Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 12 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 1716 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 12

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 - Đề số 1

1. Kiến thức trọng tâm

- Em học luyện từ và câu: Tính từ.

- Em học về tìm hiểu cách viết và viết hướng dẫn thực hiện một công việc.

2. Đọc hiểu - Luyện tập

Pho tượng (trích)

Pho tượng được tạc bằng ngọc thạch rất trắng, rất trong và mịn. Tượng đặt trong một cái hộp bằng pha lê và lại được để ngay giữa tầng lầu cao nhất. Bên ngoài có chấn song bằng thép, không ai có thể nhấc ra được. Tôi bèn thử đi một vòng. Đôi mắt của pho tượng cứ như đang nhìn theo. Hiển nhiên, đây là điều không tưởng tượng nổi. Dáng người pho tượng như đang bay lên. Sống động đến lạ lùng. Tay phải giơ cao, đầu ngửa ra phía sau một chút. Tay trái hơi duỗi về phía trước. Đó là Quan Âm Bồ Tát đang hướng lên trời. Cánh tay phác họa một động tác ban phước lành cho chúng sinh. Người nghệ sĩ tài tình đến mức đã miêu tả được cả những trải nghiệm gây ấn tượng cho người ta đến thế. Ngay cả quần áo trên pho tượng cũng cực kì độc đáo, thể hiện kết quả sáng tạo kì tài của người nghệ sĩ.

Lâm Ngữ Đường - Mai Ngọc Thanh dịch

Câu 1. Pho tượng Quan Âm Bồ Tát được làm bằng chất liệu gì?

A. Được làm bằng gỗ dày và cứng.

B. Được làm bằng sứ rất trắng và mịn.

C. Được làm bằng ngọc thạch rất trắng, rất trong và mịn.

D. Được làm bằng đồng rất đẹp và chắc chắn.

Câu 2. Khi nhìn pho tượng, tác giả nhận thấy điều gì không tưởng tượng nổi?

A. Đôi mắt của pho tượng nhìn tác giả với sự lo sợ và niềm đau khổ.

B. Đôi mắt của pho tượng nhìn tác giả với niềm yêu thương và lo sợ.

C. Đôi mắt của pho tượng như nhìn theo khi tác giả đi quanh tượng.

D. Đôi mắt của pho tượng nhìn tác giả rất trìu mến và âu yếm. sĩ.

Câu 3. Quần áo trên pho tượng có điểm gì nổi bật?

A. Cực kì độc đáo, thể hiện kết quả sáng tạo kì tài của người nghệ sĩ.

B. Sống động đến lạ lùng, bộc lộ tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ.

C. Miêu tả được những trải nghiệm gây ấn tượng cho người xem.

D. Miêu tả được vẻ ngoài sống động, bộc lộ tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ.

Câu 4. Theo em, pho tượng chân thực như thế nào?

A. Đôi mắt của pho tượng như đang nhìn theo, dáng người như bay lên, tay giơ cao và đầu ngửa ra phía sau.

B. Dáng đứng của pho tượng sinh động như dáng đứng của người thật.

C. Đôi tay pho tượng như muốn ôm lấy tác giả vào lòng.

D. Quần áo pho tượng giống như quần áo của người thật.

................................

................................

................................

Để xem và mua trọn bộ tài liệu vui lòng click: Link tài liệu

ĐỀ THAM KHẢO MIỄN PHÍ

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 - Đề số 2

Đề bài:

Câu 1. Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào hai nhóm: chí phải, ý chí, chí lí, chí thân, chí khí, chí tình, chí hướng, chí công, quyết chí.

a. chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất):

M: chí phải, .............................

b) Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.

M: ý chí, .............................

Câu 2. Ghi dấu X vào ☐ trước dòng nêu đúng nghĩa của từ nghị lực:

Làm việc liên tục, bền bỉ.

Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước mọi khó khăn.

Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ.

Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc.

Câu 3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ trống (nghị lực, quyết tâm, nản chí, quyết chí, kiên nhẫn, nguyện vọng)

Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu ...... Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không ...... Ở nhà, em tự tập viết bằng chân ...... của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu ...... nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng ...... học hành. Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, Nguyễn Ngọc Ký đạt ...... trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú.

Câu 4. Gạch dưới những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (in chữ đậm) trong đoạn văn sau:

Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:

Hoa cà phê thơm lắm em ơi

Hoa cùng một điệu với hoa nhài

Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng

Như miệng em cười đâu đây thôi.

Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.

M: Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa.

Câu 5. Viết vào bảng những từ ngữ miêu tả các mức độ khác nhau của tính chất, đặc điểm:

Tính chất, đặc điểm

Cách 1

(Tạo từ ghép, từ láy)

Cách 2

(Thêm rất, quá, lắm)

Cách 3

(Tạo ra phép so sánh)

Đỏ

Cao

Vui

Câu 6. Đặt câu với mỗi từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 2 (mỗi từ ngữ đặt một câu).

Câu 7:

Chọn viết theo một trong các đề bài gợi ý sau:

1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.

2. Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.

3. Kể lại câu chuyện “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.

Đáp án:

Câu 1. Xếp các từ có tiếng chí sau đây vào hai nhóm: chí phải, ý chí, chí lí, chí thân, chí khí, chí tình, chí hướng, chí công, quyết chí.

a. chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất):

M : chí phải, chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công

b) Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.

M: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí

Câu 2. Ghi dấu X vào ô trước dòng nêu đúng nghĩa của từ nghị lực:

Chọn: Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động không lùi bước trước mọi khó khăn.

Câu 3. Điền vào chỗ trống những từ thích hợp trong ngoặc đơn (nghị lực, quyết tâm, nản chí, quyết chí, kiên nhẫn, nguyện vọng).

Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu nghị lực. Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không nản chí. Ở nhà, em tự tập viết bằng chân. Quyết tâm của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học. Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu kiên nhẫn nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng quyết chí học hành. Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, Nguyễn Ngọc Ký đạt nguyện vọng trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú.

Câu 4. Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất trong đoạn văn sau

Hoa cà phê thơm đậm và ngọt nên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ một lần đến đây ngắm nhìn vẻ đẹp của cà phê đã phải thốt lên:

Hoa cà phê thơm lắm em ơi

Hoa cùng một điệu với hoa nhài

Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng

Như miệng em cười đâu đây thôi.

Mỗi mùa xuân, Đắk Lắk lại khoác lên mình một màu trắng ngà ngọc và tỏa ra mùi hương ngan ngát khiến đất trời những ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn.

Câu 5. Hãy tìm những từ ngữ miêu tả các mức độ khác nhau của các tính chất, đặc điểm:

Tính chất, đặc điểm

Cách 1

(Tạo từ ghép, từ láy)

Cách 2

(Thêm rất, quá, lắm)

Cách 3

(Tạo ra phép so sánh)

Đỏ

đo đỏ, đỏ rực, đỏ tía, đỏ chót, đỏ chon chót

rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ

đỏ nhất, đỏ như son, đỏ như mặt trời, đỏ như máu

Cao

cao cao, cao vút, cao vời vợi, cao chót vót

rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao

cao nhất, cao như núi, cao hơn

vui

vui vui, vui vẻ, vui sướng, vui mừng

rất vui, vui quá, vui lắm, quá vui

vui như tết, vui nhất, vui hơn hết

Câu 6. Đặt câu với mỗi từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 2 (Mỗi từ ngữ đặt một câu.)

Đỏ:

Trái ớt đỏ chon chót.

Bạn Hương có chiếc áo khoác màu đỏ rực.

Cao:

Mùa thu, bầu trời xanh trong và cao vời vợi.

Tháng này vì cả lớp 4A đồng lòng cố gắng nên điểm thi đua rất cao.

Vui:

Tết đến, trẻ em là những người vui nhất.

Mẹ đi công tác xa về, cả nhà em mừng vui như Tết.

Câu 7:

Đề số 2 – Tham khảo

Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca.

Mình tên là An-đrây-ca, năm nay mình 9 tuổi. Mình sống cùng mẹ. Mình kể một câu chuyện liên quan tới ông của mình, câu chuyện làm mình ân hận mãi.

Mình cần phải nói trước là ông của mình đã mất rồi và cái chết của ông chính là nỗi ân hận của mình.

Hồi đó ông mình rất yếu, ông đã 96 tuổi rồi mà! Có một hôm, ông nói với mẹ mình rằng ông cảm thấy khó thở. Mẹ mình lo lắng, nhưng vì phải ở nhà chăm sóc ông nên mẹ bảo mình đi mua thuốc. Mình đi ngay sau lời mẹ nói, nhưng trên đường đi mình gặp mấy đứa bạn đang chơi đá banh. Các bạn ấy rủ mình nhập cuộc thế là mình quên hết mọi sự. Chơi được một lúc mình mới sực nhớ ra lời mẹ dặn. Mình cố gắng chạy thật nhanh đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.

Về đến nhà, mình hoảng hốt vô cùng vì thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông mình đã qua đời. Mình cảm thấy hối hận vô cùng vì đã mang thuốc về trễ. Mình bèn kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ mình an ủi rằng đó không phải là lỗi của mình bởi ông mình đã mất từ lúc mình vừa ra khỏi nhà.

Nhưng có lẽ mẹ chỉ an ủi mình nên mới nói thế thôi, vì mẹ sợ mình buồn mà. Cả đêm đó mình không tài nào ngủ được vì ân hận.

Đó chính là câu chuyện của mình. Đến bây giờ mình vẫn còn hối hận vì điều đó. Mình nghĩ nếu mình mang thuốc về kịp thời chắc ông vẫn còn sống thêm được ít năm nữa. Mình mong các bạn đừng bao giờ ham chơi như mình nhé.

Đề số 3 – Tham khảo

Kể lại câu chuyện “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.

Tôi là một chủ tàu người Hoa, tôi vốn là một chủ tàu rất giỏi về vận tải đường thuỷ. Nhưng có lần, tôi đã phải thua một người được chúng tôi mệnh danh là “Vua tàu thuỷ” và “một bậc anh hùng kinh tế“, anh ấy tên là Bạch Thái Bưởi.

Bạch Thái Bưởi là một người mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ đi quẩy bán hàng rong. Tuổi thơ của anh rất vất vả. May sao, nhà họ Bạch thấy Bưởi khôi ngô, gương mặt đã toát lên anh là người rất thông minh. Nhà họ Bạch đã nhận Bưởi làm con nuôi và cho anh ăn học.

Năm 21 tuổi, anh làm thư kí cho một hàng buôn, nhờ chăm chỉ học hỏi, chẳng lâu sau, anh đã tự làm đủ mọi nghề: buôn gỗ, khai thác mỏ,… Anh là một con người giàu nghị lực nên có lúc mất trắng tay anh vẫn không nản chí.

Rồi đến lúc, Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của chúng tôi đang ngang ngược chiếm các đường sông miền Bắc. Bạch Thái Bưởi vốn là người thông minh nên anh đã nghĩ ra kế: Anh cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Anh dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” lên mỗi chiếc thuyền và bỏ một cái ống để ai đồng tình với anh thì bỏ tiền vào đó để tiếp sức cho chủ tàu. Rồi nhiều khách đồng tình với anh. Khách đi tàu của anh ngày càng đông. Chúng tôi đã phải bán lại tàu cho anh. Anh cho người sửa sang lại tàu và thuê người trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của anh có tới ba mươi chiếc tàu đủ mọi kích cỡ mang những cái tên lịch sử Việt Nam: Trưng Trắc, Trưng Nhị,… Đó là lí do chúng tôi đặt cho anh biệt danh là “Một bậc anh hùng kinh tế”.

Từ đó, chúng tôi học được từ anh một bài học: nếu có ý chí, nghị lực thì ắt việc gì cũng sẽ thành công.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 - Đề số 3

Đề bài:

I- Bài tập về đọc hiểu

Chuyện về hai hạt lúa

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

(Theo báo Điện tử)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1. Vì sao lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?

a- Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống

b- Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt

c- Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị tan nát trong đất

Câu 2. Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất?

a- Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới

b- Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới

c- Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hai hạt lúa?

a- Hạt thứ nhất nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất; hạt thứ hai bị tan biến vào đất, không còn gì.

b- Hạt thứ nhất héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng; hạt thứ hai thành cây lúa óng vàng, trĩu hạt.

c- Hạt thứ nhất trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh; hạt thứ hai chết dần vì hạn hán, thiếu nước.

Câu 4. Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì?

a- Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công

b- Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc sống không thể bình yên.

c- Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn:

Câu 1. Điền vào chỗ trống:

a) tr hoặc ch

(1)….iều….iều, bọn….ẻ….ăn….âu…úng tôi rủ nhau…ơi…..uyền,….ơi….ong …óng , ….ơi….ận giả….ên….iền đê.

(2) Chúng tôi phải đăng kí tạm….ú tại….ụ sở ủy ban với vị phó….ủ tịch vì đồng ….í công an phụ….ách hộ khẩu bận đi họp.

b) Tiếng có vần ươn hoặc ương

(1) Cá không ăn muối cá………

Con cãi cha mẹ trăm…….con hư.

(2) Lưỡi không….nhiều…….lắt léo.

(3)……………..người như thể …….thân.

Câu 2.

a) Gạch dưới các câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người:

(1) Thắng không kiêu, bại không nản

(2) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

(3) Thua keo này, bày keo khác

(4) Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

(5) Có công mài sắt, có ngày nên kim.

b) Điền từ có tiếng chí vào chỗ trống trong những câu sau:

(1) Ý kiến của bạn Tuấn quả là…………

(2) Lan là người bạn………của tôi

(3) Nữ Oa……….vá trời.

Câu 3. Viết vào chỗ trống 1 ví dụ về cách thể hiện mức độ khác nhau của mỗi đặc điểm cho trước (xanh, chậm)

Cách thể hiện mức độ

xanh

chậm

(1) tạo ra từ ghép hoặc từ láy

………………….

………………….

………………….

………………….

(2) thêm các từ rất, quá, lắm….

………………….

………………….

………………….

………………….

(3) tạo ra phép so sánh

………………….

…………………

……………………

……………………

Câu 4. a) Viết kết bài mở rộng cho truyện “Chuyện về hai hạt lúa” bằng cách nói lên suy nghĩ của em về câu chuyện :

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện em đã nghe hoặc đã đọc nói về một người có tấm lòng nhân hậu hoặc có ước mơ cao đẹp.

Chú ý: Em tự lập dàn ý vào vở để chuẩn bị cho bài kiểm tra về văn kể chuyện ở tuần 12.

Đáp án:

Phần I

1. c

2. a

3. b

(4). a

Phần II

Câu 1. a) (1) Chiều chiều, bọn trẻ chăn trâu chúng tôi rủ nhau chơi chuyền, chơi chong chóng, chơi trận giả trên triền đê.

(2) Chúng tôi phải đăng kí tạm trú tại trụ sở ủy ban với vị phó chủ tịch vì đồng chí công an phụ trách hộ khẩu bận đi họp.

b) (1) Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

(2) Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.

(3) Thương người như thể thương thân.

Câu 2. a) Gạch dưới các câu: (1) ; (3) ; (4) ; (5)

b) Điền từ có tiếng chí: (1) chí lí ; (2) chí thân ; (3) quyết chí

Câu 3. VD:

Cách thể hiện mức độ

xanh

chậm

(1) tạo ra từ ghép hoặc từ láy

Xanh xanh (hoặc: xanh lè, xanh ngắt..)

Chầm chậm (hoặc: chậm rì rì)

(2) thêm các từ rất, quá, lắm

Rất xanh (hoặc: xanh quá, xanh cực kì…)

Rất chậm (hoặc: chậm quá, chậm lắm …)

(3) tạo ra phép so sánh

Xanh như tàu lá (hoặc: xanh như chàm…)

Chậm như rùa (hoặc: chậm như sên…)

Câu 4. VD:

a) (Kết bài mở rộng bằng cách nói lên suy nghĩ về câu chuyện): Cũng là hạt lúa nhưng vì có những sự lựa chọn khác nhau mà kết cục trái ngược nhau. Tôi mong rằng sự lựa chọn của hạt lúa thứ hai sẽ là sự lựa chọn của mỗi chúng ta khi đứng trước “cánh đồng” bao la của cuộc đời này.

b) Em có thể chọn truyện ở SGK hoặc truyện trong sách này như: Phép màu giá bao nhiêu? Một vị bác sĩ, “Ông lão ăn mày” nhân hậu…(hoặc: Ước mơ, Chiếc dù màu đỏ…)

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17

1 1716 lượt xem
Mua tài liệu