Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 (Kết nối tri thức) Tuần 18 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18 sách Kết nối tri thức có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 4.

1 1,808 05/03/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 4 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức Tuần 18

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18 - Đề số 1

I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (4 điểm)

Bài Bức tường có nhiều phép lạ - Trang 97

Câu hỏi: Điều gì khiến Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép lạ?

Trả lời:

Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép lạ vì bố Quy là một người viết văn có khi ông tì cằm lên tay, nhìn thẳng vào bức tường trước mặt rồi ông lại cầm bút viết lia lịa, quên cả ăn cơm.

2. Đọc hiểu (6 điểm)

Chuyện về hai hạt lúa

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng mà ta đang có, ta sẽ cứ khuất trong kho lúa thôi.”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

Theo “Hạt giống tâm hồn”

Câu 1. Vì sao hạt lúa thứ nhất lại chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó? (0,5 điểm)

A. Vì hạt lúa không muốn thân mình bị vùi trong lòng đất ẩm ướt.

B. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị lấp trong đất.

C. Vì hạt lúa muốn bảo vệ chất dinh dưỡng trong lớp vỏ của mình.

D. Vì hạt lúa nghĩ đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt.

Câu 2. Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất? (0,5 điểm)

A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới.

B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới.

C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn.

D. Vì hạt lúa muốn trải nghiệm những điều thú vị xung quanh mình.

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hạt lúa thứ nhất? (0,5 điểm)

A. Nằm lâu ở góc nhà, bị chuột ăn mất.

B. Héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng.

C. Nó chết dần trong bóng tối của kho lúa.

D. Tan biến vào đất không còn gì.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng kết cục của hạt lúa thứ hai? (0,5 điểm)

A. Chết dần vì hạn hán, thiếu nước.

B. Chết dần vì thiếu ánh sáng.

C. Sống khỏe mạnh vì có đủ chất dinh dưỡng.

D. Trở thành cây lúa xanh tốt, vàng óng, trĩu hạt.

................................

................................

................................

Để xem và mua trọn bộ tài liệu vui lòng click: Link tài liệu

ĐỀ THAM KHẢO MIỄN PHÍ

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18 - Đề số 2

Đề bài:

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng :

Cho văn bản sau, đọc một trong ba đoạn của văn bản.

KÉO CO

1. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác,nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên.

Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng.

2. Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.

3. Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc lại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số người của mỗi bên không hạn chế. Nhiều khi, có giáp thua keo đầu, tới keo thứ hai, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. Sau cuộc thi, dân làng nổi trống mừng bên thắng. Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc.

(Theo Toan Ánh)

II. Đọc thầm và làm bài tập:

Dựa vào bài tập đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:

Câu 1 : Kéo co là một trò chơi dân gian thể hiện điều gì? (0,5 điểm)

A. Sự đấu trí.

B. Tinh thần thượng võ.

C. Tài ứng xử.

Câu 2: Trò chơi kéo co ở mỗi vùng, mỗi đia phương có điểm gì giống nhau? (0,5 điểm)

A. Đó là cuộc thi giữa nam và nữ.

B. Đó là cuộc thi giữa những thanh niên cường tráng.

C. Đó là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai đội.

Câu 3 : Trò chơi nào dưới đây được gọi là trò chơi dân gian? (0,5 điểm)

A. Đấu vật

B. Bóng chuyền

C. Đá bóng

Câu 4: Từ nào sau đây là danh từ? (0,5 điểm)

A. Kéo co

B. Cái co

C. Co chân

Câu 5: Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “khuyến khích”? (0,5 điểm)

A. Khích lệ

B. Khúc khích

C. Động viên

Câu 6: Dòng nào dưới đây là những trò chơi rèn luyện sức mạnh? (0,5 điểm)

A. vật, kéo co

B. nhảy dây, đá cầu

C. cờ tướng, xếp hình

Câu 7: Em hãy đặt một câu kể Ai làm gì ? (0,5 điểm)

Câu 8:Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? (0,5 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe - viết):

Chiếc áo búp bê

Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi, vẫn phong phanh chiếc váy mỏng. Tôi xin chị Khánh được mảnh vải xa tanh màu mật ong, khâu chiếc áo cho bé. Chiếc áo chỉ bằng bao thuốc. Cổ áo dựng cao cho ấm ngực. Tà áo loe ra một chút so với thân. Các mép áo đều được viền bằng vải xanh, rất nổi. Có ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc nẹp áo. Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tự tay tôi đã may cho bé.

(Theo Ngọc Ro)

II. Tập làm văn

Đề bài : Hãy tả một món đồ chơi mà em yêu thích nhất.

Đáp án:

A. Kiểm tra Đọc

I. Đọc thành tiếng :

II. Đọc thầm và làm bài tập:

Học sinh trả lời đúng mỗi câu ghi 0.5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Ý đúng

B

C

A

B

B

A

Câu 7: Học sinh đặt được câu kể Ai – làm gì? 0,5 điểm.

Ví dụ: Cô giáo đang giảng bài.

Câu 8: Học sinh giới thiệu được cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa hai đội, một bên là nam và một bên là nữ.… 0,5 điểm.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe - viết):

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng qui định) trừ 0,2 điểm.

II. Tập làm văn

- Viết được bài văn tả đồ chơi đúng với yêu cầu của bài, đảm bảo các yêu cầu sau thì được 3 điểm:

+ Viết được bài văn miêu tả một đồ chơi đủ các phần (mở bài, thân bài, kết bài) đúng yêu cầu đã học.

+ Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

- Tuỳ theo mức độ về sai sót ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm:

2,75 ; 2,5; 2 ; 1,75 ; 1,5; 1.

Bài mẫu:

Vào ngày sinh nhật lần thứ 9 của em, em đuơc tặng rất nhiều đồ chơi. Nào là thú bông, xếp hình, đồng hồ,...Nhưng trong số đó em thích nhất là cô búp bê barbie mà bố em đã tặng. Em đặt tên cho nó là Li sa - cái tên nghe rất tây.

Li sa có mái tóc xoăn màu vàng óng ả, cái môi thì đỏ chon chót chúm chím cười. Nước da của cô búp bê này trắng hồng và được làm bằng nhựa cứng. Khuôn mặt tròn bầu bĩnh. Cái má phinh phính, lúc nào cũng ửng hồng, ánh lên một màu trái đào mới nở. Đôi mắt to tròn, xanh biếc, với hàng lông mi cong vút, và chiếc mũi nhỏ xinh, trông Li sa thật là ngộ nghĩnh và dễ thương. Li sa được khoác trên mình một chiếc váy dạ hội màu đỏ lộng lẫy, lấp lánh nhưng sợi kim tuyến nhiều màu.

Dưới chân cô là một đôi giầy cao gót cũng màu đỏ được gắn rất nhiều hạt kim sa lấp lánh. Li sa là cô búp bê xinh đẹp nhất trong số những con búp bê của em. Li sa là người bạn tâm sự mỗi khi em vui hay buồn vì khi được ngắm nhìn Li sa làm em cảm thấy phấn chấn hơn.

Em dành rất nhiêu tình cảm của mình cho Li sa nên luôn giữ gìn và chơi với bé cẩn thận để mãi mãi món quà của bố tặng nhân ngày sinh nhật lúc nào cũng như mới.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 18 - Đề số 3

Đề bài:

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi ở các bài sau:

- Ông Trạng thả diều (Từ Sau vì nhà nghèo quá đến vượt xa các học trò của thầy.) - Sách HD học Tiếng Viết 4- Tập 1B- Trang 4.

- Người tìm đường lên các vì sao (Từ Để tìm điều bí mật đó đến trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.) - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 41.

- Tuổi ngựa - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 84.

- Kéo co - Sách HD học Tiếng Viết 4 - Tập 1B - Trang 95.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU

Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.

Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.

Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “ Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.

Một tiếng hô: “Bắn”.

Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.

(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? (0,5 điểm)

A. Mười lăm tuổi

B. Mười sáu tuổi

C. Mười hai tuổi

D. Mười tám tuổi

Câu 2: Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? (0,5 điểm)

A. Ở đảo Phú Quý

B. Ở đảo Trường Sa

C. Ở Côn Đảo

D. Ở Vũng Tàu

Câu 3: Thái độ đáng khâm phục của chị Sáu đối diện với cái chết như thế nào? (0,5điểm)

A. Bình tĩnh.

B. Bất khuất, kiên cường.

C. Vui vẻ cất cao giọng hát.

D. Buồn rầu, sợ hãi.

Câu 4: Chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ, tra tấn, giam cầm ở Côn Đảo trong hoàn cảnh nào? (0,5điểm)

A. Trong lúc chị đi theo anh trai

B. Trong lúc chị đi ra bãi biển

C. Trong lúc chị đang đi theo dõi bọn giặc.

D. Trong lúc chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.

Câu 5: Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? (1 điểm)

A. Yêu đất nước, gan dạ

B. Hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

C. Yêu đất nước, bất khuất trước kẻ thù

D. Yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù

Câu 6: Chủ ngữ trong câu: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là: (1điểm)

A. Vào năm mười hai tuổi

B. Sáu đã theo anh trai

C. Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng

D. Sáu

Câu 7: Tính từ trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”. là: (1 điểm)

A. Hồn nhiên

B. Hồn nhiên, vui tươi

C. Vui tươi, tin tưởng

D. Hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng

Câu 8: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy. (1 điểm)

……………………………………………………………………………………

Câu 9: Viết một câu kể Ai làm gì và xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu (1 điểm)

………………………………………………………………………………………

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm)

Hương làng

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.

Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.

II. Tập làm văn: (8 điểm)

Đề bài: Em hãy tả lại một đồ chơi mà em thích.

Đáp án:

A. Kiểm tra Đọc

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Câu 1.(0,5đ) Ý C.

Câu 2.(0,5 đ) Ý C.

Câu 3.(0,5 đ) Ý B.

Câu 4. (0,5 đ) Ý D

Câu 5. (1 đ) Ý D

Câu 6. (1 đ) Ý D

Câu 7. (1đ) Ý B

Câu 8. Cánh đồng lúa rộng mênh mông. (1đ)

Câu 9. Chị Sáu// đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc.

Cô giáo // đang giảng bài. (1đ)

B. Kiểm tra Viết

I. Viết chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc bài cho học sinh viết

- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.

II. Tập làm văn (8,0 điểm)

1. Mở bài: HS viết đúng mở bài theo yêu cầu tả đồ chơi (1,0 điểm)

2. Thân bài: 4 điểm

+ Viết đúng nội dung đề bài: 1,5 điểm.

+ Kĩ năng diễn đạt câu: 1,5 điểm.

+ Cảm xúc trong từng ý văn, câu văn: 1,0 điểm.

3. Kết bài: Nói lên được tình cảm yêu mến hoặc suy nghĩ của mình về đồ chơi yêu thích: 1,0 điểm.

4. Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm.

5. Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.

6. Sáng tạo: 1 điểm.

Bài mẫu:

Mùa hè vừa rồi, trong chuyến đi du lịch Trung Quốc, em được một bạn tặng cho em một con rô-bốt rất đẹp. Con rô-bốt có hình một chú rắn.

Tuy nhiên trông nó chẳng hề dữ dằn chút nào, ngắm nhìn còn thấy dễ thương nữa chứ, bởi vì nhà sản xuất đã làm theo mô hình một chú rô-bốt nên em rất thích. Chú rô-bốt của em có màu xanh lá cây đậm, đầu chú khom khom về trước hình con rắn hổ mang. Một bên tay chú xoắn lại hình mũi khoan, cái sừng của chú màu vàng và nhẵn bóng, có thể xoay đi, xoay lại, cái đuôi dài của chú càng làm chú trở nên dũng mãnh hơn.

Khi nào rảnh rỗi, em lại cùng bạn hàng xóm chơi chung với chú rô-bốt của em. Rô-bốt của em không dùng pin, muốn chú cử động em phải dùng tay xoay các khớp để chú tạo ra các hình khác nhau. Sau khi chơi, em để ngay ngắn chú rô-bốt này trên chiếc tủ đựng đồ lưu niệm của gia đình, trên chiếc tủ đó có những sản phẩm do chính tay em tạo ra.

Khi chơi với chú rô-bốt em lại nhớ đến người bạn Trung Quốc của em. Dù không hiểu được tiếng nói của nhau nhưng chúng em vẫn chơi những trò chơi rất vui. Đúng là tình bạn đã vượt qua cả rào cản ngôn ngữ, chúng em đã là những người bạn của nhau.

Em cảm giác chú rô-bốt này đã là người bạn tri kỷ luôn ở bên em. Em rất yêu chú rô-bốt của em.

Xem thêm các bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 chọn lọc, hay khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 20

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 21

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 22

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 23

1 1,808 05/03/2024
Mua tài liệu