoảng 8 câu) giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em.

Gợi ý :

- Quê em ở đâu? Nơi đó có trò chơi (lễ hội) gì làm em thích thú, muốn giới thiệu cho các bạn biết?

- Trò chơi (lễ hội) thường diễn ra ở vị trí nào? Hình thức tổ chức trò chơi (lễ hội) ra sao ?

- Trò chơi (lễ hội) được diễn ra như thế nào? Có những nét gì độc đáo, thú vị làm em và mọi người thích thú ?

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Dựa vào dàn ý phần thân bài đã viết ở bài tập 4 ( tuần 15 ), hãy viết một đoạn văn ( khoảng 5 câu ) tả vài nét nổi bật của một đồ chơi em thích.

Chú ý: Cần nêu một vài đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu hay điểm nổi bật về cấu tạo… của đồ chơi ; dùng từ ngữ gợi tả, cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

Đáp án và Hướng dẫn làm bài

Phần I.

1.a 2.b 3.c 4.c

Phần II.

Câu 1.

a) Điền theo thứ tự : giữ, dành, Giêng, rét, dao, ra, rồi, giữ

b) Điền theo thứ tự : thật, đất, chất ngất, mật, bật, cất, nhất

Câu 2.

a) (1) nhảy dây

(2) cờ tướng

b) (1) Từ ngữ chỉ các đồ chơi

(2) Từ ngữ chỉ các trò chơi

Câu 3. a)

Câu kể về sự vật Câu tả về sự vật

Câu 2, câu 3, câu 5

Câu 1, câu 4, câu 6

b) Câu 2: Kể về việc gà của anh Bốn Linh bỏ chạy khi bị chó vện đuổi

Câu 3 : Kể về việc gà của ông Bảy Hóa hay bới bậy

Câu 4 : Tả con gà của ông Bảy Hóa

Câu 5 : Kể về việc gà bà Kiên nổi gáy theo gà ông Bảy Hóa

Câu 6 : Tả con gà của bà Kiên

Câu 4.

a) Tham khảo

Hội đua ghe ngo

Những vùng có sông nước rộng như Sóc Trăng, Mỹ Xuyên ( Hậu Giang ), Cà Mau, Kiên Giang, An Giang thường có lễ hội đua ghe ngo thật độc đáo và thú vị. Hội đua ghe ngo được tổ chức ngay chiều ngày rằm tháng mười hoặc tổ chức vào sáng hôm sau buổi lễ thả đèn. Ghe ngo là một chiếc thuyền độc mộc làm từ thân cây sao to, khoét rỗng làm lòng thuyền, dài từ 25 đến 30 mét, có khoảng 20 đến 24 khoang đủ chứa được từ 43 đén 52 người. Đầu và đuôi ghe có vẽ đầu rồng, đuôi phượng hoặc vẽ cá sấu, hổ, báo…. Ghe được chà cho nhẵn bóng, trôi nhanh gọi là ghe ngo. Ghe chỉ dùng trong cuộc đua một lần trong năm và được cất giữ ở chùa. Mỗi ghe có một ông già giỏi tay chèo chỉ huy hiệu lệnh và động viên đội chèo. Trước ngày đua, người ta ngồi trên ghe tập chèo thuần thục theo nhịp trên cạn cho quen. Những cuộc đua thường có từ 20 đến 40 ghe ngo. Cả vùng sông nước tưng bừng cờ hoa, trống hội, tiếng hét hò vang khắp mặt sông.

(Theo Nguyễn Trọng Báu)

b) Tham khảo : - Đoạn văn tả hình dáng chiếc quạt đồ chơi chạy bằng pin:

Chiếc quạt dài chừng một gang tay của em. Quạt làm bằng nhựa tím, lốm đốm nhũ trắng trông rất đẹp. Bên ngoài chiếc quạt nổi bật những hình vẽ ngộ nghĩnh : một chú bé mắt đen láy với đôi má đỏ đang cầm bút lông, một quả bóng đội mũ chóp cao, trên đỉnh gắn một bông hoa màu xanh da trời nhụy đỏ… Đầu nắp quạt có một sợi dây màu vàng dùng để đeo vào cổ. Mở nắp quạt ra, em thấy hai cánh quạt mỏng như mảnh giấy nhỏ, màu xanh lá cây nhạt. Cánh quạt được xếp nghiêng để có thể quạt gió ra phía trước. Dưới hai cánh quạt có một hộp động cơ bé tí với nhiều dây điện xanh đỏ chằng chịt.

(Theo Trần Mạnh Tường)

- Đoạn văn tả chú lính chì:

Ôi chao! Chú lính chì mới đẹp làm sao! Chú làm bằng bột gạo pha phẩm màu. Bộ quần áo của chú màu xanh. Cả người chú được cắm vào một cái que dài. Chú đội chiếc mũ màu xanh ở giữa có một ngôi sao màu đỏ. Chú cũng bị mất chân phải như trong truyện của tác giả An-đéc-xen. Tay phải chú cầm cây súng dài quá mang tai, có lưỡi dao ở sống mũi. Tay trái chú giơ lên chào thật trang nghiêm. Chú đứng thẳng như đang ở trong đội danh dự. Cả người chú toát lên vẻ dũng cảm, không ngại khó khăn trước kẻ thù. Tôi chơi với chú rất cẩn thận không để rụng hay để gãy chân tay.

( Theo Ngô Tuấn Dương )

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19

1 1,342 05/03/2024
Mua tài liệu