TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 36 (có đáp án 2023): Đặc điểm đất Việt Nam

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 36.

1 4,637 15/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Việt Nam có mấy nhóm đất chính?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Giải thích: Việt Nam có 3 nhóm đất chính: Feralit, đất mùn núi cao và đất phù sa.

Câu 2. Nhóm đất chiếm tỉ trọng lớn nhất là

A. đất feralit

B. đất phù sa

C. đất mùn núi cao

D. đất mặn ven biển

Đáp án: A

Giải thích: Đất feralit chiếm khoảng 65% diện tích đất tự nhiên.

Câu 3. Nhóm đất nào chiếm diện tích lớn nhất nước ta?

A. Phù sa

B. Feralit

C. Mùn núi cao

D. Đất xám

Đáp án: B

Giải thích: Nhóm đất feralit hình thành ở vùng núi cao, chiếm diện tích lớn nhất nước ta với 65% diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên và nhóm đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích đất tự nhiên,…

Câu 4. Các loại cây (chè, cà phê) phù hợp với loại đất nào?

A. Phù sa

B. Feralit

C. Mùn núi cao

D. Đất xám

Đáp án: B

Giải thích: Đất feralit được hình thành trên đá badan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng, có độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều, chè,…).

Câu 5. Hình thành trên vùng đất mùn núi cao là

A. các vùng chuyên canh cây công nghiệp

B. các vùng chuyên canh cây lương thực

C. các ruộng hoa màu, rau củ

D. các cánh rừng đầu nguồn

Đáp án: D

Giải thích: Đất mùn núi cao chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu trồng rừng các loại rừng đầu nguồn và cần được bảo vệ.

Câu 6. Nhóm đất nào thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm?

A. Phù sa

B. Feralit

C. Xám

D. Badan

Đáp án: A

Giải thích: Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên, đất tơi xốp và giữ nước tốt, thích hợp cho canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm.

2. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Đặc điểm nổi bật nhất của tài nguyên đất nước ta là

A. đất phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp

B. đất có tầng phong hóa dày, dễ bị rửa trôi

C. đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

D. ít chịu tác động của con người

Đáp án: C

Giải thích: Tài nguyên đất nước ta rất đa dạng: gồm 3 nhóm đất chính (đất feralit, đất mùn núi cao, đất phù sa), trong mỗi nhóm đất lại được phân loại thành nhiều loại khác nhau; đất đai nước ta thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 2. Có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp là đặc điểm của loại đất nào?

A. Đất phù sa

B. Đất mặn, đất phèn

C. Đất mùn núi cao

D. Đất feralit

Đáp án: D

Giải thích: Đất feralit có đặc điểm là: màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều, tiêu,…), loại đất này được hình thành trên loại đá badan và đá vôi.

Câu 3. Khó khăn chủ yếu trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở miền đồi núi nước ta là

A. đất dễ bị ngập úng

B. đất chua, nhiễm phèn

C. đất dễ bị xói mòn, rửa trôi

D. đất dễ bị xâm nhập mặn

Đáp án: C

Giải thích: Vùng đồi núi nước ta có địa hình dốc, đất có tầng phong hóa già và vụn bở do quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ (nhiệt, ẩm cao) kết hợp với lương mưa lớn -> đất dễ bị rửa trôi, xói mòn, đặc biệt ở những vùng bị mất lớp phủ thực vật, làm tăng diện tích đất hoang hóa vùng đồi núi.

Câu 4. Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ở vùng nào?

A. Đồng bằng sông Cửu Long

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Duyên hải miền Trung

D. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh

Đáp án: A

Giải thích: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với diện tích là 75 vạn ha (chiếm 19% diện tích đất tự nhiên của đồng bằng). Phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan.

Câu 5. Yếu tố nào quyết định đến thành phần khoáng vật, cơ giới của đất?

A. Địa hình

B. Thời gian

C. Đá mẹ

D. Tác động của con người

Đáp án: C

Giải thích: Mọi loại đất đều được hình thành từ sản phẩm phân hủy (đá mẹ) của đá gốc (nham thạch). Đá mẹ cung cấp nguồn vật chất vô cơ cho đất nên quyết định thành phần khoáng vật, cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp đến các đặc tính lí, hóa của đất.

Câu 6. Đặc điểm của nhóm đất feralit

A. đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm

B. đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng đỏ, có độ phì cao, thích hợp với nhiều laoij cây công nghiệp

C. đất có nhiều mùn, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao

D. nhìn chung đất có độ phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp,ít chua, giàu mùn

Đáp án: D

Giải thích: Đặc điểm của nhóm đất feralit là đất có độ phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp,ít chua, giàu mùn.

3. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Sự đa dạng của đất là không phải do các nhân tố?

A. Khoáng sản

B. Sinh vật

C. Đá mẹ

D. Địa hình

Đáp án: A

Giải thích: Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, thời gian và sự tác động của con người.

Câu 2. Cho bảng số liệu sau: 

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta là

A. tròn

B. miền

C. đường

D. cột

Đáp án: A

Giải thích: Biểu đồ tròn thường thể hiện cơ cấu của đối tượng trong thời gian từ 1 – 3 năm hoặc của 1 – 3 đối tượng, thể hiện giá trị tương đối => Dựa vào dấu hiệu nhận diện biểu đồ -> xác định được biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta năm là biểu đồ tròn.

Câu 3. Tại sao ở nước ta lớp vỏ phong hóa của thổ nhưỡng rất dày?

A. Đá mẹ dễ phong hóa

B. Nằm trong khu vực nhiệt đới

C. Địa hình dốc

D. Thời gian hình thành lâu

Đáp án: A

Giải thích: Đá mẹ thuộc lớp vỏ phong hóa, là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng của đất. Dưới tác động của nhiệt, ẩm và hoạt động của sinh vật,… lớp vỏ phong hóa tạo thành lớp phủ thổ nhưỡng. Ở nước ta, đá mẹ rất dễ phong hóa dưới tác động của các nhân tố khí hậu, sinh vật nên có lớp vỏ phong hóa thổ nhưỡng dày.

Câu 4: Thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm là nhóm đất

A. phù sa.

B. feralit.

C. xám.

D. badan.

Đáp án: A

Giải thích: Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên, đất tơi xốp và giữ nước tốt, thích hợp cho canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm.

Câu 5: Đặc điểm nổi bật nhất của tài nguyên đất nước ta là

A. đất phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp.

B. đất có tầng phong hóa dày, dễ bị rửa trôi.

C. đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

D. ít chịu tác động của con người.

Đáp án: C

Giải thích: Tài nguyên đất nước ta rất đa dạng: gồm 3 nhóm đất chính (đất feralit, đất mùn núi cao, đất phù sa), trong mỗi nhóm đất lại được phân loại thành nhiều loại khác nhau; đất đai nước ta thể hiện rõ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 6: Nước ta có mấy nhóm đất chính?

A. 4 nhóm

B. 3 nhóm

C. 2 nhóm

D. 5 nhóm

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta có 3 nhóm đất chính, đó là: Nhóm đất feralit, nhóm đất mùn núi cao và nhóm đất bồi tụ phù sa sông biển.

Câu 7: Có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp là đặc điểm của loại đất nào?

A. Đất phù sa.

B. Đất mặn, đất phèn.

C. Đất mùn núi cao.

D. Đất feralit.

Đáp án: D

Giải thích: Đất feralit có đặc điểm là: màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều, tiêu,…), loại đất này được hình thành trên loại đá badan và đá vôi.

Câu 8: Khó khăn chủ yếu trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở miền đồi núi nước ta là

A. đất dễ bị ngập úng.

B. đất chua, nhiễm phèn.

C. đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.

D. đất dễ bị xâm nhập mặn.

Đáp án: C

Giải thích: Vùng đồi núi nước ta có địa hình dốc, đất có tầng phong hóa dà và vụn bở do quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ (nhiệt, ẩm cao) kết hợp với lương mưa lớn -> đất dễ bị rửa trôi, xói mòn, đặc biệt ở những vùng bị mất lớp phủ thực vật, làm tăng diện tích đất hoang hóa vùng đồi núi.

Câu 9: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ờ vùng nào?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

Đáp án: A

Giải thích: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ờ vùng đồng bằng sông Cửu Long với diện tích là 75 vạn ha (chiếm 19% diện tích đất tự nhiên của đồng bằng). Phân bố thành vành đai ven biển Đông và vịnh Thái Lan.

Câu 10: Yếu tố quyết định đến thành phần khoáng vật, cơ giới của đất là:

A. Địa hình

B. Thời gian

C. Đá mẹ

D. Tác động của con người

Đáp án: C

Giải thích: Mọi loại đất đều được hình thành từ sản phẩm phân hủy (đá mẹ) của đá gốc (nham thạch). Đá mẹ cung cấp nguồn vật chất vô cơ cho đất nên quyết định thành phần khoáng vật, cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp đến các đặc tính lí, hóa của đất.

Câu 11: Sự đa dạng của đất là không phải do các nhân tố:

A. Khoáng sản

B. Sinh vật, tác động của con người

C. Đá mẹ

D. Địa hình, khí hậu, nguồn nước

Đáp án: A

Giải thích: Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, thời gian và sự tác động của con người.

Câu 12: Các loại cây (chè, cà phê) phù hợp với loại đất nào?

A. Phù sa

B. Feralit

C. Mùn núi cao

D. Đất xám

Đáp án: B

Giải thích: Đất feralit được hình thành trên đá badan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng, có độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều, chè,…).

Câu 13: Tại sao ở nước ta lớp vỏ phong hóa của thổ nhưỡng rất dày?

A. Đá mẹ dễ phong hóa

B. Nằm trong khu vực nhiệt đới

C. Địa hình dốc

D. Thời gian hình thành lâu

Đáp án: A

Giải thích: Đá mẹ thuộc lớp vỏ phong hóa, là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng của đất. Dưới tác động của nhiệt, ẩm và hoạt động của sinh vật,… lớp vỏ phong hóa tạo thành lớp phủ thổ nhưỡng. Ở nước ta, đá mẹ rất dễ phong hóa dưới tác động của các nhân tố khí hậu, sinh vật nên có lớp vỏ phong hóa thổ nhưỡng dày

Câu 14: Đất tơi xốp giữ nước tốt thích hợp nhất với cây:

A. Lương thực.

B. Công nghiệp lâu năm.

C. Cây ăn quả.

D. Công nghiệp hằng năm.

Đáp án: A

Câu 15: Nhóm đất bồi tụ phù sa sông biển chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên?

A. 18%

B. 21%

C. 24%

D. 27%

Đáp án: C

Câu 16: Đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phi cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp được hình thành trên loại đá nào?

A. Đá vôi.

B. Đá badan.

C. Đá phiến mica.

D. Đá granit.

Đáp án: B

Câu 17: Sự đa dạng của đất là do các nhân tố nào tạo nên?

A. Đá mẹ.

B. Địa hình, khí hậu, nguồn nước

C. Sinh vật. tác động của con người.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 18: Hiện tượng sa mạc hóa đang xảy ra ở Việt Nam tại

A. Các vùng đất ven biển

B. Vùng đất cát Quảng Ninh

C. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ

D. Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ

Đáp án: C

Câu 19: Đất phù sa thích hợp canh tác:

A. Các cây công nghiệp lâu năm

B. Trồng rừng

C. Lúa, hoa màu, cây ăn quả,…

D. Khó khăn cho canh tác.

Đáp án: C

Câu 20: Đặc điểm của nhóm đất feralit:

A. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có mùa đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm.

B. Đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng đỏ, có độ phì cao, thích hợp với nhiều laoij cây công nghiệp.

C. Đất có nhiều mùn, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.

D. Nhìn chung đất có độ phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp,ít chua, giàu mùn.

Đáp án: D

Câu 21: Dưới nhóm đất mùn núi cao hình thành các thảm thực vật:

A. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh

B. Rừng á nhiệt đới và ôn đới núi cao

C. Trồng nhiều cây công nghiệp

D. Rừng ngập mặn.

Đáp án: B

Câu 22: Nhóm đất chiếm tỉ trọng lớn nhất là:

A. Đất feralit

B. Đất phù sa

C. Đất mùn núi cao

D. Đất mặn ven biển

Đáp án: A

Giải thích: Đất feralit chiếm khoảng 65% diện tích đất tự nhiên (trang 126 SGK Địa lí 8).

Câu 23: Tại sao ở nước ta lớp vỏ phong hóa của thổ nhưỡng rất dày?

A. Đá mẹ dễ phong hóa

B. Nằm trong khu vực nhiệt đới

C. Địa hình dốc

D. Thời gian hình thành lâu

Đáp án: A

Giải thích: Đá mẹ thuộc lớp vỏ phong hóa, là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng của đất. Dưới tác động của nhiệt, ẩm và hoạt động của sinh vật,… lớp vỏ phong hóa tạo thành lớp phủ thổ nhưỡng. Ở nước ta, đá mẹ rất dễ phong hóa dưới tác động của các nhân tố khí hậu, sinh vật nên có lớp vỏ phong hóa thổ nhưỡng dày

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đáp án

1 4,637 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: