TOP 40 câu Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 28 (có đáp án 2023): Đặc điểm địa hình Việt Nam

Bộ 40 câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 28.

1 1128 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

1. Câu hỏi thông hiểu

Câu 1. Đặc điểm nào không phải của địa hình đồi núi của nước ta?

A. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ

B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ

C. Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ

D. Địa hình dưới 2000m chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ

Đáp án: D

Giải thích: Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ, còn lại 99% là dạng địa hình dưới 2000m.

Câu 2. Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là

A. đồi núi

B. đồng bằng

C. bán bình nguyên

D. đồi trung du

Đáp án: B

Giải thích: Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

Câu 3. Dãy núi cao nhất nước ta là

A. Hoàng Liên Sơn

B. Pu Đen Đinh

C. Pu Sam Sao

D. Trường Sơn Bắc

Đáp án: A

Giải thích: Dãy núi cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m.

Câu 4. Địa hình nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất là

A. cao nguyên

B. sơn nguyên

C. đồng bằng

D. đồi núi

Đáp án: D

Giải thích: Địa hình nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất là địa hình đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (địa hình dưới 1000m chiếm tới 85%).

Câu 5. Địa hình nước ta có hướng chủ yếu

A. tây Bắc - Đông Nam và vòng cung

B. tây Đông

C. tây Bắc - Đông Nam

D. vòng cung

Đáp án: A

Giải thích: Địa hình nước ta có hướng chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam một số dãy núi tiêu biểu như Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,… và vòng cung có các dãy núi tiêu biểu ở vùng Đông Bắc (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

Câu 6. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam?

A. 55%

B. 65%

C. 75%

D. 85%

Đáp án: D

Giải thích: Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%.

2. Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a không làm cho địa hình nước ta

A. núi non, sông ngòi trẻ lại

B. nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau

C. động thực vật phong phú và đa dạng

D. thấp dần từ nội địa ra biển

Đáp án: C

Giải thích: Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm cho địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, thấp dần từ nội địa ra biển trùng với hướng Tây Bắc – Đông Nam và núi non, sông ngòi như trẻ lại.

Câu 2. Đồi núi nào sót nhô cao trên mặt các đồng bằng?

A. Bà Đen, Bảy núi

B. Tam Đảo, Ba Vì

C. Đồ Sơn, Con Voi

D. Tam Điệp, Sầm Sơn

Đáp án: B

Giải thích: Các vùng đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng là Bà Đen, Bảy núi, Đồ Sơn, Con Voi, Tam Điệp, Sầm Sơn.

Ba Vì và Tam Đảo không phải là đồi núi sót ở đồng bằng nước ta.

Câu 3. Các sông không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là

A. sông Tiền, sông Hậu

B. sông Lục Nam, sông Thương

C. sông Hồng, sông Đà

D. sông Mã, sông Cả

Đáp án: B

Giải thích: Các sông chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Cả, sông Mã, sông Đà,… còn sông Lục Nam và sông Thương chạy theo hướng vòng cung.

Câu 4. Khối núi cao nhất ở Việt Nam là

A. Pu Si Cung

B. Pu Tha Ca

C. Phan-xi-păng

D. Tây Côn Lĩnh

Đáp án: C

Giải thích: Khối núi cao nhất ở Việt Nam là Phan-xi-păng cao 3143m thuộc tỉnh Lào Cai, năm nào khối núi này cũng có tuyết rơi và được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương.

Câu 5. Do địa hình bị chia cắt, nên khu vực đồi núi nước ta

A. trở ngại về giao thông

B. có nhiều lũ quét, xói mòn đất

C. thường xảy ra trượt lở đất

D. có nguy cơ phát sinh động đất

Đáp án: A

Giải thích: Do địa hình bị chia cắt, nên khu vực đồi núi nước ta có trở ngại rất lớn về giao thông vận tải. Muốn phát triển vùng núi thì giao thông phải đi trước một bước.

Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng?

A. Có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi

B. Có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên...

C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp

D. Bên cạnh núi, còn có đồi

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình núi Việt Nam rất đa dạng và phong phú, từ núi cao, núi thấp và các cao sơn nguyên đến đồng bằng, thềm lục địa,...

3. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Địa hình miền núi đã gây trở ngại gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?

A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông

B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra

C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu

D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi

Đáp án: A

Giải thích: Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông là một trong những trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế - xã hội ở của nước ta, đặc biệt là vùng núi.

Câu 2. Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng, nguyên nhân cơ bản do

A. đặc điểm địa hình kết hợp với hướng các mùa gió

B. nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa

C. nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm

D. nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông

Đáp án: A

Giải thích:

Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng nguyên nhân do sự kết hợp giữa địa hình và gió mùa. Vùng đồi núi nước ta chiếm phần lớn với nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vòng cung và một số dãy đâm ngang ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã,…), kết hợp với hướng gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên. 

Ví dụ:

+ Gió mùa Đông Bắc kết hợp với dãy Bạch Mã tạo nên sự  phân hóa 2 miền khí hậu Bắc - Nam.

+ Theo chiều đông tây: gió mùa tây nam kết hợp với dãy Trường Sơn đem lại lượng mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam Bộ và mùa hè với gió phơn khô nóng ở sườn đông Bắc Trung Bộ.

+ Dãy Hoàng Liên sơn làm giảm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lấn mạnh sang Tây Bắc làm cho Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh hơn.

Câu 3. Tại sao giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi gặp nhiều khó khăn?

A. Địa hình bị chia cắt mạnh

B. Động đất xảy ra

C. Khan hiếm nước vào mùa khô

D. Thiên tai dễ xảy ra

Đáp án: A

Giải thích: Do địa hình miền núi bị chia cắt mạnh nên việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi thường xuyên gặp khó khăn. Để hạn chế những khó khăn đó thì các cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) phải đi trước một bước.

Câu 4: Địa hình nước ta có hướng chủ yếu:

A. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung

B. Tây Đông.

C. Tây Bắc - Đông Nam.

D. Vòng cung.

Đáp án: A

Giải thích: Địa hình nước ta có hướng chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam một số dãy núi tiêu biểu như Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,… và vòng cung có các dãy núi tiêu biểu ở vùng Đông Bắc (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều).

Câu 5: Đâu không phải là đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng là:

A. Bà Đen, Bảy núi.

B. Tam Đảo, Ba Vì.

C. Đồ Sơn, Con Voi.

D. Tam Điệp, Sầm Sơn.

Đáp án: B

Giải thích:

Các vùng đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng là Bà Đen, Bảy núi, Đồ Sơn, Con Voi, Tam Điệp, Sầm Sơn.

Ba Vì và Tam Đảo không phải là đồi núi sót ở đồng bằng nước ta.

Câu 6: Các sông không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là:

A. Sông Tiền, sông Hậu.

B. Sông Lục Nam, sông Thương

C. Sông Hồng, sông Đà.

D. Sông Mã, sông Cả.

Đáp án: B

Giải thích: Các sông chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Cả, sông Mã, sông Đà,… còn sông Lục Nam và sông Thương chạy theo hướng vòng cung.

Câu 7: Khối núi cao nhất ở Việt Nam là:

A. Pu Si Cung

B. Pu Tha Ca.

C. Phan-xi-păng.

D. Tây Côn Lĩnh.

Đáp án: C

Giải thích: Khối núi cao nhất ở Việt Nam là Phan-xi-păng cao 3143m thuộc tỉnh Lào Cai, năm nào khối núi này cũng có tuyết rơi và được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương.

Câu 8: Do địa hình bị chia cắt, nên khu vực đồi núi nước ta:

A. trở ngại về giao thông.

B. có nhiều lũ quét, xói mòn đất.

C. thường xảy ra trượt lở đất.

D. có nguy cơ phát sinh động đất.

Đáp án: A

Giải thích: Do địa hình bị chia cắt, nên khu vực đồi núi nước ta có trở ngại rất lớn về giao thông vận tải. Muốn phát triển vùng núi thì giao thông phải đi trước một bước.

Câu 9: Biểu hiện chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng:

A. Có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.

B. Có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên...

C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.

D. Bên cạnh núi, còn có đồi.

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình núi Việt Nam rất đa dạng và phong phú, từ núi cao, núi thấp và các cao sơn nguyên đến đồng bằng, thềm lực địa,...

Câu 10: Địa hình miền núi đã gây trở ngại gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?

A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.

B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.

C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.

D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.

Đáp án: A

Giải thích: Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông là một trong những trở ngại lớn nhất để phát triển kinh tế - xã hội ở của nước ta, đặc biệt là vùng núi.

Câu 11: Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng, nguyên nhân cơ bản do:

A. Đặc điểm địa hình kết hợp với hướng các mùa gió.

B. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.

C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm.

D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.

Đáp án: A

Giải thích: Thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng nguyên nhân do sự kết hợp giữa địa hình và gió mùa. Vvùng đồi núi nước ta chiếm phần lớn với nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vòng cung và một số dãy đâm ngang ra biển (Hoành Sơn, Bạch Mã,…), kết hợp với hướng gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên.

Ví dụ:

+ Gió mùa Đông Bắc kết hợp với dãy Bạch Mã tạo nên sự phân hóa 2 miền khí hậu Bắc - Nam.

+ Theo chiều đông tây: gió mùa tây nam kết hơp với dãy Trường Sơn đem lại lượng mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam Bộ và mùa hè với gió phơn khô nóng ở sườn đông Bắc Trung Bộ.

+ Dãy Hoàng Liên sơn làm giảm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lấn mạnh sang Tây Bắc làm cho Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh hơn.

Câu 12: Tại sao giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi gặp nhiều khó khăn?

A. địa hình bị chia cắt mạnh.

B. động đất xảy ra.

C. khan hiếm nước vào mùa khô.

D. thiên tai dễ xảy ra.

Đáp án: A

Giải thích: Do địa hình miền núi bị chia cắt mạnh nên việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi thường xuyện gặp khó khăn. Để hạn chế những khó khăn đó thì các cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) phải đi trước một bước.

Câu 13: Địa hình nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất là:

A. Cao nguyên.

B. Sơn nguyên.

C. Đồng bằng.

D. Đồi núi.

Đáp án: D

Giải thích: Địa hình nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất là địa hình đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp (địa hình dưới 1000m chiếm tới 85%).

Câu 14. Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam

A. Tây-Đông

B. Bắc - Nam

C. Tây Bắc-Đông Nam

D. Đông Bắc – Tây Nam

Đáp án: C

Giải thích: Địa hình thấp dần từ nội địa ra tới biển, trùng với hướng tây bắc-đông nam và được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn.

Câu 15. Địa hình là kết quả tác động của nhân tố nào?

A. Nội lực.

B. Ngoại lực

C. Con người.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Câu 16. Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn

A. Tiền Cambri

B. Cổ sinh

C. Trung sinh

D. Tân kiến tạo

Đáp án: D

Giải thích: Đến Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa...

Câu 17. Các cao nguyên badan phân bố ở:

A. Đông Bắc

B. Tây Bắc

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Đáp án: D

Câu 18. Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo

A. Địa hình cacxtơ

B. Địa hình đồng bằng

C. Địa hình đê sông, đê biển

D. Địa hình cao nguyên

Đáp án: C

Câu 19. Địa hình đặc trưng của vùng núi đá vôi ở nước ta là:

A. Địa hình cacxtơ

B. Địa hình đồng bằng

C. Địa hình bán bình nguyên

D. Địa hình cao nguyên

Đáp án: A

Câu 20. Đâu không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta:

A. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ.

B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

C. Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ.

D. Địa hình dưới 2000m chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ.

Đáp án: D

Giải thích:

Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ, còn lại 99% là dạng địa hình dưới 2000m.

Câu 21. Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a không làm cho địa hình nước ta:

A. Núi non, sông ngòi trẻ lại.

B. Nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

C. Động thực vật phong phú và đa dạng

D. Thấp dần từ nội địa ra biển

Đáp án: C

Giải thích: Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a làm cho địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, thấp dần từ nội địa ra biển trùng với hướng Tây Bắc – Đông Nam và núi non, sông ngòi như trẻ lại.

Câu 22. Đâu không phải là đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng là:

A. Bà Đen, Bảy núi.

B. Tam Đảo, Ba Vì.

C. Đồ Sơn, Con Voi.

D. Tam Điệp, Sầm Sơn.

Đáp án: B

Giải thích:

Các vùng đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng là Bà Đen, Bảy núi, Đồ Sơn, Con Voi, Tam Điệp, Sầm Sơn.

Ba Vì và Tam Đảo không phải là đồi núi sót ở đồng bằng nước ta.

Câu 23. Các sông không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là:

A. Sông Tiền, sông Hậu.

B. Sông Lục Nam, sông Thương

C. Sông Hồng, sông Đà.

D. Sông Mã, sông Cả.

Đáp án: B

Giải thích: Các sông chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là sông Tiền, sông Hậu, sông Hồng, sông Cả, sông Mã, sông Đà,… còn sông Lục Nam và sông Thương chạy theo hướng vòng cung.

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 8 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình có đáp án

Trắc nghiệm Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta có đáp án

Trắc nghiệm Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam có đáp án

Trắc nghiệm Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta có đáp án

1 1128 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: