TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 43 (có đáp án 2023): Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 43.

1 695 15/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chiếm khoảng

A. 1/4 diện tích cả nước

B. 1/3 diện tích cả nước

C. 1/2 diện tích cả nước

D. 2/3 diện tích cả nước

Đáp án: C

Giải thích: Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm toàn bộ phần lãnh thổ phía Nam nước ta, bắt đầu từ Đà Nẵng tới Cà Mau và chiếm khoảng 1/2 diện tích cả nước.

Câu 2. Đặc điểm chung khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

A. tính chất á nhiệt đới thể hiện rõ nét

B. tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước

C. một nền nhiệt nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

D. nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

Đáp án: D

Giải thích: Đặc điểm chung khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc.

Câu 3. Mùa mưa của Duyên hải Nam Trung Bộ vào thời điểm nào?

A. Mùa hạ

B. Mùa hạ-thu

C. Mùa thu

D. Mùa thu-đông

Đáp án: D

Giải thích: Duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn (tháng 10, 11).

Câu 4. Mùa mưa của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên kéo dài

A. 5 tháng

B. 6 tháng

C. 7 tháng

D. 8 tháng

Đáp án: B

Giải thích: Mùa mưa của Nam Bộ và Tây Nguyên kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10.

Câu 5. Đồng bằng Nam Bộ được hình thành do hệ thống sông nào bồi đắp?

A. Hệ thống Sông Hồng và sông Mê Công

B. Hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công

C. Hệ thống sông Mã và hệ thống sông Mê Công

D. Hệ thống sông Cả và hệ thống sông Mê Công

Đáp án: B

Giải thích: Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn được hình thành do hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công bồi đắp nên.

Câu 6. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ kéo dài từ

A. Quảng Nam đến Cà Mau

B. Đà Nẵng đến TP. Hồ Chí Minh

C. Thừa Thiên Huế đến Kiên Giang

D. Đà Nẵng đến Cà Mau

Đáp án: D

Giải thích: Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm toàn bộ phần lãnh thổ phía Nam nước ta, bắt đầu từ Đà Nẵng tới Cà Mau và chiếm khoảng 1/2 diện tích cả nước.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên chiếm khoảng

A. 70% tổng lượng mưa trung bình năm

B. 80% tổng lượng mưa trung bình năm

C. 85% tổng lượng mưa trung bình năm

D. 90% tổng lượng mưa trung bình năm

Đáp án: B

Giải thích: Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên mùa mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa trung bình năm. Mùa khô thường bị thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 2. Khu vực có mùa mưa đến muộn và tập trung vào các tháng 10, 11 là

A. Nam Trung Bộ

B. Duyên Hải Nam Trung Bộ

C. Nam Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: A

Giải thích: Khu vực Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn hán gay gắt, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn, khoảng tháng 10 và tháng 11.

Câu 3. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mùa mưa kéo dài mấy tháng?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án: C

Giải thích: Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên mùa mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô thường bị thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 4. Đồng bằng Nam Bộ được hình thành và phát triển trên

A. một vùng sụt võng rộng lớn

B. một vùng hạ lưu sông rộng lớn

C. một vùng đồng bằng rộng lớn

D. một vùng bán bình nguyên chuyển tiếp

Đáp án: A

Giải thích: Đồng bằng Nam Bộ được hình thành và phát triển trên một vùng sụt võng rộng lớn và được phù sa của hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công bồi đắp nên.

Câu 5. Tài nguyên khoáng sản lớn nhất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì?

A. Bôxit

B. Dầu khí

C. Sắt

D. Vàng

Đáp án: B

Giải thích: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ giàu có về tài nguyên, tài nguyên khoáng sản giàu có nhất của miền là dầu mỏ và khí đốt, tập trung chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam.

Câu 6. Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là

A. đới rừng nhiệt đới gió mùa

B. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa

C. đới rừng ôn đới gió mùa

D. đới rừng cận xích đạo gió mùa

Đáp án:

Giải thích: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo gió mùa nên cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam cũng là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

3. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Khó khăn lớn nhất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ về khí hậu là gì?

A. Mùa khô kéo dài

B. Mùa khô diễn ra ngắn

C. Không có mùa lạnh

D. Chịu ảnh hưởng mạnh của gió Lào

Đáp án: A

Giải thích: Khó khăn lớn nhất của miền về khí hậu là có mùa khô sâu sắc kéo dài khoảng 6 tháng. Có nhiều vùng thiếu nước trầm trọng vào mùa khô như vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Câu 2. Mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc không phải do

A. thời tiết nắng nóng, ít mưa

B. độ ẩm nhỏ

C. khả năng bốc hơi lớn

D. ảnh hưởng mạnh của gió Đông Bắc

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc là do vào thời kì mùa khô thời tiết nắng nóng, rất ít mưa nhưng khả năng bốc hơi lớn và độ ẩm rất nhỏ. Thời kì này còn có sự hoạt động của gió Tín phong khô nóng càng làm tăng thêm sự khô hạn ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi đó, thời kì mùa khô ở khu vực miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ thì ở hai miền còn lại vẫn có ngày mưa phùn, có lúc mưa rất to.

Câu 3. Tại sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc?

A. Sự giảm sút của gió mùa Đông Bắc và gió tín phong hoạt động mạnh

B. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhưng bị chi phối bởi gió khác

C. Tác dụng chắn của địa hình và vùng đồng bằng duyên hải

D. Phần lãnh thổ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ kéo dài hơn

Đáp án: A

Giải thích: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc là do: Thứ nhất miền này hầu như không chịu tác động của gió mùa đông Bắc hoặc nếu có chịu tác động thì chỉ còn dạng thời tiết se se lạnh. Thứ hai thời kì này có sự hoạt động của gió Tín phong khô nóng và gió Tây Nam nóng ẩm đóng vai trò chủ yếu.

Câu 4: Khu vực có mùa mưa đến muộn và tập trung vào các tháng 10, 11 là:

A. Nam Trung Bộ

B. Duyên Hải Nam Trung Bộ

C. Nam Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: A

Giải thích: Khu vực Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn hán gay gắt, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn, khoảng tháng 10 và tháng 11.

Câu 5: Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mùa mưa kéo dài mấy tháng?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án: C

Giải thích: Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên mùa mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô thường bị thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 6: Đồng bằng Nam Bộ được hình thành và phát triển trên:

A. Một vùng sụt võng rộng lớn

B. Một vùng hạ lưu sông rộng lớn

C. Một vùng đồng bằng rộng lớn

D. Một vùng bán bình nguyên chuyển tiếp

Đáp án: A

Giải thích: Đồng bằng Nam Bộ được hình thành và phát triển trên một vùng sụt võng rộng lớn và được phù sa của hệ thống sông Đồng Nai – Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công bồi đắp nên.

Câu 7: Tài nguyên khoáng sản nhất của miền là:

A. Bôxit

B. Dầu khí

C. Sắt

D. Vàng

Đáp án: B

Giải thích: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ giàu có về tài nguyên, tài nguyên khoáng sản giàu có nhất của miền là dầu mỏ và khí đốt, tập trung chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam.

Câu 8: Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là:

A. đới rừng nhiệt đới gió mùa

B. đới rừng cận nhiệt đới gió mùa

C. đới rừng ôn đới gió mùa

D. đới rừng cận xích đạo gió mùa

Đáp án: D

Giải thích: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo gió mùa nên cảnh quan tiểu biểu của phần lãnh thổ phí Nam cũng là đới rừng cận xích đạo gió mùa.

Câu 9: Khu vực địa hình không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:

A. Trường Sơn Bắc

B. Trường Sơn Nam

C. Các cao nguyên badan Tây Nguyên

D. Đồng bằng Nam Bộ

Đáp án: A

Giải thích:

Các khu vực địa hình ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là Trường Sơn Nam, các cao nguyên badan xếp tầng ở Tây Nguyên và vùng đồng bằng Nam Bộ. Còn vùng Trường Sơn Bắc thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Câu 10: Ngọn núi cao nhất ở Trường Sơn Nam là:

A. Vọng Phu

B. Ngọc Linh

C. Chư Yang Sin

D. Ngọc Krinh

Đáp án: B

Giải thích: Ngọn núi cao nhất ở Trường Sơn Nam là núi Ngọc Linh cao 2.598m, núi Vọng Phu (2.051m), núi Chư Yang Sin (2.405m) và núi Ngọc Krinh (2.025m).

Câu 11: Khó khăn lớn nhất của miền về khí hậu là:

A. Mùa khô kéo dài

B. Mùa khô diễn ra ngắn

C. Không có mùa lạnh

D. Chịu ảnh hưởng mạnh của gió Lào

Đáp án: A

Giải thích: Khó khăn lớn nhất của miền về khí hậu là có mùa khô sâu sắc kéo dài khoảng 6 tháng. Có nhiều vùng thiếu nước trầm trọng vào mùa khô như vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Câu 12: Mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc không phải do:

A. Thời tiết nắng nóng, ít mưa

B. Độ ẩm nhỏ

C. Khả năng bốc hơi lớn

D. Ảnh hưởng mạnh của gió Đông Bắc

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc là do vào thời kì mùa khô thời tiết nắng nóng, rất ít mưa nhưng khả năng bốc hơi lớn và độ ẩm rất nhỏ. Thời kì này còn có sự hoạt động của gió Tín phong khô nóng càng làm tăng thêm sự khô hạn ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong khi đó, thời kì mùa khô ở khu vực miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ thì ở hai miền còn lại vẫn có ngày mưa phùn, có lúc mưa rất to.

Câu 13: Tại sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc?

A. Sự giảm sút của gió mùa Đông Bắc và gió tín phong hoạt động mạnh

B. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhưng bị chi phối bởi gió khác

C. Tác dụng chắn của địa hình và vùng đồng bằng duyên hải

D. Phần lãnh thổ miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ kéo dài hơn

Đáp án: A

Giải thích: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc là do: Thứ nhất miền này hầu như không chịu tác động của gió mùa đông Bắc hoặc nếu có chịu tác động thì chỉ còn dạng thời tiết se se lạnh. Thứ hai thời kì này có sự hoạt động của gió Tín phong khô nóng và gió Tây Nam nóng ẩm đóng vai trò chủ yếu.

Câu 14: Tài nguyên khoáng sản nhất của miền là:

A. Bôxit

B. Dầu khí

C. Sắt

D. Vàng

Đáp án: B

Giải thích: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ giàu có về tài nguyên, tài nguyên khoáng sản giàu có nhất của miền là dầu mỏ và khí đốt, tập trung chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam.

Câu 15: Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chiếm khoảng:

A. 1/4 diện tích cả nước

B. 1/3 diện tích cả nước

C. 1/2 diện tích cả nước

D. 2/3 diện tích cả nước

Đáp án: C

Giải thích:

Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm toàn bộ phần lãnh thổ phía Nam nước ta, bắt đầu từ Đà Nẵng tới Cà Mau và chiếm khoảng 1/2 diện tích cả nước.

Câu 16: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ kéo dài từ:

A. Quảng Nam đến Cà Mau

B. Đà Nẵng đến TP. Hồ Chí Minh

C. Thừa Thiên Huế đến Kiên Giang

D. Đà Nẵng đến Cà Mau

Đáp án: D

Giải thích: Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ gồm toàn bộ phần lãnh thổ phía Nam nước ta, bắt đầu từ Đà Nẵng tới Cà Mau và chiếm khoảng 1/2 diện tích cả nước.

Câu 17: Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên chiếm khoảng:

A. 70% tổng lượng mưa trung bình năm

B. 80% tổng lượng mưa trung bình năm

C. 85% tổng lượng mưa trung bình năm

D. 90% tổng lượng mưa trung bình năm

Đáp án: B

Giải thích: Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên mùa mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa trung bình năm. Mùa khô thường bị thiếu nước nghiêm trọng.

Câu 18: Giới hạn của của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

A. Từ dãy Bạch Mã trở vào nam.

B. Từ dãy Bạch Mã trở ra bắc.

C. Từ dãy Hoành Sơn trở vào nam.

D. Từ dãy Hoành Sơn trở

Đáp án: A

Câu 19: Đặc điểm chung khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

A. Tính chất á nhiệt đới thể hiện rõ nét.

B. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước

C. Một nền nhiệt nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc.

D. Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

Đáp án: D

Câu 20: Mùa mưa của Duyên hải Nam Trung Bộ vào:

A. Mùa hạ

B. Mùa hạ-thu

C. Mùa thu

D. Mùa thu- đông

Đáp án: D

Giải thích: Duyên hải Nam Trung Bộ có mùa khô kéo dài, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn (tháng 10, 11) (trang 148 SGK Địa lí 8).

Câu 21: Mùa mưa của khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên kéo dài:

A. 5 tháng

B. 6 tháng

C. 7 tháng

D. 8 tháng

Đáp án: B

Giải thích: Mùa mưa của Nam Bộ và Tây Nguyên kéo dài 6 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10. (trang 148 SGK Địa lí 8).

Câu 22: Đồng bằng Nam Bộ được hình thành do hệ sống nào bồi đắp:

A. Hệ thống Sông Hồng và sông Mê Công.

B. Hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công.

C. Hệ thống sông Mã và hệ thống sông Mê Công.

D. Hệ thống sông Cả và hệ thống sông Mê Công.

Đáp án: B

Giải thích: Đồng bằng Nam Bộ rộng lớn được hình thành do hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ và hệ thống sông Mê Công bồi đắp nên

Câu 23: Những khó khăn về tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

A. Ngập lụt, bão lũ, địa hình chia cắt mạnh.

B. Rét đậm, rét hại, sương muối, lũ ống lũ quét

C. Bão lũ, sương muối, giá rét, sạt lơ bờ biển.

D. Mùa khô sâu sắc và kéo dài, cháy rừng, xâm nhập mặn, sa mạc hóa vùng cực Nam Trung Bộ.

Đáp án: D

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đáp án

1 695 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: