TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 25 (có đáp án 2023): Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 25.

1 570 15/02/2023
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

1. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Loài người xuất hiện trên Trái Đất vào giai đoạn

A. tân kiến tạo

B. cổ kiến tạo

C. tiền Cambri

D. không giai đoạn nào

Đáp án: A

Giải thích:

Sự kiện nổi bật nhất của thời kì tân kiến tạo là sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí Trái Đất.

Câu 2. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam gồm có mấy giai đoạn lớn?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Giải thích:

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam gồm có mấy 3 giai đoạn lớn, đó là giai đoạn tiền cambri, giai đoạn cổ kiến tạo và giai đoạn tân kiến tạo.

Câu 3. Giai đoạn Tiền Cambri các loài sinh vật

A. phát triển phong phú và hoàn thiện

B. phát triển mạnh

C. còn rất ít và đơn giản

D. xuất hiện nhiều loài thú

Đáp án: C

Giải thích:

Vào giai đoạn tiền cambri các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển có rất ít oxi.

Câu 4. Giai đoạn Cổ kiến tạo kéo dài bao nhiêu năm?

A. 542 triệu năm

B. 500 triệu năm

C. 65 triệu năm

D. 25 triệu năm

Đáp án: B

Giải thích:

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam, giai đoạn này kéo dài 500 năm và cách ngày nay ít nhất 65 triệu năm.

Câu 5. Vận động tạo núi nào sau đây không trong giai đoạn Cổ kiến tạo?

A. Ca-lê-đô-ni

B. Hi-ma-lay-a

C. In-đô-xi-ni

D. Hec-xi-ni

Đáp án: B

Giải thích:

Vận động Hi-ma-lay-a trong giai đoạn Tân kiến tạo.

Câu 6. Ở nước ta, vận động Tân kiến tạo (Hi-ma-lay-a) diễn ra cách đây khoảng

A. 15 triệu năm

B. 20 triệu năm

C. 25 triệu năm

D. 30 triệu năm

Đáp án: C

Giải thích:

Ở nước ta, vận động Tân kiến tạo (Hi-ma-lay-a) diễn ra cách đây khoảng 25 triệu năm.

2. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ, thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần là đặc điểm của giai đoạn

A. giai đoạn Tiền Cambri

B. giai đoạn Cổ kiến tạo

C. giai đoạn Tân kiến tạo

D. giai đoạn chuyển tiếp giữa tân và cổ kiến tạo

Đáp án: B

Giải thích:

Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ, thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần là đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo.

Câu 2. Hình thể nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ vào giai đoạn

A. giai đoạn Cổ kiến tạo

B. giai đoạn Tân kiến tạo

C. giai đoạn chuyển tiếp giữa cổ kiến tạo và Tân kiến tạo

D. giai đoạn tiền Cambri

Đáp án: A

Giải thích:

Giai đoạn Cổ kiến tạo đã để lại những khối núi đá vôi hùng vĩ cùng với những bể than đá có trữ lượng hàng tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Cuối giai đoạn nước ta bị ngoại lực bào mòn và hạ thấp, san bằng.

Câu 3. Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện là giai đoạn

A. giai đoạn tiền Cambri

B. giai đoạn Tân kiến tạo

C. giai đoạn chuyển tiếp giữa cổ kiến tạo và Tân kiến tạo

D. giai đoạn Cổ kiến tạo

Đáp án: B

Giải thích:

Trong giai đoạn Tân kiến tạo giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện. Cây hạt kín và động vật có vũ giữ vai trò quyết định.

Câu 4. Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là

A. sự xuất hiện các cao nguyên, bazan núi lửa

B. giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện

C. sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất

D. hình thành các mỏ khoáng sản

Đáp án: C

Giải thích:

Sự kiện nổi bật nhất của thời kì tân kiến tạo là sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí Trái Đất.

Câu 5. Giai đoạn Tiền Cambri nước ta không có mảng nền

A. Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn

B. Sông Mã, Pu Hoạt

C. Kon Tum

D. Sông Đà

Đáp án: D

Giải thích:

Giai đoạn Tiền Cambri nước ta có những mảng nền là Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt và mảng nền Kon Tum => không có mảng nền cố sông Đà.

Câu 6. Động vật giữ vai trò thống trị trong giai đoạn Tân kiến tạo là

A. động vật nguyên sinh

B. động vật ngành bò sát

C. động vật có vú

D. động vật thân mềm

Đáp án: C

Giải thích: Động vật giữ vai trò thống trị trong giai đoạn Tân kiến tạo là động vật có vú và thực vật hạt trần.

3. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Các vùng thường có động đất mạnh như Điện Biên, Lai Châu là không phải do

A. có những đứt gãy địa chất sâu

B. chứng tỏ Tân kiến tạo còn đang tiếp diễn đến hôm nay

C. tác động của hoạt động nội lực

D. hoạt động canh tác của con người (làm đất, trồng rừng...)

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân thường có động đất mạnh ở Điện Biên, Lai Châu là do ở khu vực Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên) có một đứt gãy địa chất sâu nên vỏ Trái Đất yếu. Đồng thời cũng chứng tỏ được một điều rằng các hoạt động của Tân kiến tạo vẫn còn tiếp tục hoạt động ở nước ta. Hoạt động canh tác của con người như trồng rừng, làm đất chỉ tác động trên bề mặt đất, không đủ cường độ để làm rung chuyển nền địa chất phía dưới.

Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu nước ta có nhiều đồi núi thấp là do

A. nước ta được hình thành từ giai đoạn tiền Cambri cách đây trên 2 tỉ năm

B. nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài sau đó lại được nâng lên

C. nước ta được hình thành chủ yếu trong giai đoạn Cổ kiến tạo

D. nước ta trải qua nhiều kì vận động tạo núi như Calêđôni, Hecxini,…

Đáp án: B

Giải thích: Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài do tác động của ngoại lực (gió, sông,…) sau đó lại được nâng lên của các kì vận động tạo núi nên địa hình nước ta có rất nhiều đồi núi nhưng lại chủ yếu là đồi núi thấp.

Câu 3. Tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc?

A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2000 m

B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ trong giai đoạn Tân kiến tạo

C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh

D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo diễn ra với nhiều đợt liên tiếp nhưng với cường độ mạnh, nhẹ khác nhau nên vùng núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

Câu 4: Ở nước ta, vận động Tân kiến tạo (Hi-ma-lay-a) diễn ra cách đây khoảng:

A. 15 triệu năm

B. 20 triệu năm

C. 25 triệu năm

D. 30 triệu năm

Đáp án: C

Giải thích: Ở nước ta, vận động Tân kiến tạo (Hi-ma-lay-a) diễn ra cách đây khoảng 25 triệu năm.

Câu 5: Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ, thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần là đặc điểm của giai đoạn:

A. Giai đoạn Tiền Cambri

B. Giai đoạn Cổ kiến tạo

C. Giai đoạn Tân kiến tạo

D. Giai đoạn chuyển tiếp giữa tân và cổ kiến tạo

Đáp án: B

Giải thích: Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ, thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần là đặc điểm của giai đoạn Cổ kiến tạo.

Câu 6: Hình thể nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ vào giai đoạn:

A. Giai đoạn Cổ kiến tạo.

B. Giai đoạn Tân kiến tạo.

C. Giai đoạn chuyển tiếp giữa cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.

D. Giai đoạn tiền Cambri.

Đáp án: A

Giải thích: Giai đoạn Cổ kiến tạo đã để lại những khối núi đá vôi hùng vĩ cùng với những bể than đá có trữ lượng hàng tỉ tấn, tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Cuối giai đoạn nước ta bị ngoại lực bào mòn và hạ thấp, san bằng.

Câu 7: Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện là giai đoạn:

A. Giai đoạn tiền Cambri.

B. Giai đoạn Tân kiến tạo.

C. Giai đoạn chuyển tiếp giữa cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.

D. Giai đoạn Cổ kiến tạo.

Đáp án: B

Giải thích: Trong giai đoạn Tân kiến tạo giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện. Cây hạt kín và động vật có vũ giữ vai trò quyết định.

Câu 8: Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là:

A. Sự xuất hiện các cao nguyên, bazan núi lửa.

B. Giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện.

C. Sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất.

D. Hình thành các mỏ khoáng sản.

Đáp án: C

Giải thích: Sự kiện nổi bật nhất của thời kì tân kiến tạo là sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí Trái Đất.

Câu 9: Giai đoạn Tiền Cambri nước ta không có mảng nền:

A. Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn.

B. Sông Mã, Pu Hoạt.

C. Kon Tum.

D. Sông Đà.

Đáp án: D

Giải thích: Giai đoạn Tiền Cambri nước ta có những mảng nền là Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt và mảng nền Kon Tum => không có mảng nền cố sông Đà.

Câu 10: Động vật giữ vai trò thống trị trong giai đoạn Tân kiến tạo là:

A. Đông vật nguyên sinh.

B. Động vật ngành bò sát.

C. Động vật có vú.

D. Động vật thân mềm.

Đáp án: B

Câu 11: Các vùng thường có động đất mạnh như Điện Biên, Lai Châu là không phải do:

A. Có những đứt gãy địa chất sâu.

B. Chứng tỏ Tân kiến tạo còn đang tiếp diễn đến hôm nay.

C. Tác động của hoạt động nội lực

D. Hoạt động canh tác của con người (làm đất, trồng rừng..)

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên nhân thường có động đất mạnh ở Điện Biên, Lai Châu là do ở khu vực Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên) có một đứt gãy địa chất sâu nên vỏ Trái Đất yếu. Đồng thời cũng chứng tỏ được một điều rằng các hoạt động của Tân kiến tạo vẫn còn tiếp tục hoạt động ở nước ta.

Hoạt động canh tác của con người như trồng rừng, làm đất chỉ tác động trên bề mặt đất, không đủ cường độ để làm rung chuyển nền địa chất phía dưới.

Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu nước ta có nhiều đồi núi thấp là do:

A. Nước ta được hình thành từ giai đoạn tiền Cambri cách đây trên 2 tỉ năm.

B. Nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài sau đó lại được nâng lên.

C. Nước ta được hình thành chủ yếu trong giai đoạn Cổ kiến tạo.

D. Nước ta trải qua nhiều kì vận động tạo núi như Calêđôni, Hecxini,…

Đáp án: B

Giải thích: Lãnh thổ nước ta được hình thành rất sớm, bị bào mòn lâu dài do tác động của ngoại lực (gió, sông,…) sau đó lại được nâng lên của các kì vận động tạo núi nên địa hình nước ta có rất nhiều đồi núi nhưng lại chủ yếu là đồi núi thấp.

Câu 13: Tại sao đồi núi nước ta lại có sự phân bậc?

A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2000 m.

B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ trong giai đoạn Tân kiến tạo.

C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.

D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ trong thời kì tân kiến tạo diễn ra với nhiều đợt liên tiếp nhưng với cường độ mạnh, nhẹ khác nhau nên vùng núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao.

Câu 14. Đặc điểm sinh vật trong giai đoạn Tiền Cambri:

A. Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản.

B. Thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.

C. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ.

D. Giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện.

Đáp án: A

Giải thích: Trong giai đoạn Tiền Cambri các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản, bầu khí quyển có rất ít oxi.

Câu 15. Giai đoạn Cổ kiến tạo kéo dài bao nhiêu năm:

A. 542 triệu năm

B. 500 triệu năm

C. 65 triệu năm

D. 25 triệu năm.

Đáp án: B

Giải thích: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam, giai đoạn này kéo dài 500 năm và cách ngày nay ít nhất 65 triệu năm

Câu 16. Đặc điểm không phải trong giai đoạn Tiền Cambri:

A. Phần đất liền nước ta là những mảng nền cổ còn nằm trải rác trên mặt biển nguyên thủy.

B. Thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ.

C. Trong giai đoạn nay có nhiều vận động kiến tạo lớn.

D. Giai đoạn này đã hình thành các mỏ than.

Đáp án: A

Câu 17. Vận động tạo núi nào sau đây không trong giai đoạn Cổ kiến tạo

A. Ca-nê-đô-ni

B. Hi-ma-lay-a

C. In-đô-xi-ni

D. Hec-xi-ni

Đáp án: B

Giải thích: Vận động Hi-ma-lay-a trong giai đoạn Tân kiến tạo

Câu 18. Vận động tạo núi nào sau đây trong giai đoạn Tân kiến tạo

A. Ca-nê-đô-ni

B. Hec-xi-ni

C. In-đô-xi-ni

D. Hi-ma-lay-a

Đáp án: D

Giải thích: Vận động Hi-ma-lay-a trong giai đoạn Tân kiến tạo

Câu 19. Các đồng bằng lớn ở Việt Nam được hình thành trong giai đoạn:

A. Tiền Cambri

B. Cổ sinh

C. Trung sinh

D. Tân kiến tạo

Đáp án: D

Câu 20. Giai đoạn Tiền Cambri nước ta có những mảng nền nào?

A. Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn.

B. Sông Mã, Pu Hoạt,

C. Kon Tum.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 21. Dựa vào hình 25.1, cho biết vào giai đoạn Tiền Cambri các loài sinh vật như thế nào?

A. Còn rất ít và đơn giản.

B. Phát triển mạnh,

C. Phát triển phong phú và hoàn thiện.

D. Có sự phát triển của động vật có xương sống

Đáp án: A

Câu 22. Các vùng thường có động đất mạnh như Điện Biên, Lai Châu là không phải do:

A. Có những đứt gãy địa chất sâu.

B. Chứng tỏ Tân kiến tạo còn đang tiếp diễn đến hôm nay.

C. Tác động của hoạt động nội lực

D. Hoạt động canh tác của con người (làm đất, trồng rừng..)

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên nhân thường có động đất mạnh ở Điện Biên, Lai Châu là do ở khu vực Tây Bắc (Lai Châu, Điện Biên) có một đứt gãy địa chất sâu nên vỏ Trái Đất yếu. Đồng thời cũng chứng tỏ được một điều rằng các hoạt động của Tân kiến tạo vẫn còn tiếp tục hoạt động ở nước ta.

Hoạt động canh tác của con người như trồng rừng, làm đất chỉ tác động trên bề mặt đất, không đủ cường độ để làm rung chuyển nền địa chất phía dưới.

Câu 23. Loài người xuất hiện trên Trái Đất vào giai đoạn:

A. Tân kiến tạo.

B. Cổ kiến tạo.

C. Tiền Cambri.

D. Không giai đoạn nào.

Đáp án: A

Giải thích: Sự kiện nổi bật nhất của thời kì tân kiến tạo là sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí Trái Đất.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình có đáp án

Trắc nghiệm Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta có đáp án

1 570 15/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: